Hoàng Bá Thanh Nhiệt, Trị Nhiều Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Hoàng bá còn có tên là nghiệt mộc, hoàng nghiệt, nguyên bá. Vị thuốc là vỏ cây hoàng bá đã có nhiều năm tuổi, ít nhất là 10 năm, bóc lấy vỏ thân hoặc vỏ cành to, cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài, cắt từng đoạn dài khoảng 80cm, phơi hoặc sấy khô. Tùy theo mục đích sử dụng, có thể tiến hành sao chế bằng cách sao vàng, chích rượu, chích muối.
Theo YHCT, hoàng bá vị đắng, tính hàn, qui vào 3 kinh thận, bàng quang, tỳ; có công năng thanh nhiệt táo thấp, đặc biệt khi hạ tiêu thấp nhiệt, dẫn đến các chứng bệnh viêm bàng quang thấp nhiệt, tiểu tiện ít, đỏ, buốt, dắt. Còn có tác dụng tư âm giáng hỏa, khi âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm, di tinh do thận hỏa. Ngoài ra, hoàng bá còn có tác dụng giải độc tiêu viêm, trị sang lở, mụn nhọt. Liều dùng 3 - 12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. Khi chích muối, làm tăng cường nhập thận, có lợi để tư âm giáng hỏa, dùng tốt cho các trường hợp ra mồ hôi trộm, hoa mắt chóng mặt.
Cây và vị thuốc hoàng bá. |
Một số bài thuốc trị bệnh có hoàng bá
Trị lị cấp tính, viêm ruột cấp tính: hoàng bá 9g, bồ công anh 15g. Sắc uống ngày 1 thang, 3 lần trước bữa ăn. Uống liền 2 tuần.
Trị thương hàn: hoàng bá, địa du, bạch cập, đồng lượng. Tất cả tán bột mịn, ngày dùng 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 9g, chiêu với nước ấm. Uống nhiều ngày.
Trị di tinh, tiểu đục: hoàng bá (tán bột mịn), vỏ hến (hoặc vỏ hàu) nung thành bột. Cả hai lượng bằng nhau, trộn đều, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 5 - 9g với nước sôi để nguội. Khi uống thuốc này, kiêng ăn uống các thức ăn cay, nóng.
Trị viêm gan cấp tính, bụng trướng, tiểu đỏ, đau vùng gan: hoàng bá 12g; mộc thông, chi tử, chỉ xác, đại hoàng, nọc sởi mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, trước bữa ăn 1 giờ. Uống liền 3 - 4 tuần.
Trị đái tháo đường kèm chứng âm hư hỏa vượng, đau đầu, hoa mắt: hoàng bá, quy bản, đỗ trọng, tri mẫu, trắc bách diệp, kỷ tử, mỗi vị 12g;cam thảo, ngũ vị tử, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Uống liền 2 - 3 tuần.
Trị viêm da, ngứa lở, các nốt chảy nước vàng: hoàng bá, thạch cao mỗi vị 30g, nghiền bột mịn, rắc vào chỗ bị thương, dùng vải gạc sạch băng lại.
Trị viêm tai giữa ở trẻ em: trước hết rửa sạch tai bằng nước ôxy già, sau đó dùng dịch chiết hoàng bá (hoàng bá khô cắt miếng nhỏ khoảng 3g, cho vào chén nhỏ, thêm nước sôi hấp lên mặt nồi cơm), gạn lấy dịch trong, để nguội, nhỏ vào tai bị viêm 3 - 4 giọt, nằm nghiêng 10 - 15 phút. Làm ngày 2 lần.
Trị chứng viêm lưỡi, lưỡi sưng đau ở trẻ nhỏ: lấy 5g vỏ tươi hoàng bá, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy dịch (nếu dùng vỏ khô thì cách làm giống trường hợp viêm tai giữa ở trên). Lấy búp tre non, hơ nóng, vắt lấy dịch (trúc lịch). Trộn đều đồng lượng hai thứ dịch, lấy tăm bông chấm dịch, bôi nhẹ lên chỗ đau ở lưỡi của bé. Làm nhiều lần trong ngày. Trường hợp viêm niêm mạc miệng, kể cả ở người lớn, lấy vỏ tươi hoàng bá, cắt nhỏ, nhai ngậm. Nếu có vỏ khô thì sắc lấy nước, ngậm, súc miệng nhiều lần trong ngày.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Từ khóa » Hoàng Bá
-
Hoàng Bá - Hello Bacsi
-
Vị Thuốc Hoàng Bá | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hoàng Bá | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Hoàng Bá
-
Những Bài Thuốc Từ Hoàng Bá Chữa Bách Bệnh Hiệu Quả
-
Hoàng Bá, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Hoàng Bá
-
Hoàng Bá Những điều Thú Vị Xoay Quanh Vị Thuốc Vương Giả - YouMed
-
Hoàng Bá (Vỏ Thân) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác ...
-
Cây Hoàng Bá - Vị Thuốc Chữa Nhiều Bệnh Nổi Tiếng Trong Dân Gian
-
NTO - Cây Hoàng Bá - Báo Ninh Thuận
-
Hoàng Bá | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu