Hoàng Thị Thúy Lan – Wikipedia Tiếng Việt

Hoàng Thị Thúy Lan
Chức vụ
Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (lần 2)
Nhiệm kỳ30 tháng 10 năm 2020 – 21 tháng 3 năm 2024(3 năm, 143 ngày)
Phó Chủ tịchNguyễn Ngọc BìnhNguyễn Kim Khải
Tiền nhiệmTrần Văn Vinh
Kế nhiệmKhuyết
Vị trí Việt Nam
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Vĩnh Phúc
Nhiệm kỳ2021 – 2024
Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ
Phó Trưởng đoànNguyễn Văn Mạnh
Vị trí Việt Nam
Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV (Đã bị bãi nhiệm)
Nhiệm kỳ23 tháng 5 năm 2016 – 21 tháng 3 năm 20247 năm, 303 ngày
Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim NgânVương Đình Huệ
Vị trí Việt Nam
Đại diệnVĩnh Phúc
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII
Nhiệm kỳ26 tháng 1 năm 2016 – 20 tháng 3 năm 2024(8 năm, 54 ngày)
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (lần 1)
Nhiệm kỳ24 tháng 4 năm 2015 – 28 tháng 6 năm 20161 năm, 65 ngày
Phó Chủ tịchNguyễn Văn TrìNguyễn Kim Khải
Tiền nhiệmPhạm Văn Vọng
Kế nhiệmTrần Văn Vinh
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Nhiệm kỳ14 tháng 3 năm 2015 – 8 tháng 3 năm 2024(8 năm, 360 ngày)
Phó Bí thưPhùng Quang HùngNguyễn Thế TrườngNguyễn Văn Trì (2015-2020)Trần Văn Vinh (2016-2020)Lê Duy Thành (2020-nay)Phạm Hoàng Anh (2020-nay)
Tiền nhiệmPhạm Văn Vọng
Kế nhiệmDương Văn An
Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Nhiệm kỳtháng 4 năm 2014 – tháng 2 năm 2015
Bí thư Tỉnh ủyPhạm Văn Vọng
Thông tin cá nhân
Sinh6 tháng 5, 1966 (58 tuổi)phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam(Đã bị khai trừ)
ChaHoàng Quy
Học vấnCao đẳng Sư phạmThạc sĩ Luật
Alma materTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội)

Hoàng Thị Thúy Lan (sinh ngày 6 tháng 5 năm 1966) là một cựu nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, Bà nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh. Đã bị bắt, truy tố đầu năm 2024 do tham ô, nhận hối lộ.[cần dẫn nguồn]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Thị Thúy Lan sinh ngày 6 tháng 5 năm 1966[1], quê quán ở phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Luật, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 10/1990 - 04/1997: Giáo viên Trường THCS Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú; Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phú.
  • 11/1995 - 04/1997: Phó Bí thư Thị đoàn Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phú (từ 01/1997 là tỉnh Vĩnh Phúc)
  • 05/1997 - 05/2001: Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Phó Chánh văn phòng, Chánh văn phòng Tỉnh đoàn rồi Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc.
  • 06/2001 - 06/2004: Ủy viên kiêm Chánh văn phòng Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
  • 07/2004 - 12/2005: Ủy viên Trung ương Đoàn, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc.
  • 12/2005 - 11/2006: Tỉnh ủy viên, Ủy viên Trung ương Đoàn, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc.
  • 12/2006 - 6/2008: Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan dân - chính - đảng tỉnh.
  • 07/2008 - 12/2008: Quyền Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc
  • 01/2009 - 10/2009: Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc.
  • 11/2009 - 12/2009: Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
  • 01/2010 - 07/2010: Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
  • 07/2010 - 09/2010: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phụ trách Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
  • 10/2010 - 04/2012: Ủy viên Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
  • 05/2012 - 04/2014: Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
  • 05/2014 - 11/2014: Phó Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
  • 12/2014 - 01/2015: Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
  • Tháng 2/2015: tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 29 khóa 15, bà được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy[2].
  • Tháng 4/2015: HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 15, họp kỳ thứ 12 (bất thường). Tại kì họp này, bà được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 15, với 47/48 phiếu đồng ý.[3]
  • Tháng 10/2015: Bà tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy.
  • Tháng 3/2016: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, bà được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  • 14/10/2020: tại phiên họp thứ 1, BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17, bà tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với số phiếu tuyệt đối [4].
  • Ngày 30/10/2020: tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 16, bà được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc[5], nhiệm kỳ 2016-2021, thay ông Trần Văn Vinh nghỉ hưu với số phiếu tuyệt đối.
  • Ngày 30/01/2021: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, bà tiếp tục được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.[6]

