Hoang Tưởng Là Gì? Điều Trị Hoang Tưởng Như Thế Nào? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Hoang tưởng là gì?
- Phân loại hoang tưởng là gì?
- Những nội dung chủ yếu của hoang tưởng là gì?
- Những nguyên nhân gây nên triệu chứng hoang tưởng là gì?
- Những triệu chứng chính của hoang tưởng
- Chẩn đoán hoang tưởng như thế nào?
- Điều trị hoang tưởng là gì?
Hoang tưởng là một trong những biểu hiện phổ biến của các bệnh lý tâm thần. Trong đó, nhóm bệnh loạn thần rất thường xuất hiện triệu chứng hoang tưởng. Vậy thì hoang tưởng là gì? Nó có đặc điểm gì riêng biệt? Làm sao để chẩn đoán chính xác triệu chứng này? Những bệnh lý nào thường gây hoang tưởng? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây của ThS.BS chuyên khoa Tâm thần Nguyễn Trung Nghĩa.
Hoang tưởng là gì?
Hoang tưởng được định nghĩa là là một niềm tin vững bền và cố định. Nó dựa trên những cơ sở không đầy đủ mà người bệnh không thể chứng minh được bằng lý lẽ. Hoặc là những bằng chứng phi lý, không phù hợp với nền tảng văn hóa, truyền thống và giáo dục.
Đây là một biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Nó khác với niềm tin dựa trên những thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ. Hoặc những niềm tin bị nhầm lẫn, giáo điều, hoặc một số nhận thức bị tác động sai lệch. Hoang tưởng thường xảy ra trong bối cảnh của nhiều trạng thái bệnh lý, bao gồm thể chất và tinh thần nói chung. Nó có vai trò quan trọng chẩn đoán các bệnh lý tâm thần. Đặc biệt là các rối loạn loạn thần thuộc nhóm F2X theo ICD – 10.
Nguyên nhân của chứng hoang tưởng hiện chưa được biết rõ nhưng di truyền được cho là có vai trò nhất định. Điều trị tùy thuộc vào tình trạng được chẩn đoán là nguyên nhân. Và có thể bao gồm điều trị bằng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc hoặc cả hai.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tâm lý, tải ngay ứng dụng YouMed.
Xem thêm: Rối loạn dạng cơ thể: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Phân loại hoang tưởng là gì?
Hoang tưởng được chia thành bốn nhóm chính:
1. Hoang tưởng kỳ quái
Một hoang tưởng được xem là kỳ quái nếu nó hoàn toàn phi lý. Và không thể thể nào hiểu được bởi những cá nhân cùng nền văn hóa. Đồng thời nó không xuất phát từ kinh nghiệm sống thông thường. Một ví dụ được đặt tên bởi DSM-V là một suy nghĩ vững chắc rằng ai đó đã thay thế tất cả các cơ quan nội tạng của mình bằng nội tạng của người khác. Tuy nhiên không để lại sẹo, tùy thuộc vào cơ quan được đề cập.
2. Hoang tưởng không kỳ quái
Một hoang tưởng mặc dù sai nhưng ít nhất là có thể xảy ra trong cuộc sống sẽ được gọi là hoang tưởng không kỳ quái. Ví dụ, người bị hoang tưởng nghĩ rằng họ đang bị theo dõi liên tục bởi một ai đó, chẳng hạn như cảnh sát. Điều đó là không có thực, nhưng nó vẫn là một thực tế có thể xảy ra.
Xem thêm: Rối loạn lưỡng cực : Triệu chứng và cách điều trị
3. Hoang tưởng phù hợp với tâm trạng
Đây là bất kỳ hoang tưởng nào có nội dung phù hợp với tâm trạng của một người. Ví dụ, một người trầm cảm hoang tưởng rằng người thân không yêu thương mình, có âm mưu muốn hại mình. Hoặc một người ở trạng thái hưng cảm có thể nghĩ rằng họ là một vị thần có sức mạnh phi thường.
