Hoạt động Kiểm Soát Nội Bộ Của Ngân Hàng Nhà Nước Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước là công việc được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra tại đơn vị.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
– Thông tư 16/2011/TT-NHNN
Kiểm soát nội bộ Ngân hàng nhà nước là công việc mà các cá nhân hoặc cá nhân của tổ chức kiểm soát nội bộ chuyên trách tại đơn vị kiểm tra việc thực hiện công việc của từng cá nhân, đơn vị trong quá trình thực thi các quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan, nhằm đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra tại đơn vị.
1.Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ
– Đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả.
– Phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể xẩy ra trong hoạt động tại đơn vị. Quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực tại đơn vị an toàn và hiệu quả.
– Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ.
– Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.
2. Nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ
– Hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, duy trì đối với mọi hoạt động của đơn vị, trong đó tăng cường kiểm soát đối với hoạt động, nghiệp vụ có rủi ro cao.
– Lãnh đạo các cấp của đơn vị đều phải nhận dạng, đánh giá rủi ro trong hoạt động để có biện pháp kiểm soát rủi ro, quản lý rủi ro thích hợp.
– Hoạt động kiểm soát nội bộ gắn liền với các hoạt động hàng ngày của đơn vị; cơ chế kiểm soát nội bộ được quy định và tổ chức thực hiện ngay trong quy trình nghiệp vụ tại đơn vị dưới nhiều hình thức như:
a) Cơ chế phân cấp uỷ quyền được thiết lập và thực hiện một cách hợp lý, phân công nhiệm vụ phải rõ ràng, minh bạch.
b) Cơ chế kiểm tra, giám sát giữa các cá nhân, các bộ phận trong quá trình xử lý quy trình nghiệp vụ.
c) Tuân thủ nguyên tắc kiểm soát kép. Nguyên tắc kiểm soát kép là yêu cầu trong việc phân công nhiệm vụ tại đơn vị có ít nhất hai người thực hiện và kiểm tra đối với một công việc nhằm đảm bảo an toàn tài sản và hiệu quả công tác. Không để một cá nhân nào có thể thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.
– Đảm bảo mọi cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị đều phải quán triệt được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ và vai trò của từng cá nhân trong quá trình kiểm soát nội bộ; đồng thời phải tham gia thực hiện một cách đầy đủ, có hiệu quả các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan.
3. Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ
– Ban hành và thường xuyên rà soát các văn bản để sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng cán bộ trong điều hành và xử lý công việc. Duy trì công tác kiểm soát nội bộ trong từng phòng, ban, nhằm kiểm soát toàn diện hoạt động của đơn vị.
– Phổ biến thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các văn bản chế độ của Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng, cơ chế, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước đến tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị.
– Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán kế toán và đảm bảo hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, tình hình tuân thủ trong đơn vị một cách kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả.
– Hệ thống thông tin, tin học của đơn vị phải được giám sát, bảo vệ một cách hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập (back-up) nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ như thiên tai, cháy nổ…. để đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của đơn vị.
– Tất cả các cá nhân, các bộ phận của đơn vị phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật.
>>>Xem thêm Quản lý quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng nhà nước
Từ khóa » Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Ngân Hàng Là Gì
-
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA MỘT NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI ...
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Ngân Hàng Là Gì? Tầm Quan Trọng Của ...
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? Mục đích Và Hạn Chế Của Hệ Thống
-
Khái Quát Về Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại VPBank
-
Một Số Vấn đề Về Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Ngân Hàng ...
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Trong Ngân Hàng Thương Mại
-
Định Hướng Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Ngân Hàng ...
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt động Tín Dụng Cá Nhân Tại Các Ngân ...
-
Kiểm Soát Nội Bộ Ngân Hàng Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
[PDF] Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng
-
Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì?
-
KHÁI QUÁT HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI ...
-
Kiểm Soát Nội Bộ Theo COSO 2013 Và Mối Quan Hệ Với Hiệu Quả ...
-
5 Thành Phần Của Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC