Học ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở - Gõ Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nói về việc cần thiết phải học được cách ứng xử trong cuộc sống, tục ngữ ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Câu tục ngữ khuyên ta phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực.
Xem thêm bài viết: Ca dao “Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ”
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Không chỉ là một cách nói văn vần, xuôi tai, dễ nhớ, dễ hiểu, lời khuyên dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở” của ông cha ta đã trở thành một trong những phương châm ứng xử hay nhất và có giá trị vượt thời gian. Học là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức. Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết của đời sống xã hội.
Học ăn nghĩa là học những phép lịch sự trong ăn uống. Học nói là học nói những điều hay, lẽ phải. Học gói là học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí. Và học mở là học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Học ăn, học nói, học gói, học mở cho ta nhiều bài học có ý nghĩa thiết thực. Trong cuộc sống phải biết trước biết sau, phải khéo léo trong công việc. Quan trọng hơn là biết cách đối nhân xử thế.
Ăn uống lịch sự thể hiện nếp sống văn minh
Ăn là bản năng tự nhiên để duy trì sự tồn tại của con người. Vì thế học ăn cũng là học cách tồn tại và phát triển. Ăn uống từ lâu đã không chỉ là tiềm thức của bản năng. Đó còn là hành động của lý trí, tình cảm.
Thuở còn túng thiếu, ông cha ta đã có câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, “miếng ăn là miếng tồi tàn”,… Nhằm ý nhắc nhở mọi người cần có thái độ ăn uống đúng mực, phong cách ăn uống tế nhị. Trong quá trình ăn phải trông trước nhìn sau, kính trên nhường dưới, tránh phàm ăn tục uống.
Thời nay cuộc sống vật chất no đủ hơn. Thế nên, câu chuyện ăn gì, ăn như thế nào, ăn làm sao để có văn hóa, càng quan trọng. Việc ăn uống đã trở thành một nét đẹp làm nên văn hóa ứng xử của con người. Học ăn thực chất là cách giúp mỗi người ngày càng có văn hóa hơn.
Xem thêm: Ca dao “Ai ơi chớ vội cười nhau/Ngẫm mình cho kỹ trước sau hãy cười”
Càng về sau, ý nghĩa của học ăn càng được mở rộng. Bởi ta ăn, chẳng còn chỉ vì đói. Ăn còn là để thưởng thức cái ngon, cái đẹp. Qua mỗi món ăn ta còn biết thêm về văn hóa của vùng miền.
Thêm đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được nhắc đến rất nhiều. Việc ăn gì để đảm bảo cho sức khỏe cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm. Học ăn để có kinh nghiệm để biết đồ ăn nào sạch, đồ ăn nào bẩn, cái ăn được, cái không thể ăn.
Song song với đó thì tình cảm và thái độ sống cũng góp phần quyết định trong việc ăn như thế nào. Nhìn người khác để ăn. Ăn vừa đủ, ăn có văn hóa có lẽ là những tiêu chí đầu thể hiện văn hóa ăn uống.
Lời nói gắn liền với đạo đức, trách nhiệm
Việc học nói cũng gần giống như chuyện học ăn. Bởi nói cũng là bản năng của con người.
Nói năng là một phần thiết yếu làm nên văn hóa ứng xử. Trong đời sống thường ngày, ta nói vì mình, vì người khác, vì cộng đồng xã hội. Tuy nhiên hiện nay ý nghĩa của lời nói được mở rộng. Nó trở thành vấn đề của đạo đức và trách nhiệm sống.
Trong thực tế có những lời hay, ý đẹp, nhã nhặn, tinh tế. Có những lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh giao tiếp. Những âm thanh ấy không những làm vừa lòng người nghe, mà còn góp phần làm trong lành môi trường văn hóa giao tiếp.
Ngược lại ta cũng thấy còn tồn tại những lời nói tục, nói bậy. Không thiếu những kiểu người gặp đâu nói đấy, nói không suy nghĩ. Nhiều người ngụy biện cách nói năng vô duyên ấy là thẳng tính. Nhưng rõ ràng những từ ngữ xỏ xiên, chua cay, thâm độc dù vô tình cũng sẽ làm tổn thương người nghe.
Vì thế một con người có hiểu biết, có học nói sẽ nói một cách có trách nhiệm. Kẻ vụ lợi, gian xảo sẽ nói những gì có lợi cho mình. Kẻ ích kỷ, độc ác sẽ nói mọi thứ bất chấp sự tổn hại tới người khác. Nhưng người nói chuyện bằng cái tâm và được học tập, rèn luyện cách thể hiện lời nói sẽ dùng lời nói của mình để khích lệ, cảm hóa người khác.
Thực tế cho thấy, kỹ năng nói luôn có được những ưu thế trong các cuộc tranh luận, trong giao tiếp và công việc hàng ngày. Học nói là bài học quan trọng cho bất cứ ai, ở bất cứ thời điểm nào.
Cần biết ứng xử khéo léo, “gói” và “mở” đúng lúc, đúng chỗ
Nói tiếp về việc “học gói, học mở”, cha ông ta không chia, tách chuyện gói, mở. Có gói ắt phải có mở, đó cũng là một lẽ thường tình trong đời sống.
“Gói, mở” không đơn thuần là động tác “gói”, “mở” những quà tặng, vật dụng sinh hoạt. Phạm trù của “gói”, “mở” rất sâu rộng, bao hàm hầu hết các vấn đề trong đời sống, công việc.
Học gói không chỉ là học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí. Và học mở không dừng lại là học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Nó mang ý nghĩa sâu xa hơn, đó còn là thể hiện cách làm sao cho khéo léo, linh hoạt, sáng tạo.
Đó là cách ứng xử uyển chuyển, phù hợp với diễn biến muôn hình vạn trạng tình huống, hoàn cảnh trong cuộc sống. Đó cũng là cách đối đáp, đền ơn, trả nghĩa sao cho có trước có sau, có đầu có cuối. Một người khôn ngoan ngoài khả năng biết “gói” đúng lúc, cũng phải biết cách “mở” đúng chỗ. Bên cạnh đó còn biết cân đối hài hòa giữa nhận và cho, giữa cống hiến, hy sinh và thụ hưởng.
Tham khảo thêm bài viết: Ca dao “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Thế nên, việc “học gói, học mở” là một cách rèn luyện kỹ năng làm việc khéo léo. Nó cũng là một cách bồi đắp kỹ năng sống tích cực, nhân văn.
Hoàn toàn không phải tiện miệng nói theo vần, việc “học gói, học mở” được xếp ngang với việc học ăn, học nói. Việc “học gói, học mở” chính là để mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn, để việc làm có hiệu quả hơn, để mỗi người sống vui vẻ hơn.
Lời kết
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” khuyên chúng ta nên học tập từ những điều nhỏ nhất. Vì đó chính là những “sợi tơ” góp phần dệt nên “tấm thảm” văn hóa làm đẹp nhân cách mỗi người. Ăn, nói, gói, mở có duyên thực ra không khó. Trong cuộc sống, chỉ cần ta chú ý quan sát và học hỏi từ những người xung quanh thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng.
Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Học ăn, học nói, học gói, học mở Download Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun Xem thêm: ca dao, thành ngữ, tục ngữXem thêm: Chiếc áo không làm nên thầy tu
Từ khóa » Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở ý Nghĩa
-
Top 5 Bài Giải Thích Câu Tục Ngữ Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở
-
Học ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở Có ý Nghĩa Là Gì? - Tinhte
-
Chứng Minh Câu Học ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở (15 Mẫu) - Văn 7
-
Học ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Nêu ý Nghĩa Của Câu Học ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở - Mai Anh
-
Ý Nghĩa Của Câu Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở - TopLoigiai
-
Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở Có Nghĩa Là Gì?
-
Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở Có Nghĩa Là Gì? - Tạp Chí Đáng Nhớ
-
Từ Điển - Từ Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Ý Nghĩa Của Câu Tục Ngữ Học An, Học Nói, Học Gói, Học Mở - Hàng Hiệu
-
Ý Nghĩa Câu Học ăn, Học Nói, Học Gói, Học Mở - .vn
-
Ý Nghĩa Của Câu Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở Ngắn Gọn Nhất
-
Nêu Nội Dung Và ý Nghĩa Của Câu Tục Ngữ" Học ăn Học Nói ... - Hoc24
-
Học ăn Học Nói Học Gói Học Mở Có Nghĩa Là Gì? - Zaidap