4. Hoang tưởng độc lập với tâm trạng
Đây là một hoang tưởng không hề liên quan đến trạng thái cảm xúc của người bệnh. Ví dụ, một người hoang tưởng rằng mình có một cánh tay hay cái chân mọc ra từ phía sau lưng. Hoang tưởng này là độc lập đối với trạng thái trầm cảm hoặc hưng cảm.
Những nội dung chủ yếu của hoang tưởng là gì?
Bên cạnh 4 nhóm chính trên, hoang tưởng còn được phân loại tùy thuộc vào nội dung của hoang tưởng. Điển hình là hoang tưởng:
- Bị hại: Luôn nghĩ người khác muốn ám hại mình. Đó có thể là người thân, người bạn, đồng nghiệp hoặc một người nào đó ghét mình.
- Sự kiểm soát: Niềm tin sai lầm rằng một người, một nhóm người hoặc lực lượng bên ngoài kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi,… của mình.
- Ghen tuông: Luôn luôn khẳng định rằng vợ chồng hoặc người yêu đang ngoại tình. Mà thực tế, người bệnh không hề có bằng chứng để khẳng định việc đó.
- Tự buộc tội: Suy nghĩ bối rối, hối hận hoặc cảm giác tội lỗi những hành vi của bản thân. Mặc dù những hành vi ấy không hề gây nên tội lỗi.
- Nghi bệnh: Luôn khẳng định rằng mình đang bị mắc một bệnh nào đó. Trong khi người thân, bạn bè, bác sĩ không thể giúp người bệnh từ bỏ suy nghĩ ấy.
- Hoang tưởng tự cao: Niềm tin bền vững rằng mình tài giỏi, có năng lực hơn những người khác. Đôi khi là một suy nghĩ cường điệu về sức mạnh, năng khiếu của bản thân.
- Một số hoang tưởng khác như: Hoang tưởng nghèo đói, tham khảo, chèn suy nghĩ, suy nghĩ đang bị đọc,…
Những nguyên nhân gây nên triệu chứng hoang tưởng là gì?
1. Ngủ quá ít
Một đêm trằn trọc có lẽ sẽ không gây ra những suy nghĩ hoang tưởng. Nhưng nếu bạn thường xuyên mất ngủ, nó có thể bắt đầu gây hại. Bạn có thể không suy nghĩ rõ ràng. Và bạn có nhiều khả năng xung đột với người khác hoặc có sự hiểu lầm với họ.
Có thể bắt đầu có vẻ như mọi người đang chống lại bạn khi họ chỉ hành động như mọi khi. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn thậm chí có thể bắt đầu nhìn và nghe thấy những thứ không có thực (gọi là ảo giác). Người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm để tỉnh táo và tinh thần khỏe mạnh.
2. Căng thẳng, stress
Khi căng thẳng gia tăng trong cuộc sống, bạn có thể bắt đầu cảm thấy nghi ngờ người khác nhiều hơn. Và căng thẳng không nhất thiết phải là điều gì đó tiêu cực như bệnh tật hoặc mất việc. Ngay cả một dịp hạnh phúc, chẳng hạn như đám cưới, có thể tạo ra một loại căng thẳng dẫn đến những suy nghĩ hoang tưởng cùng với niềm vui.
3. Rối loạn tâm thần
Nhiều bệnh lý tâm thần có thể gây ra triệu chứng hoang tưởng. Chẳng hạn như bệnh lý hưng cảm thường gây ra hoang tưởng tự cao. Bệnh tâm thần phân liệt thường xảy ra hoang tưởng kỳ quái. Trầm cảm thường gây ra hoang tưởng bị hại, tội lỗi. Nghiện rượu thường gây nên hoang tưởng ghen tuông.
Xem thêm bài viết về: Tâm bệnh và Tâm bệnh học – Khi nào là mắc tâm bệnh? (p1)
4. Việc sử dụng chất
Các loại ma túy như cần sa, chất gây ảo giác (LSD, nấm hướng thần) và chất kích thích (cocaine, methamphetamine). Những loại ma túy này có chứa hóa chất khiến một số người bị hoang tưởng trong thời gian ngắn.
