Hoành Sơn - Wikimapia

Wikimapia The map created by people like you! Hoành Sơn Vietnam / Khu Bon Cu / Dong Hoi / World / Vietnam / Khu Bon Cu / Dong Hoi World / Vietnam / Bắc Trung Bộ / Quảng Bình / Đồng Hới interesting place Add category Hoành Sơn Hoành Sơn Hoành Sơn Hoành Sơn Hoành Sơn Hoành Sơn Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm đầu thì Hoành Sơn - Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã xây luỹ Lâm ấp để chống giữ quân Tấn thì đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng một hệ thống đôn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh. Kể từ khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc. Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung. Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển. Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước. Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển. Và hình như ít nơi có được, suốt từ Đèo Ngang ra tận Đèo Con là một bãi thật đẹp, cát trắng mịn màng, trời cao, đèo cao và biển mênh mông… Theo quốc lộ 1 A đến với Đèo Ngang, Đèo Con bạn sẽ được ngắm nhìn non nước kỳ vĩ quê tôi và nghe kể chuyện một địa danh mà sử sách từ hơn ngàn năm trước đã ghi. Ngày nay, Đèo Ngang với hai bãi tắm Hòn La (Quảng Đông) và Đèo Con (Hà Tĩnh) trở thành hệ thống du lịch thiên nhiên tuyệt vời, đang vẫy gọi bàn tay con người đến đầu tư khai thác. Sau khi đi hết con đường mòn rợp bóng thông trên đỉnh đèo .Cái nắng cháy người, cái rát của gió Lào tuyệt nhiên không còn ở đây, một không khí mát mẻ bao trùm tất cả. Đỉnh Đèo Ngang cách mặt biển 256 m. Trong sách Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn viết: "Núi Hoành Sơn châu Bố Chính gần xã Sơn Tiêu tiếp cõi Nghệ An, từ xa xưa mà đến, gò núi chập chùng, dăng ngang đến biển… Một dãy Hoành Sơn có ngọn như hổ ngồi, phượng múa…". Đèo Ngang nằm trong núi Phượng, từ dáng núi ấy, người xưa đã xây bậc đá thành đường lên đỉnh đèo. Chúng tôi đếm thử và ước tính con đường này phải chừng 2.000 bậc đá. Đây là con đường độc đạo để đi dãy núi Hoành Sơn. Trên đỉnh đèo có xây một cái cổng lớn từ năm Minh Mạng thứ 14 (1833) với ba chữ Hoành Sơn Quan trước mặt cổng. Với lối kiến trúc độc đáo, dáng vẻ Hoành Sơn Quan tọa trên đỉnh cao thể hiện công sức và trí tuệ của con người Việt Nam. Lũy đá từ cổng thành chạy dài ra biển và chạy vào trong núi sâu nhưng đã bị người dân ở đây khai hết, bây giờ chỉ còn lại dấu tích. Ngày trước, vua Quang Trung dẫn quân ra Bắc đánh giặc Thanh, khi qua đây nhà vua quyết định không đi qua cổng Hoành Sơn mà trổ đường khác. Hoàng đế Quang Trung muốn đất nước Việt Nam là một dải, không có sự ngăn chia. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đèo Ngang trở thành tuyến lửa, nơi bắn phá ác liệt của máy bay, tàu chiến Mỹ. Trong những năm 1967-1969, cổng Hoành Sơn là nơi chứa đạn pháo cao xạ. Mùa hè năm 1969, bom Mỹ đánh trúng đơn vị pháo, 8 chiến sĩ anh dũng hy sinh ngay tại đỉnh đèo. Đèo Ngang - Hoành Sơn Quan đi vào lịch sử không chỉ là sự bài trí cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn chứa trong mình những dấu ấn lịch sử vẻ vang qua từng thời kỳ của đất nước. Đứng trên đỉnh Đèo Ngang hôm nay đã thấy sự đổi thay của vùng đất này, màu xanh của lúa, màu đỏ tươi của mái nhà và xe máy của những công trình mới mở… Rời Đèo Ngang, bạn có thể phóng xe máy 15 phút vào bãi biển Hòn La, đây là bãi tắm lý tưởng về độ mặn, độ thoải và kín gió. Sau khi thỏa mãn với làn biển mát trong xanh, ta có thể phơi mình trên bãi cát vàng óng ánh hay vào rừng phi lao nhậu món hải sâm chỉ độc vùng này mới có. Nếu muốn đi xa hơn, bạn lên thuyền thăm đảo Gió - nơi cư trú của hàng vạn con chim hải âu, hay vào đảo Yến để ngắm những tổ yến xinh xắn treo lơ lửng trên vách đá. Tương lai đây sẽ là một quần thể du lịch của Quảng Bình Nearby cities: Coordinates: 17°57'22"N 106°29'4"E Add your comment in english

