Hoàng Oanh | Wikia Thúy Nga - Paris By Night | Fandom
Có thể bạn quan tâm
Hoàng Oanh là một ca sĩ đến từ Việt Nam. Bà là một trong những ca sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc vàng trước năm 1975 và nền nghệ thuật miền Nam Việt Nam. Bà là phu nhân của nhạc sĩ Mai Châu, một người lính thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa và là tác giả ca khúc Một Người Đi.
Hoàng Oanh
Thông tin
Tên thật, tên gọi khác (nếu có)
Huỳnh Kim ChiChim vàng Mỹ Tho (biệt hiệu)Ngoại (biệt danh do một số người hâm mộ trẻ đặt)Giới tính
NữSinh
6 tháng 11 năm 1946Tuổi
78Quốc gia thường trú
Quốc gia Việt Nam (1947 - 1954)Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975)Hoa Kỳ (1975 - nay)Sự nghiệp
Thể loại nhạc biểu diễn
Nhạc trữ tình, nhạc quê hương trước năm 1975Năm bắt đầu sự nghiệp
1954 (trong nước)1975 (hải ngoại)2003 (bắt đầu cộng tác với trung tâm Thúy Nga)Cộng tác với trung tâm Thúy Nga
Chương trình Paris By Night đầu tiên xuất hiện
Paris By Night 70 - Thu CaChương trình Paris By Night cuối cùng xuất hiện
Paris By Night 137 - 40 Năm Hành Trình (Phần 2): Tác Giả & Tác PhẩmPBN | TNMB | Live | Khác |
---|---|---|---|
35 | 0 | 0 | 0 |
Gia đình
Trạng thái hôn nhân
Đã kết hônGia đình
- Nhạc sĩ Mai Châu (chồng, sinh năm 1945)Mục lục
- 1 Tiểu sử
- 2 Phong cách biểu diễn & tính cách đặc trưng
- 3 Các mối quan hệ
- 3.1 Thái Thanh
- 3.2 Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
- 3.3 Như Quỳnh và các ca sĩ nhạc quê hương thuộc thế hệ sau nói chung
- 4 Sự nghiệp ca hát
- 4.1 Xuất hiện trong các chương trình Paris By Night
- 4.2 Album
- 4.3 MV và các ca khúc thu âm riêng
- 5 Thư viện ảnh
- 6 Thông tin bên lề
- 7 Chú thích
Tiểu sử[]
Hoàng Oanh, tên khai sinh là Huỳnh Kim Chi, sinh ngày 6 tháng 11 năm 1946 tại Mỹ Tho. Gia đình bà có 6 chị em và là con cả, tuy chịu sự giáo dục nề nếp nghiêm khắc của cha, nhưng vì cũng là một nghệ sĩ, nên ông cũng tạo điều kiện cho bà phát triển tài ca ngâm.[1]
Thuở nhỏ, Hoàng Oanh học bậc Tiểu học tại Phú Nhuận. Bà bắt đầu được cha dạy hát khi mới lên 5 tuổi và đến năm lên 8, bà trình diễn trên sân khấu lần đầu tiên tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc Hương Lúa Miền Nam và Có Một Đàn Chim. Bà cũng góp mặt trong ban Thiếu nhi của Trọng Liêu, ban Tuổi Xanh của Kiều Hạnh và ban Việt nhi của Nguyễn Đức (cùng với Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc, Phương Hoài Tâm, Thanh Lan,..)
Năm 11 tuổi, bà theo học tại Trường Nữ Trung học Gia Long ở Sài Gòn nhưng vẫn thường xuyên đi thu âm và biểu diễn, tới năm 12 tuổi bà đã ngâm thơ cho Duy Khánh hát bài Hòn Vọng Phu được thâu dĩa cho hãng dĩa Asia - cũng vào năm đó, cha bà đặt cho bà nghệ danh Hoàng Oanh phỏng theo câu hát của nhạc sĩ Lê Thương “…chờ tin thư chim Hoàng Oanh đưa...”, vì lúc đó trong ban thiếu nhi cũng có một ca sĩ khác tên Kim Chi vốn trùng với tên thật của bà. Chính bản thân bà cũng thích nghệ danh đó và nó đã gắn liền với sự nghiệp ca hát của bà sau này.
