Học Các Ngành Xã Hội & Nhân Văn Ra Trường Sẽ Làm Gì? - Báo Tuổi Trẻ

Tin tức, tin nóng, đọc báo điện tử - Tuổi Trẻ Online
  • Podcast
  • YouTube
  • Cần biết
  • Rao vặt
thông tin tài khoản Xin chào,
  • Cài đặt tài khoản
  • Tin đã lưu
  • Bình luận của bạn
  • Lịch sử giao dịch
  • Dành cho bạn
  • Vào Tuổi Trẻ Sao
  • Thoát Tuổi Trẻ Sao
  • Đăng xuất
Đặt báo Đăng ký Tuổi Trẻ Sao Vào trang Tuổi Trẻ Sao
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Nhà đất
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc
0 Giáo dục Tuyển sinh 18/03/2005 20:40 GMT+7 Học các ngành Xã hội & Nhân văn ra trường sẽ làm gì? NHÓM PV TTO NHÓM PV TTO news google

TTO - Hơn 200 câu hỏi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn của các bạn đã được các chuyên viên giải đáp vào tối nay (18-3-2005) trong buổi tư vấn hướng nghiệp về lĩnh vực khoa học xã hội-nhân văn.

Orngh5uM.jpgPhóng to
Ông Đặng Dũng, Tổng Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ (bìa trái) tặng hoa cho các vị khách mời (từ trái qua: ông Huỳnh Văn Thôi, TS Lê Thị Thanh , TS Trần Thị Kim Xuyến và TS Phạm Tấn Hạ) - Ảnh: T.T.D.

* Danh sách 6 bạn đọc được nhận quà tặng của chương trình

Các tư vấn viên của chương trình gồm: TS Phạm Tấn Hạ - phó phòng Đào tạo và TS Trần Thị Kim Xuyến - trưởng khoa Xã hội học (đến từ trường ĐH KHXH&NV ĐHQG TP.HCM); TS Lê Thị Thanh - trưởng khoa Ngoại Ngữ ĐH Mở Bán công TP.HCM và ông Huỳnh Văn Thôi - trưởng phòng tư vấn nhân sự công ty tuyển dụng nhân sự HR Việt Nam.

* Em muốn hỏi khoa ngữ văn Anh học những gì?(chi, 18 tuổi, lucky_dolphin128@)

- TS Lê Thị Thanh: Chương trình cử nhân Ngữ văn Anh – giống như những chương trình cử nhân của các ngành học khác -- được thiết kế theo chương trình khung giáo dục đại học do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định nhằm đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị và đạo đức cho người học một cách toàn diện.

Học sinh theo học ngành Ngữ văn Anh sẽ học những khối kiến thức cơ bản của ngành ngoại ngữ như nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức chuyên ngành ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, văn hóa, văn học Anh - Mỹ. Sinh viên cũng sẽ học những môn thuộc khối giáo dục đại cương như Triết học Mác-Lênin, ngoại ngữ II, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, tin học và phương pháp nghiên cứu khoa học….

* Hiện nay các doanh nghiệp đều tuyển nhân sự các ngành khoa học tự nhiên, còn các ngành KHXH&NV thì sao? (DUONG VAN TRUNG, 24 tuổi, 441,NGUYEN TU LUC, DALAT)

- Ông Huỳnh Văn Thôi: Thực tế đã chứng minh rất nhiều: các bạn TN ở các trường Xã hội Nhân văn đều có cơ hội cũng như có đủ khả năng để làm việc trong các công ty kinh doanh, thương mại ở các vị trí như: NV Kinh doanh, Tiếp thị, Trợ lý, Thư ký, NV Hành chính, Thông dịch viên…(chỉ trừ một số vị trí đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao như Kế toán, XNK…).

* Vào ngành Đông phương học của trường thì cần tối thiểu là bao nhiêu điểm? (xuan, 18 tuổi, 290 tung thien vuong)

- TS Phạm Tấn Hạ: Trong những năm tuyển sinh gần đây, muốn đậu vào ngành Đông phương học của trường ít nhất bạn phải đạt 18,5 điểm.

D3fvdz9u.jpgPhóng to
TS Phạm Tấn Hạ (bìa trái) và TS Trần Thị Kim Xuyến (thứ ba từ trái qua) đang trả lời trực tuyến - Ảnh: T.T.D.
* Xin hỏi ngành ngữ văn của trường ĐH KHXH&NV sau khi học xong ra làm gì? Có đi dạy được không? Nếu có thể đi dạy thì sẽ dạy ở lĩnh vực nào, có được dạy trong trường phổ thông không? Xin cám ơn! (văn hạ, 19 tuổi, tphcm)

- TS Phạm Tấn Hạ: Với những kiến thức đã được trang bị trong 4 năm ở giảng đường đại học, khi tốt nghiệp ngành Ngữ văn, bạn có khả năng làm công tác nghiên cứu, công tác giảng dạy, công tác tại các cơ quan văn hóa - thông tin, xuất bản, báo chí... Tùy theo khả năng của bạn, bạn có thể giảng dạy môn Văn học ở các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường phổ thông trung học.

* Năm nay em dự thi vào trường ĐH KHXH&NV, khoa giáo dục học. Em xin hỏi nếu em tốt nghiệp em có thể làm gì và ở đâu? (LE MINH HUNG, 21 tuổi, DONG NAI)

- TS Phạm Tấn Hạ: Sau khi tốt nghiệp khoa Giáo dục học, bạn có thể làm việc nghiên cứu trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đồng thời cũng có thể hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Ngoài ra, em cũng có thể làm các chuyên viên ở các trung tâm tư vấn tâm lý.

* Em thấy ngành Ngữ văn thi khối D1 có môn toán, không biết ngành này có tính toán nhiều như bên kinh tế không? (Vuong Hong Son, 19 tuổi, 117/1A Ly Thuong Kiet - Tan Binh)

- TS Phạm Tấn Hạ: Mặc dù thi vào ngành Ngữ văn có thi khối D1, nhưng trong chương trình đào tạo của trường hoàn toàn không có môn toán.

NJdZba1B.jpgPhóng to
TS Phạm Tấn Hạ:Đông phương học là một trong những khoa có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao - Ảnh: T.T.D.
* Em là một thí sinh tự do. Năm nay em dự thi vào khoa Đông phương học của trường ĐHKHXH&NV, vậy em xin hỏi sau khi em ra trường cơ hội việc làm của em sẽ như thế nào? (TRAN VAN TAN, 20 tuổi, BINH DUONG)

- TS Phạm Tấn Hạ: Sau khi ra trường với tấm bằng Cử nhân Đông phương học, em sẽ có đủ chuyên môn và năng lực để làm việc trên các lĩnh vực khác nhau như ngoại giao, kinh tế đối ngoại, du lịch, văn hóa, khoa học, giáo dục... Mặc dù nhà trường chưa có những con số thống kê chính thức về số lượng sinh viên có việc làm sau khi ra trường nhưng khoa Đông phương học là một trong những khoa có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao.

* Trường ĐH KHXH&NV năm rồi điểm chuẩn ngành Báo chí là bao nhiêu? Tốt nghiệp ra trường làm việc ở đâu? Trường này có tuyển sinh khối A không? (le ngoc, 19 tuổi, dong nai)

- TS Phạm Tấn Hạ: Điểm chuẩn vào ngành Báo chí năm 2004 khối C là 18,5 điểm, khối D là 20 điểm. Tốt nghiệp ngành Báo chí em có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu về báo chí, làm công tác truyền thông ở các cơ quan, kinh tế, thương mại, văn hóa, ngoại giao và phóng viên cho các cơ quan báo đài.

Trường không tuyển sinh khối A.

* Là một sinh viên khoa Văn em nghĩ mình hoàn toàn có thể trở thành một nhà quản lý, một nhà kinh doanh giỏi. Vậy em phải làm gì để các công ty tuyển dụng chú ý tới mình? (Nguyen Van Cu, 26 tuổi, Giao Thuy - Nam Dinh)

- Ông Huỳnh Văn Thôi: Không biết hiện nay bạn đã đi làm hay chưa và đang làm công việc gì? Nhưng theo tôi để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn phải chuẩn bị CV sao cho thể hiện được những kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất của một nhà kinh doanh. Ngoài ra, vì bạn đang học khoa văn nên bạn cần phải bổ sung thêm một số khoá học về kinh doanh và marketing.

* Thưa TS Phạm Tấn Hạ, em được biết năm 2004 trường có một số ngành học mới. Xin cho biết khi vào học rồi ra trường sẽ làm gì và công tác tại đâu? (Dương Hùng Minh, 20 tuổi, ấp2, Minh Hưng, Bù Đăng, Bình Phươc)

- TS Phạm Tấn Hạ: Năm 2004, trường ĐH KHXH&NV có thêm ba ngành mới là: Quan hệ quốc tế, Lưu trữ và Nhân học. Tùy theo ngành nghề đào tạo mà bạn có thể công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cụ thể, nếu bạn học ngành Quan hệ quốc tế, sau khi ra trường, bạn có thể làm việc ở các cơ quan ngoại giao thuộc khu vực nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác; hoặc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực khoa học quốc tế.

* Kính chào TS Lê Thị Thanh, gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành tiếng Anh nói riêng và khoa ngoại ngữ nói chung đã và đang là một ngành thu hút thí sinh dự thi cao nhất. Thế nhưng, khi học xong, ra trường, thực tế, số người có việc làm đúng ngành đào tạo thì rất ít ỏi và hầu như họ phải làm trái nghề

Vậy trong tương lai, phương hướng của việc đào tạo ngoại ngữ ra sao? Ngoại ngữ là một ngành chiến lược lâu dài, vậy phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả đào tạo? Chúng ta có thể kết hợp việc học lý thuyết và thực tế được không? Làm thế nào để văn bằng chúng ta được thế giới công nhận? Kính chào TS! (PHAN LAC DONG QUAN, 41 tuổi, SEATTLE, W.A, Hoa Ky)

- TS Lê Thị Thanh: Chương trình đại học ngoại ngữ ngày nay chú trọng việc trang bị kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ có tính ứng dụng cao. Một số chương trình ĐH ngoại ngữ đã thiết kế các chuyên ngành mang tính hướng nghiệp như phương pháp giảng dạy và biên-phiên dịch để trang bị kỹ năng nghiệp vụ giảng dạy ngoại ngữ và công tác dịch thuật. Sau khi tốt nghiệp người học có thể sử dụng kiến thức và khả năng để đi giảng dạy ngoại ngữ hay làm công việc biên-phiên dịch theo như chuyên ngành đã học.

Cụ thể là chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ của ĐH Mở Bán Công TP.HCM ngoài 2 chuyên ngành phương pháp giảng dạy ngoại ngữ và biên-phiên dịch thương mại và du lịch, khoa có thiết kế một số môn học mang tính nghiệp vụ như kỹ năng văn phòng, quản trị doanh nghiệp nên sinh viên tốt nghiệp ngành Ngoại ngữ cụ thể là tiếng Anh và tiếng Hoa khi ra trường có khả năng đảm nhận các công việc văn phòng như thư ký, quản lý, tiếp tân, tiếp thị, hướng dẫn du lịch đòi hỏi khả năng tiếng Anh và tiếng Hoa.

Nguyên lý đào tạo của ngành ngoại ngữ, cũng như những ngành khác là phải kết hợp lý thuyết với thực hành nên SV ngoại ngữ có điều kiện thực tập giảng dạy tại các lớp học của trung tâm ngoại ngữ cũng như thực tập biên-phiên dịch tại các công ty du lịch hay các văn phòng có giao dịch thương mại với nước ngoài.

SV tốt nghiệp đại học tại VN có thể học tiếp các chương trình cao học tại các đại học quốc tế mà không phải học lại chương trình cử nhân. Điều đó cũng chứng minh chất lượng đào tạo đại học tại VN đã đạt những tiêu chuẩn cần thiết.

