Hoàng Cầm Râu - Loài Cây Có Tác Dụng Hỗ Trợ Trị Ung Thư
Có thể bạn quan tâm
- 20% số ca sốt xuất huyết liên quan đến biến đổi khí hậu
- TECHFEST 2024: Tăng cường kết nối công nghệ xanh
- Xu hướng giảm lượng mưa có liên quan đến tốc độ đô thị hóa
- Sản lượng lương thực toàn cầu tăng đều đặn trong 60 năm qua
- Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từ trước đến nay
- Lượng nước ngọt toàn cầu giảm mạnh
- Để khoa học liên ngành không chỉ là một thuật ngữ thời thượng
- Học đổi mới sáng tạo qua thiết kế dự án
- Hermann Staudinger: Người sáng lập ngành hóa học polymer
- Khi chuyển đổi số thành chuyển đổi xanh
Dùng 30 g hoàng cầm râu, 30 g cây lưỡi rắn trắng nấu với nước 2 lần, gạn bã lấy nước uống như trà, có thể sử dụng trong giai đoạn hóa trị, xạ trị.
Cây hoàng cầm râu. Ảnh: News. |
Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn sách Bài thuốc hay từ cây thuốc quý cho biết hoàng cầm râu còn gọi là bán chi liên, tên khoa học Scutellaria barbata D.Don, thuộc họ hoa môi Lamiaceae.
Đây là loài cây thảo, cao từ 0,2 đến 0,5 m. Thân không lông. Lá mọc đối, phiến xoan thon, dài 1-2 cm, mép có răng đều, gân bên 3-4 đôi, cuống ngắn khoảng một mm. Cụm hoa ở ngọn, dài 3-5 cm, lá bắc thon hẹp, đài hình chuông cao 2,5 mm có 2 môi. Môi trên mang một cái khiên (thuẫn) hình chóp có lông, rụng sớm. Môi dưới tồn tại tràng màu xanh có lông thưa, cao 7-9 cm, lại chia thành 2 môi trên và dưới. Bầu hoa nhẵn, vòi nhụy chẻ 2 thùy ở đỉnh. Quả hình thận, màu đen sẫm.
Ở Việt Nam hoàng cầm râu phân bố nhiều nơi: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị. Cây thường mọc ở nơi sáng và ẩm, ruộng hoang, bãi hoang từ vùng thấp đến vùng cao. Ra hoa tháng 4-10, có quả tháng 6-11. Loài thực vật này cũng phổ biến ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
Đông y sử dụng toàn bộ cây hoàng cầm râu để làm thuốc, gọi là bán chi liên. Người ta thu hái toàn cây vào mùa xuân, hè và hè thu lúc ra hoa. Thu hoạch xong, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, bó lại để sử dụng dần. Khi dùng rửa sạch, cắt ngắn hoặc vụn.
Cây này có vị cay, đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng chỉ thống, lợi niệu hóa ứ, giáng áp. Từ xưa, các thầy thuốc thường dùng bán chi liên để trị khối u tân sinh, áp se phổi (lao phổi xơ), viêm ruột thừa, viêm gan, xơ gan cổ trướng. Cây giã nát đắp bên ngoài trị được các loại mụn nhọt sưng đau, viêm vú, viêm mủ da, sâu quảng, rắn độc cắn, sâu bọ cắn đốt, đòn ngã tổn thương.
Lưu ý: Khi sắc lấy nước uống, liều dùng trung bình 15-30 g, có thể tới 80 g. Nếu dùng bên ngoài lấy lượng cây tươi vừa đủ, giã ra đắp và nấu nước rửa. Người ta còn dùng vị thuốc này thay ích mẫu trị bệnh phụ khoa. Tuy nhiên bà bầu muốn dùng phải thận trọng.
Phân tích dược lý cho thấy toàn cây bán chi liên chứa 5,7,4’-trihydroxy-8-methoxy flavone, baicalein, wogonin (scutellarin), scutellarein, carthamidin, isocarthamidin, rhamnose, arabinose, galactose, mannose, xylose, glucose, alkaloid, flavonoid glycoside. Ngoài ra còn có các hợp chất phenol, steroid, tannin, axit amin, axit hữu cơ. Rễ chứa cholesterol, β-sitosterol, axit stearic.
Các nghiên cứu đã chứng minh bán chi liên có tác dụng lợi niệu hạ áp, ức chế đối với Staphyloccocus aureus Rosenbach, trực khuẩn lỵ Shigella flexneri, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn gây mủ xanh, trực khuẩn biến hình, Staphylococcus albus, Neisseria catarrhal, trực khuẩn gây viêm ruột.
Theo VNexpressTIN LIÊN QUAN
Có nên thức quá khuya để ôn thi
Clip: Những thực phẩm giúp bạn có làn da đẹp rạng ngời
Clip: Bí quyết tập mỡ bụng hiệu quả tại nhà
TIN KHÁC
Cách ngâm rượu nấm linh chi giúp giải độc gan, tăng cường sinh lực
Con lịch sông Trà - món ăn khiến người xa xứ nhờ về Quảng Ngãi
Phương pháp nghìn năm uống nước chữa bách bệnh của người Nhật
TIN TIÊU ĐIỂM
Một số nguyên nhân chính gây ra chứng đau nửa đầu
25/04Thuận tự nhiên như thế nào?
15/04Nguyên nhân gây nhiễm độc thực phẩm thường gặp
01/04Thuật toán AI mới của Google dự đoán bệnh tim mạch bằng ảnh chụp đôi mắt
16/03Sự kiện
Già hóa dân số Việt Nam
Phân loại đầu nguồn & tái chế rác thải
Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà
Các bài thuốc hay
Món ngon mỗi ngày
Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024CHUYÊN MỤC
- Sự kiện
- Chính sách
- Khoa học
- Công nghệ
- Khám phá
- Sống - Khỏe
- Địa phương
- Ảnh - Clip
- Khoa học quốc tế
- Kết quả nghiên cứu mới
Từ khóa » Cây Hoàng Cầm Râu Có Tác Dụng Gì
-
Vị Thuốc Hoàng Cầm Râu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Hoàng Cầm Có Tác Dụng Gì Trong Chữa Bệnh - Vinmec
-
Cây Hoàng Cầm Công Dụng Cách Dùng Làm Thuốc
-
Hoàng Cầm - Hello Bacsi
-
Cây Hoàng Cầm Râu
-
Loài Cây Có Tác Dụng Hỗ Trợ Trị Ung Thư - VnExpress Sức Khỏe
-
Hoàng Cầm Râu Là Cây Gì? Tác Dụng Của Cây Hoàng Cầm Râu Trong Y ...
-
Hoàng Cầm - Mát Phổi, Dịu Ho - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hoàng Cầm Một Câu Chuyện Buồn Và "kháng Sinh Trong Đông Y"
-
Cây Hoàng Cầm Râu (Cây Bán Chi Liên) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh
-
Cây Hoàng Cầm - Dược Liệu Với Nhiều Công Dụng Quý Trị Bệnh
-
Bán Chi Liên Là Thảo Dược Gì? Tác Dụng Dược Lý Như Thế Nào?
-
Hoàng Cầm Có Tác Dụng Gì | Thời- - Năm 2022