Đúng vào ngày sinh nhật thứ 18 của bà năm 1964, tại phòng thu băng đường Võ Duy Nguy (Chợ Cũ), trong lúc đang tập hát với ban nhạc của nhạc sư Nghiêm Phú Phi, nhà văn Lê Thanh Thái chụp mấy tấm hình tặng bà kèm theo bài thơ có hai câu:
"Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế…Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương…"
Cũng vào năm đó, Hoàng Oanh được mời đi trình diễn đại nhạc hội ở Huế. Do có khiếu ngâm thơ và thường ngâm thơ trước khi hát, bà đã tạo nên sự khác biệt cho các phần trình diễn của mình trong suốt sự nghiệp và được đánh giá là "đủ tài ca ngâm".
Hoàng Oanh đi lên từ các ban thiếu nhi của Đài phát thanh Sài Gòn, Đài phát thanh Quân đội từ thập niên 50. Bà đi hát từ rất sớm, trước cả những tên tuổi nổi danh vào cuối thập niên 50 nhưng phải đến đầu thập niên 60, giọng hát của bà mới đủ trưởng thành để thực sự nổi tiếng về sau. Cho nên, dù tuổi đời của bà chưa phải là cao nhất trong các ca sĩ tiền bối nhưng tuổi nghề của bà rất dài.
Tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn với bằng Cử nhân văn chương, tạm gác ước mơ làm nghề dạy học, Hoàng Oanh bước vào con đường ca sĩ chuyên nghiệp, xuất hiện trong nhiều chương trình nhạc và thơ uy tín của đài phát thanh cũng như đài truyền hình Sài Gòn thời bấy giờ: Tiếng Tơ Đồng của Hoàng Trọng, chương trình Phạm Mạnh Cương, Tiếng Hát Đôi Mươi của Nhật Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Nhạc Vàng của Phó Quốc Lân, Tiếng Thùy Dương của Châu Kỳ, Tao Đàn của Đinh Hùng, Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly Tao của Thái Thủy,... chính vì vậy nên bà có cơ hội quen biết với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Bà không hát ở phòng trà mà thi thoảng tham gia vào các buổi đại nhạc hội.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác bài Người Yêu Của Lính tặng Hoàng Oanh khi thấy bà được trường cử đi choàng vòng hoa cho những anh chiến sĩ trong ngày Quân lực - hình ảnh đó gây nhiều cảm xúc khiến ông viết tặng Hoàng Oanh và đem đến hãng dĩa Việt Nam yêu cầu cho Hoàng Oanh hát. Vào năm 1970, nhạc sĩ có lần sáng tác bài Một Đời Yêu Anh và tỏ tình với Hoàng Oanh nhưng bà không đáp lại vì lúc đấy bà đã có người yêu sắp cưới (tức nhạc sĩ Mai Châu sau này), hiện vẫn là chồng của bà. Sau đó bà tránh mặt Trần Thiện Thanh và không hát bài của tác giả nữa kể từ năm 1970, dù trong lòng vẫn rất mến mộ một thiên tài âm nhạc như nhạc sĩ và rất vui vì là người gợi được cảm hứng cho nhạc sĩ sáng tác được tác phẩm để lại cho đời sau.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, gia đình Hoàng Oanh lên máy bay sang định cư tại Mỹ. Bà không kịp mang theo tài sản gì ngoài một tập tài liệu, nên bà rất nuối tiếc khi vô tình để lại những sản phẩm âm nhạc của bà lại trong nước - chính vì vậy nên bà luôn trân trọng và giữ gìn cẩn thận những album tiếng hát của bà mỗi khi chúng được phát hành. Ban đầu Hoàng Oanh sống ở New Jersey, New York nhưng sau đó đã chuyển về California và hội tụ cùng các nghệ sĩ, nhạc sĩ người Việt tại đó. Cũng từ khi bắt đầu cuộc sống mới tại hải ngoại, bà luôn hoạt động âm nhạc với một mục đích duy nhất là bảo tồn văn hóa cổ truyền của dân tộc và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung.
Hoàng Oanh cộng tác với trung tâm Asia liên tục từ năm 1996 cho đến tận năm 2018, ngoài ra bà còn xuất hiện trên sân khấu Paris By Night từ năm 2003, khi bà đã 57 tuổi. Năm 2004, Hoàng Oanh cũng đã gặp lại nữ danh ca Thái Thanh, thần tượng âm nhạc của mình vào ngày thực hiện chương trình Paris By Night 73 - Song Ca Đặc Biệt - The Best of Duets. Năm 2010, Hoàng Oanh gặp lại nữ danh ca Thái Thanh trong một bữa cơm gia đình, và sau này bà cũng muốn nấu món cá kho tộ để dành tặng cho Thái Thanh. Tuy nhiên, mong muốn đó đã không thành vì bà đã mất liên lạc với Thái Thanh.
Năm 2016, Hoàng Oanh xuất hiện trở lại cùng với Chế Linh, Thanh Tuyền và Tuấn Vũ trong chương trình Paris By Night 119 - Nhạc Vàng Muôn Thuở. Kể từ đó, bà thường xuyên cộng tác với trung tâm Thúy Nga nhiều hơn, và cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu cho các chương trình PBN ở giai đoạn từ năm 2016 trở đi.
Hoàng Oanh, cùng với Anh Khoa, Tuấn Ngọc, Khánh Ly, Thanh Tuyền và Chế Linh là sáu trong số các nghệ sĩ, nhạc sĩ lão thành nổi trội nhất trong làng âm nhạc Việt Nam khi vẫn tiếp tục đi hát dù tuổi đã ngoài 70. Trong suốt sự nghiệp của bà, bà đã phát hành khoảng 200 album nhạc ở cả bốn định dạng phổ biến tại Hoa Kỳ: băng cối, băng cassette, đĩa than LP và đĩa CD. Đầu năm 2021, Hoàng Oanh tham gia chương trình Paris By Night 131 - Xuân Hy Vọng. Kể từ lúc nước Mỹ tạm thời thoát khỏi dịch COVID-19, bà hầu như chưa một lần nào đi hát, và bà cũng chưa thấy xuất hiện ở trong chương trình Thúy Nga Music Box nào. Tháng 7 năm 2021, kênh YouTube của Hoàng Oanh được công bố và ca khúc đầu tiên được đăng tải trên kênh này là Cánh Hoa Yêu của nhạc sĩ Hoàng Trọng.[2]
Ngày 1 tháng 5 năm 2024, trung tâm Thúy Nga sẽ thực hiện một liveshow của Hoàng Oanh.[3]
Phong cách biểu diễn & tính cách đặc trưng[]
Hoàng Oanh có một phong cách biểu diễn rất đặc trưng, thể hiện ở việc bà thường ngâm một vài câu thơ trước khi hát. Không chỉ thể hiện nhạc vàng, bà còn thể hiện cả hò mái đẩy của miền Trung và hát ví của miền Bắc. Bà đặc biệt trình bày thành công những ca khúc có chất dân ca và những bài ca viết về miền Trung (cụ thể là Huế) và có chất Huế trong đó, cùng với các tác phẩm của hai nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và Trầm Tử Thiêng. Ngoài ra, bà cũng có nhiều lần tham gia thu âm nhạc thánh ca và sinh hoạt trong ca đoàn vì bà là người Công giáo.
Tính cách đặc trưng của Hoàng Oanh là sự khiêm tốn, nhu mì và lòng tự trọng cao, vốn là một trong những ấn tượng sâu sắc mà bà đã ghi dấu trong lòng khán giả ở mọi tầng lớp và lứa tuổi.