* Xin cho biết các ngành học có liên quan đến tiếng Anh? Điểm thi tiếng Anh có được xem như yếu tố quan trọng để vào các ngành đó hơn là điềm thi Toán, Văn? (NguyenMinhThien, 18 tuổi, 4/25 huong lo 11, p15 , TanBinh , TP.HCM)

- TS Phạm Tấn Hạ: Tất cả các ngành học của trường đều có liên quan đến tiếng Anh, tuy nhiên chỉ có khoa Ngữ văn Anh giảng dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh.

Về điểm thi thì điểm của môn tiếng Anh vẫn được tính ngang bằng với các môn khác trong cùng một khối thi.

* Em học ngành lịch sử vậy sau khi ra trường có thể làm những công việc gì, các thầy cô có thể tư vấn cho em không? Em xin cám ơn! (LE VAN DUONG, 22 tuổi, 4_1 PHU DONG THIEN VUONG _DA LAT)

- TS Phạm Tấn Hạ: Khoa Lịch sử của trường hiện đang có các chuyên ngành sau: Lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, khảo cổ học, lưu trữ và quản trị văn phòng. Sau khi tốt nghiệp khoa Lịch sử, bạn có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, tuyên huấn, bảo tàng, du lịch, báo chí...

ibO5qVak.jpgPhóng to
Ông Huỳnh Văn Thôi: Ngành ngoại ngữ nói chung và ngành Báo chí đang được các cty trong và ngoài nước tuyển dụng nhiều nhất - Ảnh: T.T.D.

* Hiện nay, SV tốt nghiệp trường KHXH&NV ra rất khó xin việc làm, xin thầy cho em biết học ngành gì thì khi ra trường sẽ dễ xin việc? Cám ơn thầy nhiều! (Pham Cong Vinh, 18 tuổi, 22 Tran Hung Dao, HN)

- Ông Huỳnh Văn Thôi: Ngành ngoại ngữ nói chung, Anh văn nói riêng và ngành Báo chí đang được các công ty trong và ngoài nước tuyển dụng nhiều nhất, các ngành khác như Văn, Sử, Địa, Đông Phương học, Xã hội học thì ít có nhu cầu tuyển dụng cho những doanh nghiệp kinh doanh.

* Thưa thầy: học ngành Địa lý của trường KHXH&HV có chuyển sang du lịch được không ạ? Em rất thích ngành du lịch vậy em có thể đăng ký thi vào ngành này của trường không ạ? Cám ơn thầy! (Nguyen Thanh Ly, 20 tuổi, 14 songthao-p2-tan binh- tp hcm)

- TS Phạm Tấn Hạ: Khoa Địa lý của trường hiện có các chuyên ngành sau: Địa lý môi trường, Địa lý du lịch, địa lý kinh tế, địa lý dân số. Nếu em chọn học ngành địa lý du lịch thì em sẽ có cơ hội làm việc trong ngành du lịch.

* Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển sinh ngành Thư viện-Thông tin học ở cả hai khối C & D. Việc học ở hai khối có giống nhau không? Em thấy ngành Thư viện hiện nay đang cần nhiều nhưng sao trường tuyển rất ít chỉ tiêu. Mong các thầy cô giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn! (Thiện, 20 tuổi, Thuận An - Bình Dương)

- TS Phạm Tấn Hạ: Khoa thư viện - thông tin tuyển sinh ở cả hai khối C và D1. Sau khi trúng tuyển vào khoa này, chương trình đào tạo cho cả hai khối là giống nhau.

Chỉ tiêu của năm 2005 cho khoa thư viện - thông tin là 120.

Để biết thêm chi tiết về ngành học này, em có thể liên với tôi ở phòng Đào tạo của trường theo số điện thoại: 08-8.22.19.09.

Chúc em thành công!

* Câu hỏi chung: SV học ngành xã hội nhân văn ra trường sẽ đi làm ở đâu? Có thể đi làm trong các công ty kinh tế được không hay chỉ nghiên cứu, dạy học..? (Trọng Nhân, 27 Lý Tự Trọng, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)

- Huỳnh Văn Thôi: Học các ngành này, bạn có thể làm việc tại các công ty ở bộ phận nhân sự, hành chính... những bộ phận không đòi hỏi nhiều chuyên môn. Bạn vẫn có thể làm tại các công ty kinh tế với vị trí phù hợp với năng lực của mình.

* Xin cho biết thông tin về đầu ra của ngành Xã hội học? (nhiều bạn đọc)

- TS Trần Thị Kim Xuyến: Để trả lời cho các câu hỏi về đầu ra của ngành xã hội học, tôi xin gửi bản thống kê tỉ lệ SV khoa Xã hội học ra trường tham gia vào các ngành nghề khác nhau trong 5 năm gần đây

Nghề Tỉ lệ %
Giảng dạy xã hội học 11,42
Nghiên cứu về các lĩnh vực xã hội 6,57
Hành chính sự nghiệp (ở UBND các cấp) 24,57

Công tác xã hội

16,96

Doanh nghiệp

10,38

TM-DV

12,46
Các tổ chức phi chính phủ, Đảng - Đoàn thể 1,38
Báo chí truyền hình 9,34
Du học 1,04
Khác 5,59

* Ngành ngữ văn Anh ,Pháp đào tạo những gì, yêu cầu ngành học như thế nào? Làm thế nào để học tốt và sử dụng thành thạo một ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp ?(Thai Ha, 18 tuổi, PTTH Le Quy Don)

- TS Lê Thị Thanh: Ngành ngữ văn Anh, Pháp chú trọng việc trang bị kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ. Muốn học tốt và sử dụng thành thạo một ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, người học phải tự tin và năng động. Ngoài ra sự kiên trì trong học tập và việc tận dụng cơ hội thực hành giao tiếp cũng giúp người học hình thành các kỹ năng giao tiếp.

Các môn học được thiết kế trong các chương trình cử nhân ngoại ngữ và những giờ thực tập tiếng sẽ giúp người học vượt qua sự bỡ ngỡ trong sử dụng ngoại ngữ để có những thói quen giao tiếp bằng ngoại ngữ mà mình đang học một cách hiệu quả.

Một trong những khó khăn của việc học ngoại ngữ ở VN là thiếu môi trường tiếng nhưng bạn có thể vận dụng các cơ hội giao tiếp như tiếp xúc với người bản ngữ, xem phim, theo dõi các kênh truyền hình nước ngoài....để tự tạo môi trường ngoại ngữ cho mình.

* Muốn thi ngành tiếng Nhật khoa Đông phương học của trường ĐH KHXH&NV TP.HCM nhưng chưa biết chữ Nhật nào cả, có theo học được không? Nếu cần trình độ căn bản mới theo học được thì vui lòng cho biết cần trình độ nào? Ngành tiếng Nhật khoa Đông phương học sẽ học trong mấy năm? (khanh, 43 tuổi, tpHCM)

- TS Phạm Tấn Hạ: Trong chương trình đào tạo của khoa Đông phương học, tất cả các môn học về ngoại ngữ như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thái... đều được giảng dạy từ đầu. Tuy nhiên, nếu muốn được học ở ngành Nhật Bản học thì em phải có điểm số thi tuyển khá cao (cao hơn so với điểm chuẩn vào khoa Đông Phương).

* Chúng em đang rất phân vân rằng ngành "quan hệ quốc tế " được đào tạo như thế nào, SV được học ở đâu, và học ngành này để làm gì, và thích hợp để làm những công việc gì cho tương lai ???(Linh, 19 tuổi, Bình Thạnh)

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành Quan hệ Quốc tế của trường sẽ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn nói chung, về lịch sử các nước trên thế giới nói riêng cùng với những đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại. Trên cơ sở đó, có kiến thức chuyên sâu và hệ thống về khoa học quan hệ quốc tế. Do đặc thù của ngành học này, sinh viên được đào tạo chuyên ngành này phải nắm vững và sử dụng được ngoại ngữ tiếng Anh trong công tác đối ngoại với tư cách là một phương tiện giáo dục.

Người có bằng cử nhân quan hệ quốc tế có đủ kiến thức và năng lực để công tác trên các lĩnh vực: các cơ quan ngoại giao thuộc khu vực nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác; hoặc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực khoa học quốc tế.

Sinh viên ngành Quan hệ quốc tế được học tại trường, cơ sở 1: 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1; cơ sở 2: Tân Phú, Thủ Đức.

osKGqYOV.jpgPhóng to
TS Lê Thị Thanh: Sự năng động và nhu cầu muốn biểu lộ của người học góp phần làm tăng kỹ năng sử dụng ngoại ngữ - Ảnh: Vi Thảo
* Khi học ngoại ngữ cần phải học thế nào cho hiệu quả? Có phải học ngoại ngữ là chỉ cần trí nhớ tốt, học thuộc càng nhiều từ mới càng tốt?

- TS Lê Thị Thanh: Trí nhớ tốt là có một trong những điều kiện học tốt ngoại ngữ. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định vì các bài tập thực hành trong các giờ học ngoại ngữ sẽ giúp người học hình thành các thói quen và phản xạ ngoại ngữ.

Biết nghĩa của nhiều từ sẽ làm khả năng sử dụng ngoại ngữ trở nên phong phú và linh động nếu người học biết sử dụng các cấu trúc để diễn đạt các từ ấy trong những hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra, sự năng động và nhu cầu muốn biểu lộ của người học cũng góp phần làm tăng kỹ năng sử dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả.

* Em nghe nói ĐH KHXH&NV năm nay có thêm một ngành mới đó là ngành Luật thương mại thi khối D1. Vậy ngành này đào tạo những gì? Điểm trúng tuyển vào ngành này có cao hơn các ngành khác của trường không? Chỉ tiêu là bao nhiêu? Cơ hội việc làm có cao không? Em sẽ đi làm ở đâu? Em xin cảm ơn!(Thom, 19 tuổi, hoamuadong...@yahoo.com)

- TS Phạm Tấn Hạ: Trường ĐH KHXH & NV không có đào tạo ngành Luật thương mại. Ngành này sẽ được đào tạo tại khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia TP.HCM hoặc ĐH Luật TP.HCM.

* Ngành TV - TT sau khi ra trường ngoài làm trong các thư viện ra còn có thể làm ở những nơi nào? (Nguyen Thi Theu, 22 tuổi, KTX DHQG TP.HCM)

- TS Phạm Tấn Hạ: Với chương trình đào tạo được cập nhật liên tục như hiện nay của khoa Thư viện - Thông tin học, sau khi tốt nghiệp, em không chỉ làm việc ở các thư viện mà còn có thể làm việc ở các trung tâm thông tin, các cơ quan khác có liên quan đến công tác thông tin - thư viện, hoặc làm công tác giảng dạy.

* Kính chào TS Trần Thị Kim Xuyến, Xin TS cho biết lý do tại sao mà thí sinh ít có nguyện vọng thi vào khoa Văn, hay những môn KHXH khác như Sử - Địa, mà tập trung nhiều đến các ngành khác như Y, Dược, Kinh tế, Ngoại ngữ...? Nếu có hiện tượng như vậy TS có lời khuyên nào? Hoặc trong tương lai có chiến lược đào tạo như thế nào để thu hút sinh viên theo học các ngành này?

Hiện nay, trên thế giới có nhiều chuyển biến, vậy xin TS cho biết về mặt giáo trình ở các bộ môn trên có gì thay đổi hay không? Về khoa Xã hội học, chúng ta có nên áp dụng việc dạy học theo các chương trình giảng dạy ở các nước phát triển hay không? (PHAN LAC DONG QUAN, 41 tuổi, SEATTLE,W.A, HOA KY)

V2JiOrHB.jpgPhóng toTS Trần Thị Kim Xuyến: SV có xu hướng chọn những ngành học mang tính liên ngành - Ảnh: T.T.D.- TS Trần Thị Kim Xuyến: Theo xu hướng hiện nay, không riêng gì ở VN, các SV trên thế giới cũng chọn những ngành học mang tính liên ngành, chứ không thích các môn cơ bản, vì sẽ dễ tìm được việc làm hơn, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Trong tương lai, hẳn sẽ cần có những chế độ ưu đãi cho những SV chọn ngành này, cũng như thay đổi cách giảng dạy, nâng cấp các giáo trình để làm cho họ cảm thấy hứng thú hơn. Đặc biệt là cần phải cập nhật những kiến thức mới, những thông tin mới. Hiện nay, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cũng có những chính sách khuyến khích các giáo viên soạn những giáo trình mới và thay đổi các phương pháp giảng dạy nhằm gây hứng thú cho những SV theo học và đã có những kết quả nhất định.

Hiện khoa Xã hội học cũng đang áp dụng các phương pháp giảng dạy mới theo hướng lấy SV làm trung tâm, phát huy tính chủ động sáng tạo của họ. Phương pháp học tập theo nhóm đã thực sự gây hứng thú cho SV. Thực tế cho thấy sự thay đổi này đã từng bước có kết quả.

* Mục tiêu đào tạo của ngành Xã hội học nhằm mục đích gì? Đáp ứng những nhu cầu nào của xã hội? Liệu có thể áp dụng ngay vào thực tế cuộc sống hiện nay hay không? Xin kính chào TS, Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ, và bạn đọc xa gần! (Phan Lac Dong Quan, Hoa ky)

- TS Trần Thị Kim Xuyến: Mục tiêu đào tạo của khoa Xã hội học: đào tạo ra những cử nhân có khả năng nghiên cứu giảng dạy, tư vấn về những vấn đề XH, có khả năng tham gia công tác quản lý trong các doanh nghiệp cũng như những cơ quan nhà nước, dễ dàng thích ứng với những biến đổi XH và thị trường nhân lực.

Những người tốt nghiệp ngành XHH có đủ chuyên môn và năng lực để:- Làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban ngành của TW, tỉnh, thành phố, các tổ chức XH hoặc các cơ quan khác..- Làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH, cao đẳng, THCN, các trường đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên...).- Làm công tác quản lý tư vấn cho các tổ chức kinh tế xã hội, các nhà máy, xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.- Làm cán bộ công tác XH trong các cơ quan hoặc các tổ chức đoàn thể khác nhau.- Những kiến thức XHH cũng sẽ hỗ trợ cho các cử nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác.- SV sau khi tốt nghiệp cử nhân XHH nếu có nhu cầu sẽ được đào tạo tiếp ở bậc cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ).

* Tôi học kinh tế ra trường đã được 3 năm nhưng chưa kiếm được công việc nào ổn định, tôi có thể tìm một công việc thích hợp cho mình ở đâu? Tran Van Hoang, 26 tuổi, Hai Phong)

- Ông Huỳnh Văn Thôi: Câu hỏi của bạn không được rõ, vì tôi thực sự không biết bạn đã học chuyên ngành gì. Có thể bạn chưa có công việc ổn định do chưa tìm đúng công việc phù hợp với năng lực của mình. Ngoài ra, trong quá trình làm việc bạn cũng nên trau dồi kiến thức chuyên môn mà đang làm bằng việc tham gia các khoá học ngắn hạn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều website và công ty tư vấn nhân sự tạo điều kiện cho bạn tìm một công việc phù hợp, bạn có thể truy cập vào website của công ty HR Việt Nam www.hrvietnam.com hoặc www.kiemviec.com .Chúc bạn may mắn!

* Thưa TS Lê Thị Thanh, cô có lời khuyên nào cho các bạn thí sinh sắp thi ĐH có môn ngoại ngữ (học tất cả các từ mới, làm thật nhiều bài tập ngữ pháp, xem phim nghe nhạc bằng tiếng Anh thật nhiều, chịu khó giao tiếp với người nước ngoài, lùng mua các sách báo ngoại ngữ để tham khảo?)

- TS Lê Thị Thanh: Trong những năm gần đây, đề thi tuyển sinh ĐH môn tiếng Anh bám sát vào chương trình học phổ thông. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, các bạn phải nắm chương trình tiếng Anh của bậc phổ thông trung học thật tốt và biết cách vận dụng để trả lời các câu hỏi của đề thi.

Các bạn nên ôn tập một cách có hệ thống và chịu khó làm bài tập ngữ pháp dựa vào các sách giáo khoa tiếng Anh bậc phổ thông cũng như tham khảo các đề thi tuyển sinh của các năm học trước để làm quen với cách ra đề. Đề thi tuyển sinh ĐH môn Anh Văn không đánh giá kỹ năng nghe, nói nên các bạn không cần xem phim, nghe nhạc bằng tiếng Anh hoặc tiếp xúc nói chuyện với người nước ngoài.

* Thưa TS Phạm Tấn Hạ, ngành báo chí là một ngành rất đòi hỏi yếu tố năng khiếu rất cao, nhưng trường lại chỉ tuyển sinh theo khối mà Bộ đã quy định. Em xin hỏi, trước đây em từng học trung cấp báo chí và ra làm việc được hơn 3 năm tại một toà soạn lớn. Năm 2004, em vừa đoạt giải báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam.

Nếu năm nay em muốn dự thi vào khoa ngữ văn báo chí của trường liệu có được hưởng một chế độ ưu tiên nào không? Nếu không, vậy thì theo TS liệu có quá bất công cho những ai có năng khiếu, phẩm chất làm báo thật sự? Xin cảm ơn TS! (Trung Phú, 22 tuổi, Tây Ninh)

- TS Phạm Tấn Hạ: Nếu năm nay em muốn dự thi vào ngành Báo chí của trường thì em sẽ phải thi một trong hai khối C (Văn, Sử, Địa) và D1 (Toán, Văn, Anh văn).

