Hoàng Bá Nam | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

Hoàng bá nam còn hay được gọi là cây núc nác có tác dụng điều trị bệnh ho, bệnh ngoài da, viêm phế quản… Việc điều trị cần tiến hành đúng cách để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Tên khác: nam hoàng bá, vỏ núc nác

Tên khoa học: Oroxylon indicum Vent.

Họ: Chùm ớt (Bignoniaceae)

Mô tả cây hoàng bá nam

Đặc điểm của cây hoàng bá nam

Đây là cây nhỡ có chiều cao từ 5 đến 13m có thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro còn mặt trong thì có màu vàng. Phần lá thường xẻ 2-3 lần lông chim có chiều dài khoảng 1.5m. Phần hoa có màu nâu đỏ sẫm mọc thành từng chùm dài ở ngọn thân. Phần đài hình ống thường cứng, dày và có 5 khía nông. Phần tràng có hình chuông phình rộng và có 5 thùy mọc thành 2 môi, có chỉ nhị có lông ở gốc và 5 nhị. Phần quả thõng có chiều dài từ 40 đến 120 cm với chiều rộng từ 5 đến 10 cm có các mảnh vỏ đã hóa gỗ. Phần hạt thường dài từ 4 đến 6 cm. Hoa thường nở về đêm còn quả thì thường xuất hiện khi cây đã rụng hết lá.

Phân bố

Đây là câu mọc hoang và được trồng khá nhiều nơi ở nước ta

Bộ phận dùng

Thường dùng vỏ thân của cây đã phơi hoặc sấy khô

hoàng bá nam chữa bệnh

Vỏ thân cây hoàng bá nam là bộ phận hay dùng để chữa bệnh

Thu hái – sơ chế

Thông thường quả thường được thu hoạch vào mùa thu hoặc đông rồi phơi cho khô và nứt hạt, sau đó tiếp tục lấy hạt để phơi khô. Ngoài ra vỏ cây có thể thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào, sau đó đem phơi hoặc sấy khô

Bảo quản

Thường bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời. Không sử dụng khi đã có dấu hiệu ẩm mốc vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Thành phần hóa học

Thành phần của nguyên liệu rất đa dạng bao gồm nhiều flavonoid, baicalein, chrysin, acid palmitic, acid oleic, acid stearic, acid lignoceric…

Vị thuốc hoàng bá nam

Nguyên liệu có phần bỏ cuộn lại thành hình ống hoặc hình cung với độ dày từ 0.6 đến 1.3 cm và có độ dài ngắn không xác định. Thông thường mặt ngoài của nguyên liệu thường có màu nâu nhạt, có nhiều vân và khi sờ vào có cảm giác nhăn nheo. Ở phần trong thường nhẵn có màu xám hoặc vàng lục. Khi bẻ ngang sẽ có lớp mần mỏng xuất hiện.

Tính vị

Vị đắng ngọt, tính mát

Tác dụng dược lý và chủ trị của hoàng bá nam

Hoàng bá nam có khả năng chống viêm và chống dị ứng. Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm giảm độ thẩm thấu của mạch máu.

Phần hạt của cây hoàng bá nam có khả năng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng dùng để chống ho, giảm đau. Phần vỏ của thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp vừa có thể chữa được các triệu chứng của mề đay vừa có khả năng kháng vi khuẩn.

Cách dùng và liều lượng

Với phần hoa và quả của hoàng lá nam thì người ra thường lùi quả non rồi bóc phần vỏ bên ngoài rồi xào để ăn.

Phần hạt thường được dùng để điều trị viêm họng, viêm phế quản, đau thượng vị.

Phần vỏ thân thường dùng điều trị viêm họng, viêm gan, viêm bàng quang, ho khan tiếng, đau dạ dày. Ngoài ra còn dùng điều trị vẩy nến, hen suyễn cho trẻ em.

Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 8 đến 16g là vừa đủ. Người bệnh có thể dùng thuốc để sắc, nấu thành cao hoặc chế tạo thành bột cho dễ dùng.

Độc tính

Hoàng bá nam hầu như không có độc tính. Nếu có bất cứ vấn đề nào khi sử dụng thì nên liên hệ với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

Bài thuốc sử dụng hoàng bá nam

Người bệnh có thể tận dụng hoàng bá nam với các bài thuốc sau:

Điều trị lở ngứa ngoài da, bệnh tổ đỉa, bệnh giang mai gây lở loét

Dùng 30g vỏ hoàng bá nam và 39g khúc khắc

Sắc uống hàng ngày cho đến khi lành bệnh

Điều trị đau dạ dày

Dùng vỏ hoàng bá nam sấy khô rồi tán thành bột

Mỗi lần dùng 3g để uống

Điều trị kiết lị, đau dạ dày, ợ hơi

Lấy khoảng 8 đến 10g hoàng bá nam sắc uống hàng ngày

Điều trị viêm phế quản hat ho lâu ngày

Chuẩn bị nguyên liệu: 10g hoàng bá nam, 30g đường phèn

Dùng nguyên liệu sắc với 300ml nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp

Chia ra uống 3 lần trong ngày

Điều trị viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu

Dùng 1 nắm bao gồm: vỏ hoàng bá nam, mã đề, rễ cỏ tranh.

Dùng tất cả nguyên liệu sắc và lấy nước uống.

Điều trị lở do dị ứng sơn

Dùng vỏ cây hoàng bá nam nấu cao rồi bôi lên chỗ bị lở

Điều trị viêm phế quản, ho ra cấp tính

Dùng 4g hoàng bá na, 12g an nam tử, 6g cát cánh, 12g tang bạch bì, 4g cam thảo và 12g khoản đông hoa.

Dùng nguyên liệu sắc lấy nước rồi thêm 60g đường phèn vào.

Dùng để uống hết trong ngày.

Điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang

Chuẩn bị nguyên liệu: 16g vỏ hoàng bá nam, 20g chi tử, 20g mã đề thảo, 8g xương bồ, 12g mộc thông, 4g quế chi, 20g cam thảo

Dùng tất cả nguyên liệu sắc trong 1 thang thuốc và uống hết trong ngày.

Còn nhiều bài thuốc dùng hoàng bá nam khác mà bạn có thể dùng đến. Hãy tìm hiểu thật kỹ để áp dụng trong trường hợp cần thiết.

Kiêng kị khi dùng hoàng bá nam

Người bệnh nên chú ý một vài vấn đề như sau:

Cẩn trọng khi dùng cho bệnh nhân bị chứng thương hàn gây đau bụng, tiêu chảy.

Cẩn trọng khi từng bị dị ứng với thảo dược.

Hỏi ý kiến của bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả đó là thuốc không kê toa, thảo dược, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng.

Những thông tin về cây thuốc hoàng bá nam chỉ mang tính chất tham khảo, trong quá trình sử dụng chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thắc mắc khác. Lúc đó hãy chia sẻ thắc mắc của mình với bác sĩ để có những lời giải đáp phù hợp nhất.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Hoàng Bá Nam