Phát biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tôi hứa sẽ lãnh đạo toàn Đảng bộ thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16. Cụ thể, sẽ có cơ chế, chính sách, xây dựng đề án đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ; chú trọng công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhất những nhân tố mới, trẻ tuổi, có tài; quan tâm đến đời sống, việc làm, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, tiếp tục lãnh đạo đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng, hoàn thiện các bệnh viện để làm tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng, nâng cao đời sống vật chất của người dân, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành thành phố trực thuộc TW.
— Hoàng Thị Thúy Lan, Phát biểu tại buổi "tiếp xúc cử tri" ngày 13/5/2016

Kiểm điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại ký họp thứ 19 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12, cơ quan này xác định Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khóa 15, 16 đã thắc mắc những vi phạm, khuyết điểm như: quyết định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với một số cán bộ không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện "cục bộ", "không bình thường"; thiếu kiểm tra, giám sát, để một số cơ quan, tổ chức có số lượng phòng, lãnh đạo cấp phó sở, ngành và sử dụng lao động hợp đồng không đúng quy định; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước và Quy chế làm việc của Tỉnh ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất và quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án, công trình trọng điểm; Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương đối với một số dự án sử dụng đất không đúng quy định pháp luật, không phù hợp quy hoạch; giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; Ban Thường vụ Tỉnh ủy buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm đối với một số dự án, công trình trọng điểm, gây lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.[7].

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan và Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trì có các vi phạm, khuyết điểm liên quan nhưng chỉ bị yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc [8] do chưa đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Lần 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại kỳ họp thứ 2 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TW), cơ quan này xác định: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, quy định về trách nhiệm nêu gương và các quy định của Đảng, Nhà nước trong việc bổ nhiệm một số cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. UBKT TW yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thu hồi, hủy bỏ các nghị quyết, quyết định không đúng quy định về công tác cán bộ, đồng thời kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó có trường hợp bà Trần Huyền Trang, ái nữ của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan được bổ nhiệm là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khi 31 tuổi.[9]

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2011)
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2009, năm 2013)
  • Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh (năm 2012)
  • Nhiều Huy chương của các Bộ, ngành Trung ương
  • Nhiều Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà có con gái là bà Trần Huyền Trang, 31 tuổi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc[10].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ngọc Quang (15 tháng 3 năm 2015). “Bà Hoàng Thị Thúy Lan giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc”. Báo Giáo dục. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ “Tân nữ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc là ai?”. Báo Đời Sống & Pháp Luật. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ Nguyễn Trọng Lịch. “Bà Hoàng Thị Thúy Lan giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc”. Báo Tin tức TTXVN. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ “Bà Hoàng Thị Thúy Lan tái đắc cử Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc”.
  5. ^ “Bà Hoàng Thị Thuý Lan giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc”.
  6. ^ “Danh sách BCH TW Đảng khoá 13”.
  7. ^ “Bí thư, Chủ tịch Vĩnh Phúc bị yêu cầu kiểm điểm”.
  8. ^ “Bí thư, Chủ tịch Vĩnh Phúc bị yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc”.
  9. ^ “Uỷ ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu tỉnh Vĩnh Phúc huỷ bỏ các quyết định về cán bộ không đúng quy định”.
  10. ^ “Con gái Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc 8 tháng được bổ nhiệm 2 chức”.
  • x
  • t
  • s
Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam (2020 – 2025)
Bí thư Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Bí thư Tỉnh ủy trong hệ thống Trung ương Đảng khóa XIII
Thành phố Trung ương (5)
  • Thủ đô Hà Nội: Vương Đình HuệĐinh Tiến Dũng – Bùi Thị Minh Hoài (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Văn Nên (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Cần Thơ: Lê Quang Mạnh - Nguyễn Văn Hiếu
  • Đà Nẵng: Nguyễn Văn Quảng
  • Hải Phòng: Lê Văn ThànhTrần Lưu Quang - Lê Tiến Châu
Đồng bằng sông Hồng (8)
  • Bắc Ninh: Đào Hồng Lan (nữ) – Nguyễn Anh Tuấn
  • Hà Nam: Lê Thị Thủy (nữ)
  • Hải Dương: Phạm Xuân Thăng – Trần Đức Thắng
  • Hưng Yên: Đỗ Tiến Sỹ – Nguyễn Hữu Nghĩa
  • Nam Định: Đoàn Hồng PhongPhạm Gia Túc - Đặng Khánh Toàn
  • Ninh Bình: Nguyễn Thị Thu Hà (nữ) - Đoàn Minh Huấn
  • Thái Bình: Ngô Đông Hải - Khuyết
  • Vĩnh Phúc: Hoàng Thị Thúy Lan (nữ) - Dương Văn An
Tây Bắc Bộ (6)
  • Điện Biên: Nguyễn Văn Thắng – Trần Quốc Cường
  • Hòa Bình: Ngô Văn Tuấn – Nguyễn Phi Long
  • Lai Châu: Giàng Páo Mỷ (nữ)
  • Lào Cai: Đặng Xuân Phong
  • Sơn La: Nguyễn Hữu Đông - Hoàng Quốc Khánh
  • Yên Bái: Đỗ Đức Duy - Trần Huy Tuấn
Đông Bắc Bộ (9)
  • Bắc Giang: Dương Văn Thái - Nguyễn Văn Gấu
  • Bắc Kạn: Hoàng Duy Chinh
  • Cao Bằng: Lại Xuân MônTrần Hồng Minh - Khuyết
  • Hà Giang: Đặng Quốc Khánh - Nguyễn Mạnh Dũng (Quyền)
  • Lạng Sơn: Lâm Thị Phương Thanh (nữ)Nguyễn Quốc Đoàn - Hoàng Văn Nghiệm
  • Phú Thọ: Bùi Minh Châu
  • Quảng Ninh: Nguyễn Xuân Ký - Vũ Đại Thắng
  • Thái Nguyên: Nguyễn Thanh Hải (nữ) - Trịnh Việt Hùng
  • Tuyên Quang: Chẩu Văn Lâm - Hà Thị Nga
Bắc Trung Bộ (6)
  • Hà Tĩnh: Hoàng Trung Dũng
  • Nghệ An: Thái Thanh Quý - Nguyễn Đức Trung
  • Quảng Bình: Vũ Đại Thắng - Lê Ngọc Quang
  • Quảng Trị: Lê Quang Tùng - Khuyết
  • Thanh Hóa: Đỗ Trọng Hưng - Nguyễn Doãn Anh
  • Thừa Thiên Huế: Lê Trường Lưu
Nam Trung Bộ (7)
  • Bình Định: Hồ Quốc Dũng
  • Bình Thuận: Dương Văn An - Nguyễn Hoài Anh
  • Khánh Hòa: Nguyễn Khắc ĐịnhNguyễn Hải Ninh - Nghiêm Xuân Thành
  • Ninh Thuận: Nguyễn Đức Thanh
  • Phú Yên: Phạm Đại Dương
  • Quảng Ngãi: Bùi Thị Quỳnh Vân (nữ)
  • Quảng Nam: Phan Việt Cường – Lương Nguyễn Minh Triết
Tây Nguyên (5)
  • Đắk Lắk: Bùi Văn Cường – Nguyễn Đình Trung
  • Đắk Nông: Ngô Thanh Danh
  • Gia Lai: Hồ Văn Niên
  • Kon Tum: Dương Văn Trang
  • Lâm Đồng: Trần Đức Quận - Nguyễn Thái Học (Quyền)
Đông Nam Bộ (5)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Phạm Viết Thanh
  • Bình Dương: Trần Văn Nam – Nguyễn Văn Lợi
  • Bình Phước: Nguyễn Văn LợiNguyễn Mạnh Cường - Tôn Ngọc Hạnh
  • Đồng Nai: Nguyễn Phú Cường – Nguyễn Hồng Lĩnh
  • Tây Ninh: Nguyễn Thành Tâm
Tây Nam Bộ (12)
  • An Giang: Võ Thị Ánh Xuân (nữ) – Lê Hồng Quang
  • Bạc Liêu: Lữ Văn Hùng
  • Bến Tre: Phan Văn MãiLê Đức Thọ - Hồ Thị Hoàng Yến (Quyền)
  • Cà Mau: Nguyễn Tiến Hải
  • Đồng Tháp: Lê Quốc Phong
  • Hậu Giang: Lê Tiến ChâuNghiêm Xuân Thành - Khuyết
  • Kiên Giang: Đỗ Thanh Bình
  • Long An: Nguyễn Văn Được
  • Sóc Trăng: Lâm Văn Mẫn
  • Tiền Giang: Nguyễn Văn Danh
  • Trà Vinh: Ngô Chí Cường
  • Vĩnh Long: Trần Văn Rón – Bùi Văn Nghiêm
  • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ
  • Liên quan: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII & Bộ Chính trị khóa XIII
Flag of Việt NamPolitician icon Bài viết tiểu sử liên quan đến chính khách Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Thuý Lan Vĩnh Phúc