Trường chỉ xét tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ, nếu em thật sự có năng khiếu về báo chí thì việc học đại học ngành Báo chí sẽ giúp em phát huy nhiều hơn nữa năng khiếu của mình. Chúc em ngày càng thành công trong công việc của mình. Hy vọng sẽ được gặp em ở giảng đường đại học.

* Xin hỏi khoa Việt Nam học sau khi ra trường sẽ được làm gì, ở đâu? (Xuan Nguyen Ho, 19 tuổi, Hòa Vang, Đà Nẵng)

- TS Phạm Tấn Hạ: Khoa Việt Nam học và tiếng Việt cho người nước ngoài của trường chỉ đào tạo cho người nước ngoài.

* Tôi học ngành KHXH&NV tôi muốn xin vào làm ở ngành công an được không? Nếu được thì phải làm những thủ tục gì? (duong van trung, 24 tuổi, 441, NGUYEN TULUC,DA LAT)

- TS Phạm Tấn Hạ: Sau khi tốt nghiệp các ngành đào tạo của trường KHXH&NV em có thể vào làm việc ở ngành công an, nếu ngành này có nhu cầu tuyển dụng.

* Học ngành du lịch phải cần có những tố chất và yêu cầu gì với người học, học ngành này ra trường cơ hội việc trong tương lai sẽ như thế nào? Xin cảm ơn các thầy cô! (Van Minh, 18 tuổi, TP HCM)

- Ông Huỳnh Văn Thôi: Những người làm du lịch thường có kiến thức XH rộng, thích giao tiếp, năng động... Hiện nay, du lịch VN đang rất phát triển cho nên cơ hội việc làm cho Sinh viên đang theo học rất khả quan. Tốt nghiệp ngành du lịch bạn có thể tìm việc làm tại các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, các đại lý của các hãng Hàng không.

* Em xin hỏi ngành địa lý của trường XHNV năm vừa qua lấy điểm chuẩn là bao nhiêu ạ? (Nguyen Thanh Ly, 20 tuổi, 14 songthao-p2-tan binh- tp.hcm)

- TS Phạm Tấn Hạ: Điểm chuẩn năm 2004 của khoa Địa lý: khối C 18 điểm, khối D1 19 điểm.

* Năm nay em có dự định thi khối D4 nhưng em thắc mắc không biết nên thi vào trường Nhân văn hay trường Sư phạm. Em muốn nhờ tư vấn. (DO DINH AN, 18 tuổi, long khanh)

- TS Phạm Tấn Hạ: Trường ĐH KHXH & NV có tuyển sinh khối D4 (Văn, Toán và tiếng Trung) vào ngành Ngữ văn Trung Quốc. Tùy theo khả năng và nguyện vọng, em có thể đăng ký dự thi vào một trong hai trường mà em thích.

* Thưa cô Thanh, em muốn hỏi là trong ngành Ngữ văn Anh, SV sẽ được học những môn gì ngoài những môn ngữ Pháp, từ vựng? Có môn học nào liên quan đến CNTT, Kinh tế... để giúp chúng em khi ra trường có thể dễ xin việc làm không? (Hồng Nga, Q5, Tp.HCM)

-TS Lê Thị Thanh: Chương trình đào tạo cử nhân Anh Văn, ngoài các môn chuyên ngành tiếng Anh còn trang bị kiến thức và khả năng tin học cơ bản để SV có thể sử dụng trong công việc văn phòng. Gần đây một số trường đại học như trường đại học Dân Lập Cửu Long có thiết kế chương trình cử nhân Anh văn Kinh tế thương mại có cung cấp một số kiến thức kinh tế và thương mại bằng tiếng Anh để giúp cho SV chuyên ngành Anh Văn có thể làm việc trong các ngành kinh tế thương mại.

* Em xin đặt câu hỏi với anh Huỳnh Văn Thôi: Cùng 1 ngành học nhưng với 1 tấm bằng công lập và 1 tấm bằng dân lập hay bán công thì với nhà tuyển dụng , văn bằng nào sẽ dễ được chấp nhận hơn.(NguyenNguyen, 18 tuổi, seavungtau@)

- Ông Huỳnh Văn Thôi: Hiện nay bằng cấp từ trường dân lập không phải là một rào cản cho những sinh viên mới tốt nghiệp, năng lực chuyên môn và kiến thức xã hội, kỹ năng làm việc là những yếu tố chính giúp các ứng viên thành công khi phỏng vấn cũng như thành công trong công việc sau này. Bản thân các bạn SV từ các trường dân lập không nên tự ti mà phải tự tin khẳng định năng lực của mình trước nhà tuyển dụng ngay từ bước đầu tiên: chuẩn bị hồ sơ xin việc.

Các bạn phải gây được ấn tượng với các nhà tuyển dụng thông qua cách thể hiện mình trong một chừng mực nào đó làm cho nhà tuyển dụng tin rằng bạn nhất định sẽ đóng góp cho sự phát triển của công ty họ, chứ không chỉ đơn thuần là trình bày những gì bạn có. Các bạn muốn hiểu rõ hơn cách trình bày đơn xin việc hiệu quả, cũng như các lời khuyên cho buổi phỏng vấn thành công, xin hãy vào www.kiemviec.com hay www.hrvietnam.com .

* Em muốn thi ĐH KHXH-NV khoa Đông Phương học. Xin hỏi trong khoa Đông Phương học có ngành Việt Nam học không ạ, hay vào đó phải học tất cả về Đông Á?(Nguyễn Lan, 17 tuổi, Nha Trang)

- TS Phạm Tấn Hạ: Khoa Đông phương học của trường không có ngành Việt Nam học. Tùy theo chuyên ngành mà bạn chọn như Nhật Bản học, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, (Đông Á), Ấn Độc học (Nam Á Thái Bình Dương) thì em sẽ được trang bị những kiến thức về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, quan hệ quốc tế của quốc gia đó.

* Sau khi tốt nghiệp ngành triết học, có ra đi dạy được không, và dạy ở những nơi nào? (Tran Duy Hai, 23 tuổi, 132/6/4LE LOI Go Vap. Hai Duy2902@)

- TS Phạm Tấn Hạ: Sau khi tốt nghiệp ngành Triết học của trường, ngoài làm công tác nghiên cứu, em có thể làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp.

