Hoàng Bá – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Hoàng bá (định hướng).
Hoàng bá
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Rutaceae
Chi (genus)Phellodendron
Loài (species)P. amurense
Danh pháp hai phần
Phellodendron amurenseRupr., 1857[1]

Hoàng bá[2][3] hay còn gọi hoàng nghiệt[2] (danh pháp khoa học: Phellodendron amurense) là một loài thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương. Loài này được Franz Josef Ruprecht miêu tả khoa học đầu tiên năm 1857.[4]

Mô tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây gỗ cao 10–30 m, đường kính ngang ngực tới 1 m. Lá 7-13 lá chét; cuống nhẵn hoặc có lông tơ; phiến lá chét hình trứng tới hình trứng-hình mác, 6-12 × 2,5-4,5 cm, dạng giấy tới giấy mỏng, nhọn đỉnh. Chùm hoa và chùm quả lỏng lẻo, cuốn và cuống nhỏ thanh mảnh. Quả dạng hình cầu, đường kính khoảng 1 cm. Hạt kích thước khoảng 6 × 3 mm. Ra hoa tháng 5-6, kết quả tháng 9-10.[5]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng bá sinh sống trong các khu rừng miền núi, các bụi rậm hay thung lũng sông. Khu vực phân bố: Trung Quốc (các tỉnh An Huy, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Hà Nam, Cát Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông, Sơn Đông, Sơn Tây), Đài Loan, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Viễn Đông Nga.[5]. Tuy nhiên hiện nay loài này được trồng ở nhiều nơi khác để làm thuốc, như tại Việt Nam.

Sử dụng y học

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó là một trong 50 vị thuốc cơ bản của y học cổ truyền Trung Quốc. Từng được sử dụng trong điều trị viêm màng não, lị khuẩn que, viêm phổi, lao và xơ gan.[6][7]

Sử dụng theo đường uống để điều trị thương tổn bụng, tiêu chảy, viêm đường ruột và nhiễm khuẩn dường tiết niệu. Berberin, một thành phần có trong hoàng bá là có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mắt hột và bệnh do Leishmania ở da.[8] Phellodendron amurense cũng có thể bảo vệ sụn chống lại quá trình thoái hóa khớp.[9] Nó cũng chứng tỏ là một tác nhân phòng ngừa hóa quan trọng tiềm tàng trong điều trị ung thư phổi.[10]

Phellodendron amurense cũng có khả năng ức chế co rút tuyến tiền liệt, gợi ý về việc nó có thể hữu dụng trong điều trị các rối loạn niệu khoa gây ra bởi sự tắc nghẽn niệu đạo do tuyến tiền liệt như u xơ tuyến tiền liệt (BPH).[11] Nexrutin (Dịch chiết vỏ cây Phellodendron amurense) có thể có tiềm năng ngăn chặn sự phát triển các khối u tuyến tiền liệt.[12]

Các dịch chiết độc quyền chứa Magnolia officinalisPhellodendron amurense có thể giúp giảm béo phì.[13]

Các hợp chất trong lá (quercetin, quercetin-3-O-beta-D-glucoside, quercetin-3-O-beta-D-galactoside và kaempferol-3-O-beta-D-glucoside) được chứng minh là có khả năng làm giảm các gốc tự do tương tự như vitamin E.[14]

Dầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dầu quả hoàng bá là một loại dầu thực vật ép từ quả Phellodendron amurense. Dầu này có các tính chất tiêu diệt côn trùng tương tự như pyrethrum.[15] Dầu chứa một số chất có hoạt tính sinh học như các flavonoid (diosmin), alkaloid (berberin, yatroriccin, palmatin), saponin và coumarin. Các ứng dụng y học của dầu quả hoàng bá bao gồm điều trị viêm tụy, giảm cholesterol, giảm đường máu và điều trị một số bệnh ngoài da.[16]

Hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tinh dầu:[17]

  • Tinh dầu quả chứa myrcen (62,3–70,3%) và β-caryophyllen (6,8–10,5%).
  • Tinh dầu lá chứa β-elemol (18,5%) và (Z)-β-ocimen (12.6%).
  • Tinh dầu hoa chứa (Z)-β-ocimen (9,5%), β-elemol (9,4%), myrcen (7,8%) và nonacosan (7,7%).

Amurensin, một tert-amyl alcohol dẫn xuất của kaempferol 7-O-glucoside, có thể tìm thấy ở P. amurense.[18]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cây Cây
  • Lá và quả trong mùa thu Lá và quả trong mùa thu
  • Cây Cây
  • Lá trong mùa thu. Lá trong mùa thu.
  • Lá
  • Cây Cây
  • Vỏ thân cây Vỏ thân cây

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Xuyên hoàng bá
  • Tam diệu hoàn

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phellodendron amurense information from NPGS/GRIN”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2008.
  2. ^ a b Mục loài 5719, Cây cỏ Việt Nam; Phạm Hoàng Hộ; Nhà xuất bản Trẻ - 2000.
  3. ^ Trang 197, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam; Đỗ Tất Lợi; Nhà xuất bản Y học - 2004.
  4. ^ The Plant List (2010). “Phellodendron amurense. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ a b Phellodendron amurense (黄檗 huang bo)
  6. ^ Hsu K. J. Chinese Traditional Medicine; Chinese Pharmaceutical Science and Technology Publication Co.:  Beijing, 1996; p. 802.
  7. ^ Gray A. I.; Bhandari P.; Waterman P. G., 1988. Phytochemistry, 27, 1805–1808.
  8. ^ WHO Monographs on Selected Medicinal Plants
  9. ^ Kim J.-H., Huh J.-E., Baek Y.-H., Lee J.-D., Choi D.-Y., Park D.-S., 2011. "Effect of Phellodendron amurense in protecting human osteoarthritic cartilage and chondrocytes." Journal of Ethnopharmacology. 134 (2): 234–242. doi:10.1016/j.jep.2010.12.005
  10. ^ James M. A., Fu H., Liu Y., Chen D., You M., 2011 "Dietary administration of berberine or Phellodendron amurense extract inhibits cell cycle progression and lung tumorigenesis." Molecular Carcinogenesis 50(1):1–7. doi:10.1002/mc.20690
  11. ^ Xu Y., Ventura S., 2010. "Extracts of bark from the traditional Chinese herb Phellodendron amurense inhibit contractility of the isolated rat prostate gland." Journal of Ethnopharmacology. 127(1): 196–199, doi:10.1016/j.jep.2009.09.047.
  12. ^ Ghosh R., Graham H., Rivas P., Tan X.J., Crosby K., Bhaskaran S., Schoolfield J., Banu J., Fernandes G., Yeh I.-T., Kumar A.P., 2010. Phellodendron amurense bark extract prevents progression of prostate tumors in transgenic adenocarcinoma of mouse prostate: Potential for prostate cancer management. Anticancer Research. 30(3): 857–866
  13. ^ Garrison R., Chambliss W.G., 2006. Effect of a proprietary Magnolia and Phellodendron extract on weight management: A pilot, double-blind, placebo-controlled clinical trial. Alternative Therapies in Health and Medicine. 12(1): 50–54
  14. ^ Leu C.-H., Li C.-Y., Yao X., Wu T.-S., 2006. Constituents from the leaves of Phellodendron amurense and their antioxidant activity. Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 54(9): 1308–1311.
  15. ^ R.W. Schery (1952). Plants of Man. Trích dẫn trong Plants for a Future:Phellodendron amurense
  16. ^ “Food and health: Amur cork tree fruit oil”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2006.
  17. ^ Lis A.; Boczek E.; Gora J. (2004). “Chemical composition of the essential oils from fruits, leaves and flowers of the Amur cork tree (Phellodendron amurense Rupr.)”. Flavour and Fragrance Journal. 19 (6): 549–553. doi:10.1002/ffj.1349.
  18. ^ Masao Hasegawa & Teruo Shirato (1953). “Two New Flavonoid Glycosides from the Leaves of Phellodendron amurense Ruprecht”. J. Am. Chem. Soc. 75 (22): 5507–5511. doi:10.1021/ja01118a013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư liệu liên quan tới Phellodendron amurense tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Phellodendron amurense tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Phellodendron amurense”. International Plant Names Index.

Từ khóa » Hoàng Bá Nam Là Gì