Hoàng Cần: Chàng Ca Sĩ Dấn Thân Theo Chân Lý Của đạo Phật
Có thể bạn quan tâm
>>Phật pháp và cuộc sống
Bài liên quan Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương: Tôi ăn chay để cứu chính mìnhLà một ca sĩ trẻ sinh ra và lớn lên ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, yêu nghề Hoàng Cần luôn gần gũi nhiệt tình và thân thiện, nghề nghệ sĩ được tiếp xúc với nhiều người, ở nhiều vị trí tầng lớp xã hội khác nhau. Nhưng Hoàng Cần luôn là người hòa đồng, giúp đỡ người khác tạo ra một phong cách nghệ sĩ văn hóa. Hoàng Cần luôn có những suy nghĩ là bạn làm việc cùng ai, không quan trọng mà quan trọng là họ và bạn có cùng tần số tử tế, đồng thời có cách hành xử đẹp không chỉ trên sân khấu mà còn trong đời sống hiện tại.
Đạo Phật giúp Cần có góc nhìn rộng hơn về nhân sinh quan
Bài liên quan Nữ ca sĩ Tân Nhàn đi chùa lễ Vu LanLà một nghệ sĩ chính vì vậy mà Hoàng Cần luôn có tâm thế cởi mở và sẵn sàng thích nghi có khả năng linh hoạt cao cho nghệ thuật. Hoàng Cần không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là một thầy giáo, trong phong thái phong nhã và lịch thiệp. Với Cần việc được giúp đỡ người khác hướng thiện là điều hết sức hiển nhiên, vì nhờ là người Phật tử thuần thành, những giáo lý về nhân quả đạo đức đã được Hoàng Cần vun bồi từ nhỏ.
Bài liên quan Ca sĩ Phan Anh Vũ: 'Chân thành và tử tế luôn là chất liệu sống đơn giản nhưng gặt hái được nhiều quả ngọt'Cần chia sẻ: “Nhờ khi Cần thường xuyên lui tới chùa và đi hát cho các chùa khi có các công tác Phật sự, đã giúp Cần có tinh thần học hỏi tích cực và không ngừng rèn luyện bản thân và nhân cách. Dám bước ra ngoài vùng an toàn của bản thân, để tiếp cận học hỏi những cái mới của các anh chị nghệ sĩ khác. Là một người nghệ sĩ hay bất kỳ ai việc phải biết hoàn thiện mình điều cần thiết cho một xã hội phát triển và văn minh”. Trong muôn điều mà Cần đã học được trong giáo lý của đức Phật, việc hỗ trợ giúp đỡ đồng, nghiệp bạn bè hay các công tác từ thiện Cần luôn sẵn lòng. Bản lĩnh của con người là thể hiện một thái độ bao dung tốt, cân bằng được cuộc sống và dành thời gian cho việc tịnh hóa thân tâm, mỗi khi căng thẳng hay stress. Vì chính điều đó mới giúp chúng ta được tự do và thực sự yêu thích cuộc sống này, bởi cuộc đời vốn vô thường bám chấp nhiều vào những khổ đau, chỉ làm cho bản thân mình thêm sầu lụy, không thoát ra được.
Mặc đù là một nghệ sĩ nhưng Hoàng Cần lại là người luôn thấu tình đạt lý, Cần cho biết: “Để hiểu chính xác một người, cách tốt nhất là xem cả việc làm lẫn lời nói, nó sẽ thể hiện được tâm trí của người đó thế nào trong sạch hay lương thiện. Cần vào vào nghề ca sĩ là do một câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trãi và những âm thanh trầm bổng du dương, mà mỗi khi đến chùa tụng kinh ngày nhỏ, Cần thích phần hòa âm phối khí của các nhạc cụ dân gian được gọi là pháp khí tâm trong chùa. Nó trầm bổng du dương đi vào lòng người, nhờ có nghe kinh mà Cần tỉnh ngộ nhiều bớt tham, bớt sân, bớt si hơn trong cuộc đời này, bớt bon chen và biết đủ, nhưng cũng không quên việc tăng giá trị cảu bản thân là tăng kiến thức. Nguyễn Trãi nói: “Nhân nghĩa gốc ở hòa, mà gốc hòa là gốc của nhạc”, chính vì hai yếu tố đó khiến Cần theo nghiệp nghệ sĩ.