Comments

  • maikhanh Nơi điểm đầu chi viện chiến trường Quảng Bình, trong chiến tranh có nhiều con đường, địa danh đã trở thành điểm đầu tiên cho cả nước ra trận. Nơi ấy gồm những bến phà, cung đường, trọng điểm mãi mãi là chứng tích đẹp như khúc tráng ca góp phần đáng kể cho Mùa Xuân đại thắng 1975. Nơi ấy còn có những lời thề máu lửa của một thời và mãi mãi không phai. Đất của những lời thề Ngược lên đường 12, nơi có trận địa pháo cao xạ của đại đội Nguyễn Viết Xuân, một lời thề bằng máu đã ra đời. Vào tháng 5-1965, mặc dù bị gãy tay do bom nhưng Đội trưởng Nguyễn Viết Xuân vẫn yêu cầu đồng đội dùng dao cắt lìa cánh tay của mình, tiếp tục đứng trên bục chỉ huy chiến đấu với lời thề cắm sâu vào tâm trí nhiều thế hệ: “Nhắm thẳng quân thù. Bắn”. Ai đã từng qua Quảng Bình chắc chắn không thể quên bến phà Gianh và bến đò Gianh. Đây là hai cửa ngõ duy nhất để vượt qua sông Gianh vào Nam của bộ đội, cán bộ, thanh niên xung phong. Giặc đã trút xuống mỗi ngày hàng ngàn tấn bom đạn làm đường sá bị băm nát, hố bom dày đặc, xe không thể qua. Chính trong tình cảnh đó, một người mẹ tên Choàng sống ở làng Thuận Bài, xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch đã huy động bà con xóm giềng cùng trai tráng trong làng vào tháo nhà mẹ ra để lát đường cho xe qua, câu nói nổi tiếng của mẹ Choàng “xe chưa qua nhà không tiếc” cũng từ đó phát đi, lan tỏa khắp nơi dưới mưa bom bão đạn của không lực Mỹ. Sau này, trên những nẻo đường ra trận, TNXP làm đường đã nối tiếp câu thề của mẹ Choàng bằng một vế khác cũng hùng hồn, xúc động: “Xe chưa qua nhà không tiếc”, “Đường chưa thông không tiếc máu xương”. Nhớ lại những năm 1960, khi tàu Hồng Kỳ của Trung Quốc do bị hỏa lực Mỹ phong tỏa, không đưa được gạo vào bờ nên quyết định thả gạo xuống biển cho sóng đánh vào các xã Quảng Đông, Quảng Xuân, Quảng Phúc, Cảnh Dương… Thời đó, người dân bị cái đói bủa vây, khoai sắn không còn, nhiều người phải dùng xương rồng nấu cháo để ăn, vậy mà gạo tấp vào bờ nhiều vô kể vẫn được người dân vớt lên, giao lại bộ đội không thiếu một hạt. Bây giờ đến Quảng Bình, rẽ vào bất kỳ nhà nào cũng nghe kể về những câu chuyện người thân của họ hy sinh trong chiến đấu. Vào các làng ở Quảng Bình, gặp bất kỳ người nào ngoài 60 tuổi cũng nghe vô vàn sự truyền kỳ về đức hy sinh của con người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, và nghe kể lại những lời thề lần lượt ra đời trên mảnh đất lửa nhỏ bé như: “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. “Địch đánh rừng già ta ra rừng non, địch đánh rừng non ta ra bãi trọc, địch đánh bãi trọc ta bám mặt đường”... Những huyền thoại Rất khó để tìm một mảnh đất nào có vị thế chiến lược như Quảng Bình để cả nước vô Nam. Ở mảnh đất đầy nắng gió và cát bỏng rát này là nơi có nhiều tên đất, tên làng đã trở thành huyền thoại chiến đấu, huyền thoại nuôi quân. Như làng Cự Nẫm, ở miền Tây huyện Bố Trạch, những tháng năm tất bật chiến tranh, người làng Cự Nẫm đã ngày đêm ròng rã nuôi hàng ngàn chiến sĩ, đào hầm hào, công sự cho hàng ngàn người con thân thương của Tổ quốc có nơi trú chân cho ngày mai ra trận. Quảng Bình hơn 33 năm trước là địa chỉ tập kết hàng hóa, vũ khí và bộ đội. Mọi con đường chi viện từ Bắc vào Nam đều dồn vào đây và theo những con đường máu lửa vượt Trường Sơn như đường 12A, đường 20, đường 10, đường 11, đường 16... sang nước bạn Lào để vào miền Nam đánh giặc. Chính vì vậy, giặc Mỹ đã coi Quảng Bình là nơi phải hủy diệt, là cái túi để trút hàng hà sa số bom mìn. Thế nhưng, giặc đã không thể khuất phục được ý chí thống nhất Tổ quốc của cả dân tộc và tấm lòng kiên trung của người dân Quảng Bình. Trong những năm tháng đó, trên mảnh đất Quảng Bình, mỗi làng là một công sự chiến đấu, mỗi xã là mỗi trạm trung chuyển, mỗi nhà là một kho chứa hàng. Trên từng cung đường máu lửa là nơi thể hiện ý chí, bản lĩnh của tuổi trẻ cả nước. Còn đó những tên đất, tên làng mà mỗi khi nhắc đến là hàng triệu con tim không thể nào thôi thổn thức như bến phà Long Đại, phà Xuân Sơn, đèo Đá Đẽo... mỗi ngày chịu hàng chục trận bom lớn nhỏ mà vẫn quân đi rầm rập ngày đêm. Rồi đường 20 - Quyết Thắng luôn bị B52 rải thảm, nhưng vẫn nổi lên những huyền thoại như: Hang Tám TNXP, ngầm Trạ Ang, đỉnh UBò, cua chữ A, dốc Ba Thang... tất thảy gắn liền tên tuổi của những cô gái, chàng trai tuổi đời chỉ vừa mười tám đôi mươi... Rồi Cổng Trời, Mụ Giạ, Bãi Dinh... trên đường 12A vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của những cựu binh như khúc tráng ca máu lửa. Nơi điểm đầu cả nước vô Nam còn có ngã ba Khe Ve, là điểm đầu của đường ống dẫn xăng dầu, điểm đầu của đường dây thông tin tải ba, điểm đầu của đường giao liên hành quân bộ... Quảng Bình, còn được cả nước biết đến những địa danh lịch sử khác mà ở đó gắn liền với những người con anh hùng, như sông Nhật Lệ với hình ảnh mẹ Suốt chèo đò đưa bộ đội qua sông; rồi người anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế trên tuyến đường 12A thông đường trong mưa bom bão đạn, được 5 lần gặp Bác Hồ; hay anh hùng Đinh Thị Thu Hiệp trên đèo Đá Đẽo, bom dội liên hồi nhưng vẫn bám đường, bám đất cho xe thông tuyến; rồi Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy là một trong những huyền thoại hiếm hoi về bắn cháy tàu khu trục của đế quốc... Vào tháng 4-2000, không phải ngẫu nhiên mà mảnh đất Quảng Bình được Chính phủ chọn là điểm khởi công tuyến đường Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hóa. Và con đường huyền thoại năm xưa đã trở thành con đường công nghiệp hóa, thênh thang băng qua cái đói, cái nghèo đưa đất nước vào thời kỳ mới. Minh Phong 17 years ago | reply | hide comment
Add comment for this object Your comment: Post comment
  • Similar places
  • Nearby places
  • Nearby cities
  • DNG Resort 4.7 km
  • Gio small island - VN 20 km
  • Dong Hoi City 47 km
  • Son Doong cave system 57 km
  • Đập Dình của xóm 3 85 km
  • Công Viên Cửa Nam 118 km
  • Hòn Ngư (Hon Ngu) 121 km
  • The Rockpile (US firebase) 136 km
  • BAN-DONG (LAOS) 146 km
  • Pon yang kham restaurant 262 km
  • Ky Nam commune 1.6 km
  • Quang Dong commune 3.1 km
  • Quang Phu commune 7.4 km
  • Quang Tung commune 12 km
  • Quang Chau commune 14 km
  • Quang Hung commune 14 km
  • Quang Trach district 17 km
  • Thôn Hà Tiến 17 km
  • Quang Xuan commune 19 km
  • Núi Đồng Nưa 20 km
  • 55 km
  • 241 km
  • 341 km
  • 412 km
  • 432 km
  • 437 km
  • 445 km
  • 580 km
  • 663 km
  • 718 km
Ky Nam commune Quang Dong commune Quang Phu commune Quang Tung commune Quang Chau commune Quang Hung commune Quang Trach district Thôn Hà Tiến Quang Xuan commune Núi Đồng Nưa ×

Post comment

Log in with Facebook Log in with VK

or continue as guest

Wikimapia username Your name Please enter your name Post comment

Từ khóa » Dãy Núi Hoành Sơn Có Hướng Nào