Học Bác Hồ Về đức Tính Khiêm Tốn - Thành ủy TPHCM
Có thể bạn quan tâm
Sự khiêm tốn của Hồ Chí Minh được tích lũy và rèn giũa trong suốt cuộc đời cách mạng; chính sự khiêm tốn đó không phải chỉ được mọi người yêu mến, kính trọng mà còn là một cách để Người học tập. Khi bắt đầu học viết báo, Người chăm chú học với ông Jean Longuet (1876 – 1938), Chủ nhiệm báo Populaire, cơ quan của Đảng Xã hội Pháp, cẩn thận làm theo yêu cầu của ông, tập viết những tin dài, rồi viết lại thành tin ngắn, viết xong đều có đối chiếu với bản được đăng báo để xem đã viết sai điều gì, có điều gì cần chỉnh sửa… Nhờ vậy mà Người đã trở thành một nhà báo vĩ đại với hàng ngàn tác phẩm, viết bằng nhiều thứ tiếng, đăng trên nhiều tờ báo trong và ngoài nước. Dẫu là một nhà báo chuyên nghiệp, sắc sảo, nhưng Bác chỉ cho rằng mình “có ít nhiều kinh nghiệm làm báo” mà thôi… Ngay cả khi trở thành Chủ tịch nước, có khi viết xong một bài báo, Người còn đưa cho anh em bảo vệ, phục vụ để mọi người đọc xem có hiểu không, nếu chưa hiểu thì Người sẽ sửa lại…
Có nhiều câu chuyện kể đức tính khiêm tốn và giản dị của Bác, mà mỗi chuyện đều là một bài học sâu sắc và quý báu. Bác không nhận mình là nhà thơ mà chỉ nhận là người có tấm lòng yêu thơ, trong khi Bác có nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng được ghi nhận, trong đó nhiều bài trong tập Nhật ký trong tù được thi hào Trung Quốc Quách Mạt Nhược (1892 – 1978) ca ngợi là sánh ngang với những bài đỉnh cao của thơ Đường. Quốc hội có nguyện vọng tôn vinh Bác là công dân số một và quyết định tặng huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao Vàng nhưng Bác không nhận vì Bác cho là bấy giờ miền Nam chưa giải phóng thì Bác chưa hoàn thành nhiệm vụ. Bác nói Bác đi đến nơi nhưng chưa về đến chốn nên hoãn việc trao tặng đó lại và Người muốn trao huân chương đó cho Bác Tôn...
Khi Bác Hồ thăm Indonesia (năm 1959), Tổng thống nước này là Sukarno (1901 – 1970) rất ngưỡng mộ Bác và tặng Bác bằng tiến sĩ danh dự Trường Đại học Padjajaran, ở thành phố Bangdung, đó là tấm bằng tiến sĩ danh dự duy nhất của Người; đồng thời ông mời Bác nói chuyện với các giáo sư, tiến sĩ và sinh viên một trường đại học lớn ở thủ đô của Indonesia. Ở đây, Bác có bài phát biểu giản dị và khiêm nhường: Tôi không có may mắn được học hành đầy đủ như các bạn, tôi chỉ tự học, cuộc sống là người thầy vĩ đại của tôi, thực tiễn đem lại cho tôi những tri thức về xã hội và nhân văn... Bài phát biểu của Bác được cả hội trường chăm chú lắng nghe… Trong cuộc gặp với Tổng thống Sukarno, trước sự đón tiếp long trọng và chân tình của bạn, Người đã có đáp từ mở đầu bằng câu “Tôi đã chuẩn bị bài nói theo thủ tục, nhưng trong bầu không khí nồng nhiệt này, tôi chỉ xin nói mấy lời tự đáy lòng…”. Thái độ đó rất khiêm tốn và tình cảm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh được đón tiếp nồng nhiệt trong chuyến thăm của Người đến Ba Lan, tháng 7/1957. (Ảnh tư liệu)Vậy đó, trước sau Hồ Chí Minh vẫn chỉ xem mình là một nhà cách mạng chuyên nghiệp phục vụ nhân dân với “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Là Chủ tịch nước nhưng Người ví mình như “người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mặt trận”… Vì lẽ đó, Người dạy thiếu nhi phải “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” trong 5 lời dạy nổi tiếng của mình…
Đồng chí Song Tùng, Đại sứ của nước ta nhiều năm ở nước ngoài kể một câu chuyện về đức khiêm tốn của Bác Hồ: năm 1957, trong bữa cơm thân mật, một lãnh đạo Ba Lan có hỏi Bác: “Thưa Chủ tịch, đồng chí là người nổi tiếng về khiêm tốn. Vậy thưa đồng chí, khiêm tốn phải như thế nào?”. Bác trả lời rằng: “Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam. Đối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình. Đối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập. Đối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta”.
Đó có thể xem là một định nghĩa về sự khiêm tốn. Cán bộ, đảng viên hiện nay cần thực sự chú trọng học đức khiêm tốn của Bác Hồ. Đó là không bao giờ tỏ ra mình là người quan trọng, bởi trên thực tế, người dù quan trọng nào cũng có thể thay thế. Đó là phải luôn cầu thị, lắng nghe, bởi có lắng nghe mới biết được mình hay hoặc dở chỗ nào, mới phát huy được trí tuệ tập thể. Đó là phải cầu thị tiếp thu khi được phê bình, góp ý, bởi không người nào có thể luôn luôn đúng, nếu có sai thì phải mạnh dạn sửa chữa, khắc phục. Đó là không đặt cá nhân lên trên tập thể, dù mình là người đứng đầu tập thể đó, bởi sức mạnh của tập thể bao giờ cũng hơn sức mạnh cá nhân và cá nhân có ý áp đặt tập thể thì đó là bắt đầu sự chuyên quyền… Đó là không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, trình độ về mọi mặt, trong đó phải học từ cấp dưới, từ nhân dân với tinh thần không bao giờ và không thể nào việc gì mình cũng biết, cũng giỏi…
Tiếc rằng trên thực tế, có những cán bộ, đảng viên không tỏ ra mình khiêm tốn. Có người hay tỏ ra ta đây quan trọng, hay quát nạt cấp dưới, hách dịch với nhân dân, luôn cậy công, cậy quyền, cậy bằng cấp… Có người chỉ thích người ta khen mà không muốn ai góp ý, càng không muốn tiếp nhận phê bình, nếu lỡ bị phê bình thì “sừng cồ” hoặc tìm cách đổ lỗi. Có người thích được đề cao, hay “bắt bẻ” từng chi tiết trong chức danh, chức vụ, học hàm, học vị… Có người hay đòi hỏi thành tích, biểu dương này nọ trong khi còn nhiều người khác có thành tích xứng đáng hơn nhưng chưa được tuyên dương… Có người tỏ ra quan cách, bề trên, bỗ bã với người dưới nhưng lại khúm núm với cấp trên… Những biểu hiện đó thực tế không phù hợp với tư cách người cộng sản, hoàn toàn xa lạ với tư cách người đảng viên. Cho nên, đã học tập Bác thì một trong việc phải chú tâm thực hiện là luôn thực sự khiêm tốn, thực sự giản dị, thực sự chân thành!
Từ khóa » Hình ảnh Người Khiêm Tốn
-
100+ Khiêm Tốn & ảnh Tôn Giáo Miễn Phí - Pixabay
-
Hình ảnh Về Sự Khiêm Tốn | Vượt-dố
-
Dẫn Chứng Về Lòng Khiêm Tốn Hay Nhất, Ngắn Gọn. - TopLoigiai
-
Hình ảnh Khiêm Tốn, Giản Dị Của Người Lãnh đạo - Tuổi Trẻ Online
-
Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về đức Tính Khiêm Tốn Dàn ý & 22 ...
-
Người Lớn Nữ Thể Hiện Sự Khiêm Tốn Bức ảnh Sẵn Có - IStock
-
“Khiêm Tốn Mà Nói” Thì... Không Khiêm Tốn Tí Nào!
-
Khiêm Tốn - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận - Báo Thanh Niên
-
Học Tập Theo đức Tính Khiêm Tốn Của Bác Hồ Đối Với Đảng Viên Trong ...
-
Đức Tính Khiêm Tốn - Những Bài Văn Hay Nhất
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Bàn Về đức Tính Khiêm Tốn - Thủ Thuật
-
Sống Khiêm Tốn Mới Là đỉnh Cao Của Sự Hiểu Biết - Ngô Tộc
-
Bài Chia Sẻ Số 1: Nhận Thức Về đức Tính "khiêm Tốn" - Vitranet24