Các mối quan hệ[]
Thái Thanh[]
Thái Thanh cùng với ban hợp ca Thăng Long là những nghệ sĩ đầu tiên mà Hoàng Oanh có dịp được tiếp xúc khi bà lên sân khấu lần đầu tại Liên trường Võ Khoa Thủ Đức vào năm 1954. Những phần trình diễn của ban nhạc vào buổi diễn năm đó đã góp phần truyền cảm hứng để Hoàng Oanh tiếp tục dấn thân vào con đường nghệ thuật. Sau này, Hoàng Oanh được gặp Thái Thanh thường xuyên tại đài Phát thanh Sài Gòn cùng với nhiều nữ nghệ sĩ tên tuổi khác cộng tác với đài.
Khi gia đình nữ danh ca Thái Thanh chính thức định cư tại Mỹ, Hoàng Oanh rất vui mừng vì đã có thể được nghe giọng ca của bà trở lại ở hải ngoại. Hoàng Oanh cũng đã gặp lại thần tượng của mình năm nào vào ngày thực hiện chương trình Paris By Night 73 - Song Ca Đặc Biệt - The Best of Duets. Lần cuối cùng bà gặp nữ danh ca là tại một bữa cơm gia đình vào năm 2010. Khi nữ danh ca qua đời vào năm 2020, bà cũng bày tỏ nỗi buồn sâu sắc thông qua câu chuyện kể về những kỷ niệm của mình với thân mẫu của nữ ca sĩ Ý Lan.
"Bây giờ thì cô đã ra đi vĩnh viễn để lại niềm thương tiếc lâu dài của biết bao người mến mộ.Cầu nguyện cô được thanh thản nơi cõi vĩnh hằng.Cô Thái Thanh là một nghệ sỹ lớn của nền tân nhạc VNCH và là một nghệ sỹ rất yêu quê hương, yêu Tổ quốc. Hoàng Oanh rất kính nể cô và thương tiếc cô." - lời chia buồn của Hoàng Oanh gửi đến gia đình Thái Thanh trên Facebook cá nhân của mình.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9[]
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã từng so sánh Hoàng Oanh với Chế Linh để lột tả sự cao đẹp trong nhân cách của bà.
"Hoàng Oanh thật là một con người trung hậu, nghĩa là cô nghĩ đến mình và cả đến người khác. Thêm một yếu tố quan trọng nữa là những cuộn băng, những đĩa hát, những CD, một khi cô đã phát hành cô đều lưu giữ lại và gìn giữ cẩn thận như đó là những đứa con tinh thần của cô." - một phần nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về Hoàng Oanh.
Như Quỳnh và các ca sĩ nhạc quê hương thuộc thế hệ sau nói chung[]
Hoàng Oanh là một thần tượng âm nhạc lớn cho Như Quỳnh cũng như các nghệ sĩ nhạc quê hương thuộc thế hệ sau như Phi Nhung, Mai Thiên Vân,... noi theo. Chính họ cũng đã nhận được ảnh hưởng từ phong cách trình diễn của nữ danh ca lão thành này.
Sự nghiệp ca hát[]
Xuất hiện trong các chương trình Paris By Night[]
STT | PBN số | Tên phần trình diễn | Tác giả | Thể hiện với | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | 70 | Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao | Lê Dinh | solo | Phần trình diễn đánh dấu lần đầu tiên bà xuất hiện trên sân khấu Paris By Night. |
2 | 73 | Chuyện Chúng Mình | Trúc Phương | Trung Chỉnh | |
Ngày Sau Sẽ Ra Sao | Vân Tùng | ||||
3 | 74 | Về Đây Anh | Nguyễn Hiền, Nhật Bằng | solo | |
4 | 76 | LK Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào | Hoàng Nguyên | Trung Chỉnh | |
5 | 77 | Hương Bình Lưu Luyến | Hồ Kym Thanh | solo | |
6 | Lời Cảm Ơn | Ngô Thụy Miên, Hạ Đỏ Bích Phượng | Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Như Quỳnh, Minh Tuyết, Bằng Kiều, Thu Phương, Lưu Bích, Nguyễn Hưng, Thủy Tiên, Bảo Hân, Lương Tùng Quang, Thế Sơn, Trần Thái Hòa, Quang Lê, Như Loan, Loan Châu, Tâm Đoan, Hồ Lệ Thu, Vân Quỳnh, Dương Triệu Vũ, Hương Thủy, Chí Tài, Adam Hồ, Kiều Linh, Mỹ Huyền, Mai Lan | ||
7 | 78 | Sao Chưa Thấy Hồi Âm | Châu Kỳ | solo | |
8 | 83 | Mong Chờ | Xuân Tiên | ||
9 | Nỗi Buồn Hoa Phượng | Lê Dinh, Thanh Sơn | Hương Lan, Như Quỳnh | ||
Lưu Bút Ngày Xanh | Thanh Sơn | ||||
10 | 84 | Về Đâu Mái Tóc Người Thương | Hoài Linh | Phương Dung | |
11 | 85 | Hạnh Phúc Đầu Xuân | Lê Dinh, Minh Kỳ | Trung Chỉnh | |
12 | Xuân Miền Nam | Văn Phụng | Khánh Ly, Hương Lan, Phương Hồng Quế | ||
13 | 88 | Chiều Tàn | Lam Phương | solo | |
14 | 90 | Mẹ Trùng Dương, Mẹ Việt Nam Ơi | Phạm Duy | Khánh Ly, Khánh Hà, Ý Lan, Họa Mi | |
15 | Người Yêu Của Lính | Trần Thiện Thanh | solo | ||
16 | 91 | Thương Về Xứ Huế | Minh Kỳ, Hoài Linh | Hà Thanh | |
17 | 95 | Một Người Đi | Mai Châu | solo | Hoàng Oanh thể hiện ca khúc nổi tiếng nhất của chồng mình. |
18 | 96 | Những Đồi Hoa Sim | Dzũng Chinh, Hữu Loan | Mai Thiên Vân | |
19 | 119 | Chuyến Tàu Hoàng Hôn | Minh Kỳ, Hoài Linh | solo | Phần trình diễn đánh dấu sự xuất hiện trở lại của Hoàng Oanh trên sân khấu Paris By Night. |
20 | 121 | Tấm Ảnh Ngày Xưa | Lê Dinh | Trung Chỉnh | |
21 | Mưa Đêm Ngoại Ô | Đỗ Kim Bảng | Như Quỳnh | ||
22 | 123 | Lẻ Bóng | Lê Dinh, Anh Bằng | Như Quỳnh, Phi Nhung, Tâm Đoan, Mai Thiên Vân | |
Ai Cho Tôi Tình Yêu | Trúc Phương | ||||
23 | Gloria 3 | Mừng Chúa Ra Đời | Nguyễn Duy | solo | |
24 | 124 | Hai Sắc Hoa Tigôn | Hà Phương, thơ: TtKH | ||
25 | 125 | Đoạn Tuyệt | Phượng Linh | ||
26 | Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp | Nguyễn Văn Đông | Thanh Tuyền, Giao Linh, Vũ Khanh, Anh Khoa, Ý Lan, Anh Dũng, Don Hồ, Ngọc Anh, Minh Tuyết, Nguyễn Hồng Nhung, Thiên Tôn, Đình Bảo, Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Lam Anh, Trần Thái Hòa, Hạ Vy, Khải Đăng, Hà Thanh Xuân, Châu Ngọc Hà | ||