Một khi hóa chất rời khỏi cơ thể của bạn, chứng hoang tưởng cũng sẽ biến mất. Việc lạm dụng rượu nhiều ngày hoặc nhiều tuần cũng có thể gây ra chứng hoang tưởng ngắn hạn. Và về lâu dài, nó có thể dẫn đến chứng hoang tưởng liên tục và thậm chí là ảo giác.
Nếu những suy nghĩ hoang tưởng đang khiến bạn lo lắng hoặc nếu bạn có các triệu chứng trầm cảm nhẹ, thuốc có thể khiến chúng trở nên tồi tệ hơn nhiều. Ở một số người, chúng có thể gây ra rối loạn tâm thần với triệu chứng là hoang tưởng lâm sàng thực sự.
5. Suy giảm trí nhớ
Bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác, có nhiều khả năng xảy ra khi bạn già đi, có thể thay đổi bộ não của bạn theo cách khiến bạn nghi ngờ người khác hơn. Bạn có thể nhận thấy rằng một người thân mắc chứng sa sút trí tuệ bắt đầu giấu những thứ như đồ trang sức hoặc tiền bạc. Hoặc tin rằng mọi người có ý định xấu với họ.
6. Tổn thương não
Hoang tưởng có thể xuất hiện sau một tổn thương ở não. Có thể bao gồm:
- Chấn thương sọ não: Tụ máu dưới màng cứng, ngoài màng cứng.
- Áp xe não.
- Viêm não, viêm màng não.
- Đột quỵ não.
- Dập não, u não,…
7. Bệnh hệ thống
Một số bệnh lý cơ thể có tính chất hệ thống có thể gây ra triệu chứng hoang tưởng. Điển hình là:
- Bệnh đái tháo đường.
- Thiếu máu não.
- Suy nhược cơ thể, suy thận, suy tim.
- Suy dinh dưỡng.
- Ung thư,…
Những triệu chứng chính của hoang tưởng
Mọi người đều trải qua những suy nghĩ hoang tưởng vào một thời điểm nào đó trong đời. Tuy nhiên, hoang tưởng bệnh lý là trải nghiệm liên tục của các triệu chứng và cảm giác vô căn cứ. Các triệu chứng của hoang tưởng bệnh lý có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nó có thể cản trở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các triệu chứng bao gồm:
- Căng thẳng hoặc lo lắng liên tục liên quan đến niềm tin của họ về người khác.
- Không tin tưởng vào người khác.
- Cảm thấy không tin tưởng hoặc hiểu lầm.
- Cảm thấy là nạn nhân hoặc bị ngược đãi khi không có mối đe dọa.
- Sự cách ly khỏi xã hội.
- Suy nghĩ cường điệu quá mức về năng lực, khả năng của bản thân.
- Ghen tuông một cách vô cớ.
- Có những suy nghĩ kỳ quái như: Điều khiển vũ trụ, nội tạng cơ thể bị biến dạng,…
Những người mắc chứng hoang tưởng có thể cảm thấy rằng những người khác đang âm mưu chống lại họ. Họ không tin tưởng vào thế giới xung quanh. Không thể duy trì mối quan hệ bình thường với mọi người. Chính những suy nghĩ lập dị đã khiến người bệnh dần bị tách rời khỏi xã hội.
Chẩn đoán hoang tưởng như thế nào?
Như đã định nghĩa về hoang tưởng, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ hỏi trực tiếp người bệnh, hoặc hỏi thông qua người thân của người bệnh. Thông tin khai thác bao gồm:
- Nội dung của những suy nghĩ, những niềm tin kỳ lạ của người bệnh. Mà người thân không thể nào tác động làm thay đổi được.
- So sánh niềm tin ấy với văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng.
- Khai thác tiền sử bệnh lý, chấn thương, sử dụng chất.