Sự linh hoạt trong cuộc sống
Bài liên quan Ca sĩ Quang Dũng và mẹ đến chùa tặng 15.000 đĩa nhạc nhân mùa Vu LanHọc tại trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh năm nào nhờ sự chăm chỉ và chuyên môn cao, Hoàng Cần cũng đều đạt được học bổng của trường, và được các bậc anh chi đi trước quý mến. Đối với Hoàng Cần là một nghệ sĩ cái chất của phong cách là một phần, nhưng cái quan trọng là biết thể hiện sự nhẫn nhịn trong khi phục vụ khán giả của mình. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành về thể hiện các kỹ thuật của mình trong ca hát, trong chất giọng, Cần còn là người biết trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng mền, để giúp giải quyết được nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Sở hữu chất giọng nam cao chữ tình, Hoàng Cần cũng không quên luôn nhắc nhở những người em đi sau, để biết cách đối nhân xử thế với đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
Với những tâm huyết yêu nghề và nỗ lực chúng ta sẽ trưởng thành theo thời gian và cứng cáp dần hơn. Đối với các mối quan hệ trong cuộc sống của mình Cần luôn áp dụng tinh thần vị tha và bao dung là một chân lý của đức Phật vào làm nền tảng trong giao tiếp.
Bài liên quan Nghệ sĩ thăng hoa từ thiện lành nhà PhậtCần cười và chia sẻ: “Nếu không thể thay đổi được họ, hãy chấp nhận và thay đổi chính mình, dù con đường của mỗi chúng ta đi dài hay ngắn, thì hãy sống hết với trách nhiệm của một con người trong xã hội này và cố gắng sống tốt hơn mình ngày hôm qua. Cần nghĩ rằng sự thiếu tự tin sẽ làm con người hoài nghi chính mình, như vậy sẽ không tốt cho bản thân. Hãy đặt niềm tin vào chính mình, quên đi những nỗi sợ, và việc lớn nhất là tự gánh trách nhiệm trên đôi vai của mình. Việc Cần làm một ca sĩ hay nghệ sĩ, thì Cần tin rằng mang những lời ca tiếng hát bằng hết khả năng phục vụ họ là điều Cần rất quý, và những người làm việc cùng Cần cũng dành tình cảm cho sự nhiệt huyết của người nghệ sĩ là điều hết sức cần trân trọng”.
Những câu từ Cần yêu thích
“Cho đi – Nhận Lại – Thương yêu- Tha thứ - Trách Nhiệm”.
Từ khóa » Chàng Ca Sĩ Phật Hội Việt Nam
-
Ca Sĩ Phật Hội Việt Nam Là Ai
-
Tịnh độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam - Wikipedia
-
Tâm Tình Của Hai Chàng Ca Sĩ Chùa - .vn
-
Chàng Ca Sĩ Mỹ Hát Quan Họ "cực đỉnh" HAY Như Một "Liền Anh"
-
Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam - Phước Huệ Song Tu - YouTube
-
Người Trồng Hoa Và Chàng Tu Sĩ | Phật Giáo Việt Nam
-
NSND Lệ Thủy, Ca Sĩ Dương Đình Trí & Tâm Từ Lan Tỏa...
-
Kyo York – Chàng Ca Sĩ Người Mỹ Nặng Tình Với Việt Nam
-
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã Làm Nhiều Việc Lợi đạo, ích đời
-
Trương Hữu Vinh - Chàng Ca Sĩ Lấn Sân Kinh Doanh - Sao - Zing
-
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Phật Tử ở Yên Tại Nhà
-
Con Gái Ca Sĩ Phi Nhung Tổ Chức Lễ Cúng Thất Cho Mẹ ở Mỹ
-
200.000 Khách đến Lễ Hội Việt Nam Tại Nhật Bản