Hoạt Động - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Sóc Trăng
Có thể bạn quan tâm
KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1. Vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước Việt Nam
Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1960 bằng một đạo luật là Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước.
Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được được tổ chức ở 3 cấp, gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 691 Viện kiểm sát cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
- Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn...
- Viện kiểm sát quân sự cấp Khu vực.
Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm. Một người chỉ được bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không quá 2 nhiệm kỳ.
Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.
Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.
3. Các chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên.
- Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
- Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm.
- Kiểm tra viên: giúp Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật; trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; thi hành các bản án: trong công tác xét khiếu tố và một số nhiệm vụ pháp lý khác do Viện trưởng phân công. Giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra hồ sơ, hoặc trực tiếp kiểm tra các vụ án thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân.
TẬP THỂ LÃNH ĐẠO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
VIỆN TRƯỞNG NGUYỄN HÒA BÌNH |
Từ khóa » Hệ Thống Viện Kiểm Sát Việt Nam
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát
-
Khái Quát Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân - VKSND Tỉnh Kiên Giang
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân
-
Trao đổi Về Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Hệ ...
-
Sơ Lược Về Ngành Kiểm Sát
-
Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội | Hanoi Procuratorate University
-
Sự Ra đời Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Việt Nam
-
CSDLVBQPPL Bộ Tư Pháp - Tổ Chức Viện Kiểm Sát Nhân Dân
-
Hệ Thống Bộ Máy Tổ Chức - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Quảng Trị
-
Giới Thiệu - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Cao Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Ngành Kiểm Sát Nhân Dân