- Các triệu chứng kèm theo: Ảo giác, hành vi kỳ dị, cảm xúc, khí sắc,…
Tham khảo thêm: Rối loạn sử dụng rượu: Những điều bạn cần biết!
Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán, bao gồm:
- CT Scan sọ não.
- MRI sọ não.
- Đường máu, công thức máu.
- Điện tim, siêu âm tim.
- Điện não đồ.
- Test chất ma túy trong máu.
Từ đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán triệu chứng hoang tưởng. Đồng thời xác định bệnh lý nào gây ra triệu chứng hoang tưởng.
Điều trị hoang tưởng là gì?
Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và có thể bao gồm thuốc và liệu pháp tâm lý. Trị liệu tâm lý nhằm giúp những người mắc chứng hoang tưởng:
- Chấp nhận tính dễ bị tổn thương của họ.
- Nâng cao lòng tự trọng của họ.
- Phát triển niềm tin vào người khác.
- Học cách thể hiện và xử lý cảm xúc của họ theo hướng tích cực.
Điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng thường bao gồm liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh phát triển các kỹ năng đối phó. Mục đích là để cải thiện xã hội và giao tiếp. Đôi khi, bác sĩ kê đơn thuốc chống lo âu để điều trị triệu chứng cho những người thường xuyên lo lắng hoặc sợ hãi. Thuốc chống loạn thần không điển hình cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng hoang tưởng.
Những người bị tâm thần phân liệt có hoang tưởng thường phải dùng thuốc vì họ thường nhận thức sai về thực tế. Điều trị ban đầu thường bao gồm thuốc chống loạn thần. Thuốc chống lo âu và thuốc ổn định khí sắc cũng có thể được chỉ định kèm theo. Liệu pháp tâm lý và tư vấn cá nhân hoặc gia đình có thể là phương pháp điều trị kết hợp kèm theo.
Xem thêm: Rối loạn nhận thức thần kinh nhẹ: triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Khi bệnh hoang tưởng do lạm dụng ma túy, việc điều trị thường được hỗ trợ cho đến khi hết tác dụng của thuốc. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bạn tham gia vào một chương trình điều trị bằng thuốc.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng hoang tưởng. Đối với những người mắc chứng hoang tưởng, hãy tìm cách điều trị và theo đuổi nó, triển vọng thường tích cực. Tuy nhiên, điều trị có thể là một quá trình chậm cần kiên trì thực hiện theo đúng chỉ dẫn.
Những người mắc chứng hoang tưởng thường không tin tưởng vào người khác và coi những suy nghĩ hoang tưởng là có thật. Điều này gây khó khăn cho quá trình tìm kiếm phương pháp điều trị.
Nếu ai đó bạn biết đang có các triệu chứng của bệnh hoang tưởng, họ có thể không nghĩ rằng họ cần được chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bạn nên khuyến khích họ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Từ khóa » Không ảo Tưởng Là Gì
-
Ảo Tưởng Có Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Tâm Thần Không?
-
Các Loại ảo Tưởng/ ảo Giác Thường Gặp | Vinmec
-
Ảo Tưởng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Hoang Tưởng Là Gì? - Bệnh Viện Quận 11
-
Hội Chứng Hoang Tưởng Người Khác Cũng Yêu Mình (Erotomania)
-
Bạn Biết Gì Về Bệnh Hoang Tưởng Tự Cao? - Hello Bacsi
-
Rối Loạn Hoang Tưởng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rối Loạn Nhân Cách Hoang Tưởng (PPD) - Cẩm Nang MSD
-
Chứng Hoang Tưởng ảo Giác - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý
-
Hoang Tưởng, ảo Giác Là Bệnh Gì? Có Chữa Khỏi được Không?
-
Bệnh Tâm Thần Hoang Tưởng Là Gì?
-
Ảo Tưởng Là Gì? Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách điều Trị
-
SỨC KHỎE TÂM THẦN - Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia