Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở, Có Những Quy Tắc Không Ai Nói Ra ...

TIN MỚI

Người xưa thường nói: Quốc có quốc pháp, gia có gia quy; không có quy củ, không thành phạm vi.

Những quy tắc mà tổ tiên chúng ta để lại hàng nghìn năm không phải vô lý, mà đó là đúc kết tinh túy trong đạo đối nhân xử thế từ xưa đến nay. Do đó, dù đặt trong thời đại nào, người ta vẫn tìm được rất nhiều giá trị lớn để các thế hệ mai sau trân trọng và ghi nhớ.

Một lời nói bất cẩn, thiếu suy nghĩ có thể làm mất thiện cảm, gây ra bất hòa. Một hành động chân thành yêu thương lại có thể đem tới hạnh phúc thực sự. Một cử chỉ đúng lúc có thể mang lại tin tưởng, bình an. Cho nên mới nói, học được đối nhân xử thế chính là học được con đường dẫn lối tới thành công trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.

Muốn học đối nhân xử thế là phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”, học từ những điều không đáng kể nhất để thay đổi từng thói quen nhỏ nhất, từng cử chỉ tưởng là thông thường.

Có những quy tắc xã hội chẳng ai nói ra, nhưng tất cả đều nên ngầm hiểu như sau

01. Khi ở nhà

Nhận đồ từ người lớn tuổi thì phải dùng cả hai tay để cầm đồ vật.

Khi người lớn đến nhà, người trẻ phải đứng dậy đón tiếp; khi người lớn chưa ngồi, người trẻ trong nhà đừng ngồi trước.

Khi tới nhà người khác thì đừng đứng giữa cửa; bước vào nhà đừng nên giẫm lên ngạch cửa.

Mọi người ngồi ăn cơm trên cùng một bàn thì đừng mang đồ ăn khác ra ăn một mình.

Thẳng thắn cũng phải tùy trường hợp, nên nhớ lời nói một khi đã thốt ra rồi sẽ không thu lại được nữa, nhất là với người thân.

Đừng mang những cảm xúc, tâm trạng trong công việc về nhà.

Khi cha mẹ dạy bảo, nói ít đi, nghĩ nhiều thêm, đừng cứng đầu.

Học ăn học nói học gói học mở, có những quy tắc không ai nói ra nhưng luôn phải tự hiểu - Ảnh 1.

02. Khi xử sự

Đừng vạch trần khuyết điểm của người khác, đừng khen ngợi ưu điểm của bản thân.

Khen ngợi trước khi góp ý cũng giống như nha sĩ bắt đầu công việc bằng thuốc tê. Nó sẽ giúp bệnh nhân khỏi đau đớn khi bị nhổ răng.

Luôn nhìn nhận sự đóng góp của người khác một cách công bằng, dù đó là đóng góp rất nhỏ.

Đối với tình bạn nông cạn thì đừng nói quá sâu, đối với tình bạn đã kết thúc cũng không được nói xấu.

Tính nóng đừng lớn hơn bản lĩnh, tham muốn đừng lớn hơn năng lực. Giải quyết mọi việc bằng lý trí, và đừng sử dụng cảm tính để tư duy.

Bất cứ khi nào bạn muốn hỏi ý kiến hay nhờ vả sự giúp đỡ của ​​người khác, hãy thể hiện thái độ đúng mực và biết ơn, nên đến tận nhà để thể hiện thành ý (nếu họ cho phép). Luôn lịch thiệp dù bị từ chối, không ai có nghĩa vụ tốt với bạn cả đời.

Học cách lắng nghe chân thành. Trong tiếng Hán, từ “lắng nghe” được viết bởi những nét chữ tạo nên bằng 5 từ bên trong – tai, mắt, tim, một, và vua. Lắng nghe ở đây bao hàm ý chúng ta luôn cần phải mở rộng tai, mắt, tấm lòng, hòa làm một với người đang giao tiếp và cho họ thấy được sự quan trọng của họ.

Khi vay tiền ai, cố gắng hoàn trả nhanh nhất trong khả năng mình có thể. Đừng đợi tới khi người ta nhắc mới tỏ ra giật mình: “Ôi tôi quên mất!”

Có lẽ bạn có thể lách được tất cả các luật, nhưng chắc chắn không lách được luật nhân quả. Vì thế, hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình.

03. Khi ăn uống

Rửa bát là một cách cảm ơn cho người đã nấu ăn.

Ngồi vào chỗ rồi không nhấp nhổm, không đi lại liên tục, vung tay vung chân ảnh hưởng mọi người xung quanh.

Nên đợi chủ nhà lên tiếng mời, khách tỏ lời cảm ơn, sau đó mới ăn.

Dùng đũa gắp rau, dùng thìa múc canh, lấy lượng vừa phải đủ ăn chứ không tràn lan, thừa mứa.

Dùng đũa sạch (đổi đầu đũa ăn) khi gắp đồ mời người khác.

Không dùng đũa, thìa đã sử dụng để “bới” đồ ăn chung của mọi người.

Khi rời bàn ăn, chủ nhà nồng nhiệt chào hỏi, khách mời chân thành cảm ơn.

Không dùng đũa, thìa để gõ bát, gõ mâm. Hành động này liên tưởng tới người ăn xin, mang ngụ ý xui xẻo, mất lộc.

Học ăn học nói học gói học mở, có những quy tắc không ai nói ra nhưng luôn phải tự hiểu - Ảnh 2.

04. Khi ra ngoài

Đổ xăng đầy bình sau khi mượn xe của người khác.

Học nhiều thêm một kĩ năng, nói ít đi một câu nhờ vả người khác.

Gặp người khác phải chủ động chào hỏi, đây là quy tắc lễ nghĩa cơ bản nhất.

Quần áo, mũ nón không cần lộng lẫy, đẹp đẽ nhưng phải sạch sẽ, gọn gàng.

Không lớn tiếng bắt chuyện người khác ở những nơi công cộng đông người, gây ảnh hưởng tới người xung quanh.

Nếu nghe nhạc hay chơi game tại nơi đông người thì nên mở nhỏ tiếng, hoặc dùng tai nghe.

Nếu có ai đó hỏi đường đi, nên nhiệt tình chỉ dẫn cho họ một cách chi tiết nếu biết rõ.

Khi nhìn thấy người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ hoặc bà bầu hoặc người khuyết tật trên xe, chủ động nhường chỗ nếu tiện.

Không hút thuốc khi có người xung quanh tỏ ra khó chịu.

Đừng đánh giá người xăm trổ là đầu gấu, cô gái ăn mặc nóng bỏng là gái hư, hay anh chàng trọc đầu là nhà sư.

Hãy giữ thái độ tốt với những người làm trong ngành dịch vụ.

Khi người khác ngủ, cần phải yên lặng.

05. Khi tiếp khách

Lần đầu gặp mặt, cố gắng nhớ tên của đối phương.

Khách gần đến cửa, chủ nhà phải đến trước để mở cửa cho khách.

Khi phục vụ trà bánh, trái cây cho mọi người, phải mời người lớn tuổi trước tiên, sau đó mới tới các thế hệ trẻ hơn, trước tiên cho khách lạ, sau đó tới khách quen.

Chủ nhà nên cùng ngồi xuống, nâng ly mời khách.

Người khác có thể tự cười giễu bản thân họ, nhưng bạn tuyệt đối đừng có hùa theo.

Khiến người khác mất vui là một hành động vô cùng bất lịch sự.

Khách phương xa ra về nên thu xếp đi tiễn, đưa họ lên xe khách rồi mới trở về. Người ta đã bỏ thời gian và công sức tới thăm, chủ nhà cũng nên đáp lễ bằng lòng chân thành.

06. Khi khánh điếu

Nếu nhà có đám tang, đừng trực tiếp tham gia vào các sự kiện tốt lành ở nơi khác, chỉ gửi tặng quà mừng làm lòng thành.

Đừng vào nhà người ta trong trang phục tang tóc, không xem lễ mừng của nhà có việc vui. Không phải quy tắc nhưng nên tránh.

Khi đeo phù hiệu lễ tang, phải cởi ra khi kết thúc buổi lễ, không mang đi nơi khác.

Trưởng thành rồi, đừng làm 4 điều tốn công vô ích này: Số 1 chính là không "nhúng mũi" vào chuyện của người khác

Từ khóa » Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở