Hoàng Mộc Hôi – Wikipedia Tiếng Việt

Hoàng mộc hôi
Ảnh minh họa về cây mắc khén
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Rutaceae
Phân họ (subfamilia)Toddalioideae
Chi (genus)Zanthoxylum
Danh pháp hai phần
Zanthoxylum rhetsaRoxb. DC, 1824
Danh pháp đồng nghĩa
  • Zanthoxylum rhetsum (Roxb.) St. Lag.
  • Zanthoxylum parviflorum Benth.
  • Zanthoxylum oblongum Wall.
  • Zanthoxylum limonella (Dennst.) Alston
  • Zanthoxylum crenatum Wall.
  • Zanthoxylum budrunga Wall.
  • Zanthoxylum budrunga DC.
  • Tipalia limonella Dennst.
  • Lacuris illicioides Buch.-Ham.
  • Fagara rhetsa Roxb.
  • Fagara parviflora (Benth.) Engl.
  • Fagara budrunga Roxb.

Hoàng mộc hôi[1] hay còn gọi sẻn hôi, cóc hôi,[1] vàng me,[1] xong,[1] mắc khén (tiếng Thái: มะแข่น)[2][3] (danh pháp khoa học: Zanthoxylum rhetsa) là loài thực vật có hoa thuộc họ Rutaceae được mô tả khoa học bởi (Roxb.) DC. năm 1824.[4][5]

Mô tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Mắc khén là loại cây gỗ nhỡ cao từ 14 - 18m, thân thẳng, vỏ có nhiều gai mọc, lá kép lông chim một lần lẻ, mép phiến lá có răng cưa, hoa mọc thành chùm màu xám trắng, mùa ra hoa tháng 6 - 7, quả chín tháng 10 - 11, quả hình tròn, hạt hình cầu khi chín màu đen óng. Hạt mắc khén (thực chất là vỏ quả; phần hạt đen ở bên trong thì không có mùi vị đặc biệt nên thậm chí có thể đãi bỏ không dùng) có vị cay và thơm, được sử dụng như một gia vị rất phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam, (đặc biệt là người Thái) hoặc vùng thượng Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Tây Song Bản Nạp (Trung Quốc).

Phân bố và công năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là loài cây thường xanh, phân bố ở độ cao từ 500 đến 1500 m ở khắp vùng Indomalaya gồm Ấn Độ, Myanmar, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Việt Nam.

Tại Việt Nam, mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Đây là một loài cây đặc sản, có sản phẩm chính là hạt (quả) dùng làm gia vị). Hạt được ví như hồ tiêu của vùng Tây Bắc, tuy mùi vị không hoàn toàn giống hồ tiêu. Hạt mắc khén thơm ngon, cay tê đầu lưỡi, không thể thiếu được trong các món ăn hàng ngày của người dân thiểu số đặc biệt là người dân tộc Thái và người Isản (Thái Lan). [6] Tuy nhiên sử dụng nhiều có thể gây đắng. Mắc khén mang nét đặc thù văn hóa, truyền thống bản địa, là linh hồn của các món ăn như thức chấm chẳm chéo, nam phrik; thịt động vật nướng (cá, gà, lợn, bò); tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói (như thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, cá gác bếp, lạp xưởng, xúc xích hun khói).

Hạt tươi đặc biệt thơm tuy nhiên để bảo quản lâu dài thường được phơi khô. Hạt được rang sơ cho thơm và giã/xay vụn trước khi sử dụng.

Dược tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Quả mắc khén chứa 0,24% alcaloid và tinh dầu, trong khi đó vỏ quả chứa d-terpinen, d-a-phellandren, 4-caren, b-pinen, d-a-dihydrocarvol, 4-terpinol và dl-carvotanacetone; ngoài ra có chất kháng khuẩn. Trong vỏ cây có 2 aecaloid là budrungain (0,0025%), budrungainin (0,005%); và lupeol.[7]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thân cây mắc khén có nhiều gai Thân cây mắc khén có nhiều gai
  • Chùm quả mắc khén tươi thu hái ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam Chùm quả mắc khén tươi thu hái ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam
  • Nguyên liệu cơ bản của món chẩm chéo (muối và hạt mắc khén rang, tỏi khô và ớt tươi nướng) Nguyên liệu cơ bản của món chẩm chéo (muối và hạt mắc khén rang, tỏi khô và ớt tươi nướng)
  • Quả mắc khén (thường được gọi là hạt mắc khén, dù hạt thực chất là phần màu đen bóng trong vỏ quả màu xám nâu) đã tuốt khỏi cành Quả mắc khén (thường được gọi là hạt mắc khén, dù hạt thực chất là phần màu đen bóng trong vỏ quả màu xám nâu) đã tuốt khỏi cành
  • Zanthoxylum rhetsa Zanthoxylum rhetsa

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Phạm Hoàng Hộ; Cây cỏ Việt Nam - tập 2; Nhà xuất bản Trẻ - 1999; Trang 409.
  2. ^ “ĐẶC ĐIỂM VẬT HẬU CỦA CÂY MẮC KHÉN (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC) TẠI SƠN LA”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng lợi mật của cao quả mắc khén (Zanthoxylum rhetsa DC.)
  4. ^ The Plant List (2013). “Zanthoxylum rhetsa. Truy cập 16 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ Roskov, Y.; Kunze, T.; Orrell, T.; Abucay, L.; Paglinawan, L.; Culham, A.; Bailly, N.; Kirk, P.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Decock, W.; De Wever, A.; Didžiulis, V. (2014). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2014 Annual Checklist”. Truy cập 16 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ “มะแข่น : ภัตตาคารบ้านทุ่ง (24 พ.ย. 61)”.
  7. ^ Antibacterial compounds from Zanthoxylum rhetsa, DeepDyve

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Zanthoxylum rhetsa. Wikispecies có thông tin sinh học về Zanthoxylum rhetsa
  • http://faf.utb.edu.vn/index.php/d-an-jica/191-nhom-m-c-khen-nghien-c-u-cac-bi-n-phap-k-thu-t-gay-tr-ng-va-phat-tri-n-cay-m-c-khen-t-i-huy-n-thu-n-chau-t-nh-son-la Lưu trữ 2014-12-27 tại Wayback Machine
  • Zanthoxylum rhetsa Lưu trữ 2015-07-12 tại Wayback Machine

Từ khóa » Hạt Dổi Wiki