27 | 127 | Tàu Đêm Năm Cũ | Trúc Phương | solo | |
28 | 128 | Cánh Buồm Chuyển Bến | Minh Kỳ, Hoài Linh | Hương Lan | |
29 | 130 | Cuốn Theo Chiều Gió | Anh Việt Thu | solo | |
30 | 131 | Cánh Thiệp Đầu Xuân | Minh Kỳ, Lê Dinh | ||
31 | 132 | LK Xuân Này Con Không Về, Mùa Xuân Của Mẹ | Trịnh Lâm Ngân | Giao Linh | |
32 | 133 | Hàn Mặc Tử | Trần Thiện Thanh | Tâm Đoan | |
33 | 134 | Trả Tôi Về | Mặc Thế Nhân | solo | |
34 | Hơn Một Lời Cảm Ơn | Ngô Minh Tài | Tất cả các ca sĩ tham gia PBN 134 (trừ Tóc Tiên, Dương Triệu Vũ và Sơn Ca) | ||
35 | 137 | Tạ Từ Trong Đêm | Trần Thiện Thanh | solo |
Album[]
- TNCD515 - Sao Chưa Thấy Hồi Âm
- TNLP008 - Mong Chờ
MV và các ca khúc thu âm riêng[]
- Cánh Hoa Yêu (Hoàng Trọng, Vĩnh Phúc)
- Mẹ Từ Bi (Minh Trân)
- Đèn Đêm Phố Nhỏ (Tấn An, Hoài Linh)
- Lý Cây Đa - thu hình năm 1998
- Trăm Mến Nghìn Thương (Hoài Linh)
Thư viện ảnh[]
Các nghệ sĩ tham gia chương trình Phạm Mạnh Cương - từ trái sang: Thiện Nhân, Sĩ Phú, Phạm Mạnh Cương, Thái Thanh, Như Hảo, Hồng Vân, Hoàng Oanh và nhạc sĩ Hoàng LongThông tin bên lề[]
- Hoàng Oanh và Phương Dung đều sinh năm 1946, đều cùng xuất hiện trong chương trình Paris By Night 84 - In Atlanta - Passport To Music & Fashion, và biệt hiệu của họ được đặt theo tên của các loài chim ghép với nơi họ sinh ra và lớn lên (Phương Dung có biệt hiệu là Nhạn trắng Gò Công).
- Hoàng Oanh không bao giờ hát tại phòng trà, một phần vì bị bà và ông cậu cấm, phần còn lại vì bản tính nhút nhát và ưa thích sự tĩnh lặng đã có từ bé của mình.[4]
Chú thích[]
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=sBspik3u8Yo
- ↑ https://www.youtube.com/channel/UCpLyZm5scIpsWChkCBsmNEQ
- ↑ https://www.youtube.com/live/6zYePbfAIjc?si=46CBAlL4OklAHkSA
- ↑ https://chuyenthoixua.com/nghe-si/ca-si/vi-sao-danh-ca-hoang-oanh-khong-hat-o-vu-truong-phong-tra.html?fbclid=IwAR2Ibq6xjj58sbB6B2ztAa9UGlfd0L_2zw5rKeF3Q3zIY5J_9HEg12nqdIM
Từ khóa » Cánh Hoa Yêu Hoàng Oanh
-
Canh Hoa Yeu Hoang Oanh - YouTube
-
Lời Bài Hát Cánh Hoa Yêu (lyrics) - Trình Bày: Hoàng Oanh - Sáng Tác
-
Cánh Hoa Rừng - Hoàng Oanh - NhacCuaTui
-
Tải Bài Hát Cánh Hoa Yêu MP3 - Download Miễn Phí - Tai Nhac 123
-
Cánh Hoa Yêu Hoàng Oanh - Tasla
-
Cánh Hoa Yêu (Hoàng Trọng) Uyên Phương Pre 1975 | Tờ Nhạc Xưa
-
Yêu Tiếng Hát Hoàng Oanh | Facebook
-
Cánh Hoa Rừng (1975) - Hoàng Oanh - Nghe Nhạc
-
Hai Sắc Hoa Ti Gôn - Hoàng Oanh
-
Hoàng Oanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Hát Cánh Thư Ép Hoa Rừng (Hoàng Oanh) - Tìm Lời Nhạc
-
Cánh Hoa Xưa Loi Bai Hat - Hoàng Oanh - Lyric Của Tui
-
Lời Bài Hát Cánh Hoa Yêu- Hoàng Trọng- Lyric - Cài Nhạc Chờ