* Em xin hỏi khoa Quan hệ QT và khoa Đông phương học có gì giống và khác nhau? Thường thì khoa nào có điểm đầu vào cao hơn? (Lam Quynh Tran, 18 tuổi, 55 - Ton Duc Thang - Tan Chau - AG)

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành Quan hệ Quốc tế và khoa Đông phương học của trường trong chương trình đào tạo sẽ có những môn học giống nhau ở khối kiến thức đại cương và khác nhau ở khối kiến thức chuyên ngành.

Điểm chuẩn tuyển sinh của ngành Quan hệ Quốc tế cao hơn khoa Đông phương học. Năm 2004, điểm chuẩn của ngành Quan hệ quốc tế là 19,5 điểm, của khoa Đông phương là 18,5 điểm.

* Thưa TS Lê Thị Thanh, ở các trường ĐH hiện nay, SV được học ngoại ngữ như thế nào? Có người nước ngoài giảng dạy không? Có nhiều giờ thực hành không? Bên cạnh các giờ về từ vựng, ngữ pháp... SV còn được học những gì có liên quan đến thực hành?

- TS Lê Thị Thanh: Nhờ các thành tựu kỹ thuật, SV ngày nay có nhiều điều kiện rất tốt để học ngoại ngữ: các trường đều trang bị các phòng học tiếng để các em có điều kiện thực hành qua băng ghi âm, băng ghi hình, các bản tin và tư liệu ngoại ngữ.

Về đội ngũ giảng viên, ngoài các giảng viên bản ngữ từ các trường ĐH quốc tế đến để hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, các giảng viên VN cũng có nhiều cơ hội học các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ về giảng dạy ngoại ngữ để nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm. Các môn học thuộc chuyên ngành ngoại ngữ đều chú trọng tính thực hành qua các chủ điểm giảng dạy, bài tập ứng dụng và hoạt động lớp nên yêu cầu sự chủ động thực hành về phía người học rất cao.

* Học ngành xã hội học sẽ học những gì? Có nhiều lý thuyết về xã hội học không? Chương trình học có bao nhiêu phần trăm là các học phần liên quan đến thực hành? Chuyện thực hành trong ngành xã hội học sẽ như thế nào? Khi đi thực hành, SV thường làm những công việc gì? Có dễ tìm được chỗ thực hành không?

- TS Trần Thị Kim Xuyến: Ngành XHH là ngành vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực hành. Nhìn chung, kiến thức XHH sẽ giúp bạn có khả năng giải thích được những hiện tượng và những vấn đề XH. Vì vậy, phần lý thuyết sẽ hỗ trợ cho bạn có khả năng thực hành tốt hơn. Phần thực hành của XHH thông thường chiếm khoảng 3/5 chương trình tùy theo từng môn. Khi tham gia thực tập thực tế, SV được tiếp xúc với những người dân trong những cộng đồng khác nhau để thu thập những ý kiến, những tình cảm, nhu cầu và nguyện vọng của họ. Sau đó, tham gia xử lý các thông tin này và viết thành các báo cáo về tình hình thực tế mà mình được trực tiếp quan sát.

Trong các báo cáo độc lập của mình, SV có thể đưa ra những nhận xét mang tính cá nhân về tình hình thực tế và đề xuất những kiến nghị từ những kết quả phân tích mà mình thu được.

Về chỗ thực tập, khoa XHH thường kết hợp với các chương trình nghiên cứu do các cơ quan đối tác đặt hàng hoặc kết hợp với các địa phương đưa ra những đề tài nghiên cứu theo những chủ đề mà họ cần. Bằng cách đó, SV có điều kiện tham gia vào những đề tài nghiên cứu thực sự, các giáo viên có điều kiện thực hành nghề nghiệp và đưa những kiến thức thực tế sống động vào trong bài giảng. Đồng thời, các cộng đồng đã tham gia vào việc cung cấp thông tin cũng thu được những lợi ích từ cuộc nghiên cứu.

* Theo em biết thì hiện nay những công việc giành cho những SV tốt nghiệp các ngành XH-NV thì không nhiều. Vậy các thầy cô có thể tư vấn cho em về công việc sau khi tốt nghiệp được không? Em xin cám ơn! (LE VAN DUONG, 22 tuổi, duong_history@yahoo.com)

-Ông Huỳnh Văn Thôi: Tất cả đều tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và năng lực của chính cá nhân chứ không phải là do đặc thù riêng của ngành Xã hội Nhân văn hay do các định kiến nào đó của nhà tuyển dụng. Với đặc thù của ngành nhân văn là rất rộng nên không giới hạn phạm vi công việc. Tốt nghiệp ngành này thì việc dạy học, nghiên cứu là sự lựa chọn đầu tiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể xin việc tại các công ty kinh tế trong và ngoài nước ở vị trí thích hợp.

* Cho em hỏi trường ĐH KHXH&HV có hệ cao đẳng không? Nếu thi vào trường này hệ ĐH mà không đậu có được xét tuyển xuống hệ CĐ không? (Tran Duy Hai, 23 tuổi, haiduy2902@yahoo.com)

- TS Phạm Tấn Hạ: Trường ĐH KHXH & NV không có đào tạo hệ cao đẳng.

* Thưa cô Thanh, để học tốt môn ngoại ngữ, SV cần phải làm những gì? Có nên xin đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm khi đang đi học? Nên xin làm những công việc gì thì có thể bổ sung nhiều nhất cho việc học?

- TS Lê Thị Thanh: Làm một công việc bán thời gian tại một nơi cần sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo ra một thực tế ngoại ngữ sinh động để củng cố những kiến thức học trong lớp. Đi dạy kèm ngoại ngữ cũng là một công việc phổ biến đối với SV ngoại ngữ vì bạn có cơ hội bổ sung những kiến thức còn khiếm khuyết. Tuy nhiên mỗi giờ đến lớp ngoại ngữ đòi hỏi nhiều giờ chuẩn bị bài và tự học nên cần có sự thận trọng trong việc làm thêm sao cho không ảnh hưởng đến quỹ thời gian vốn rất quý báu của 4 năm ĐH.

* Khi tốt nghiệp ĐH KHXH&NV, em muốn đi dạy (ngành Lịch sử) thì có phải học thêm ở đâu nữa không? Nếu không đi dạy em có thể công tác ở đâu? Năm 2004, điểm xét tuyển của ngành Lịch sử là bao nhiêu? (nguyen thu thuy, 18 tuổi, 442/21 su van hanh q10 tphcm)

- TS Phạm Tấn Hạ: Với những kiến thức đã được trang bị trong 4 năm theo học tại trường, em có đủ khả năng để làm công tác giảng dạy.

Nếu em không đi dạy thì em có thể làm công tác nghiên cứu, tuyên huấn, bảo tàng, du lịch...

Điểm chuẩn của khoa Lịch sử năm 2004 khối C là 16, khối D1 là 15,5 điểm.

* Em đã ra trường và đã đi làm nhưng em muốn học thêm khoa Báo chí của trường. Xin cho em hỏi là trường có lớp tại chức khoa báo chí không ạ? Nếu có lớp Báo chí thì chừng nào mới khai giảng và điều kiện để tham gia học? (Truong Thi Bich Tram, 25 tuổi, bichtram187@yahoo.com)

- TS Phạm Tấn Hạ: Trường có đào tạo hệ tại chức ngành Báo chí. Để biết thêm chi tiết em có thể liên lạc theo số điện thoại phòng đào tạo tại chức: 08-9.10.06.93.

* Em muốn hỏi là hiện em trường ĐH Mở Bán công TP.HCM khoa Xã hội học năm thứ 3. Học lực của em thuộc loại khá, vậy khi ra trường cơ hội việc làm của em có cao không? Bây giờ em phải làm điều gì để khi ra trường em có thể làm việc hiệu quả? (Nguyen o Phuong, 21 tuổi, Tang bat ho phuong 25 quan binh thanh)

- Ông Huỳnh Văn Thôi: Chúc mừng bạn đã nỗ lực trong học tập. Hiện nay thì cơ hội làm việc cho các tổ chức, dự án phi chính phủ (NGO) cũng khá nhiều và ngành của em đang học cũng có thể phù hợp với những công việc này. Vì đòi hỏi làm việc với những tổ chức này ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc nên ngay từ bây giờ bạn hãy trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ của mình, đồng thời hãy tham gia các hoạt động XH để tích luỹ thêm những kinh nghiệm cơ bản giúp ích cho công việc sau này.

* Khoa địa lý của trường ĐH KHXH&NV có những chuyên ngành nào? Thời gian đào tạo bao lâu? Học phí khoảng bao nhiêu trong 1 năm học? Xin tư vấn giùm cháu! (NGUYEN THANH HIEP, 20 tuổi, 766 TRAN HUNG DAO, PHUONG 7 .QUAN 5.TP HO CHI MINH)

- TS Phạm Tấn Hạ: Khoa Địa lý của trường hiện có các chuyên ngành sau: Địa lý môi trường, Địa lý du lịch, địa lý kinh tế, địa lý dân số.

Thời gian đào tạo là 4 năm. Học phí khoảng từ 1.800.000 đến 2.000.000 đồng/năm.

* Ngành Quan hệ quốc tế của trường ĐH KHXH&NV học về những chương trình gì và ra trường có thể làm việc trong những lĩnh vực nào. Em đang học Kinh tế đối ngoại và em dự định thi thêm QHQT thì hai ngành này có bổ sung cho nhau sau này không? (dang thi phuc truong, 20 tuổi, Nguyen kiem P3 Q.PN)

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành Quan hệ Quốc tế của trường sẽ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn nói chung, về lịch sử các nước trên thế giới nói riêng cùng với những đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại. Trên cơ sở đó, có kiến thức chuyên sâu và hệ thống về khoa học quan hệ quốc tế. Do đặc thù của ngành học này, sinh viên được đào tạo chuyên ngành này phải nắm vững và sử được ngoại ngữ tiếng Anh trong công tác đối ngoại với tư cách là một phương tiện giáo dục.

Hiện tại, trường đang đào tạo ĐH văn bằng thứ hai dành cho những người đã có một bằng đại học. Thời gian đào tạo là 2,5 năm. Theo tôi, hai ngành học này có nhiều môn học sẽ bổ sung kiến thức cho nhau. Tùy theo yêu cầu của công việc mà em đảm nhận em có thể theo học nếu thích.

* Ở VN, ngành xã hội học hiện nay có vị thế khoa học như thế nào? Tương lai phát triển của ngành này như thế nào? (Nguyễn Hà Trang, 17 tuổi)

- TS Trần Thị Kim Xuyến: Ngành XHH ở VN bắt đầu phát triển ở cuối những năm 70 của thế kỷ trước và đã nhanh chóng có được vị trí quan trọng trong các ngành khoa học xã hội, đặc biệt sau đổi mới. Ngành khoa học mới mẻ này đã đóng góp vào việc thu thập những thông tin thực tế giúp cho việc xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, ngành XHH còn đóng góp cho những chương trình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể, có thể tham gia các nghiên cứu mang tính can thiệp...

XHH có khả năng phát hiện các vấn đề XH và dự báo các vấn đề XH, vì vậy, nó rất cần cho XH trong quá trình phát triển. Tôi cho rằng trong tương lai người ta sẽ biết đến XHH nhiều hơn!

* SV sau khi học xong có thể ở lại trường làm công tác giảng dạy được không? Cần những điều kiện gì? (van hoang, 18 tuổi, vanhoang20062002@)

- TS Phạm Tấn Hạ: Hằng năm, nhà trường vẫn giữ lại một số sinh viên để tiếp tục đào tạo cho công tác giảng dạy tại trường. Muốn được ở lại trường làm công tác giảng dạy, em phải đạt thành tích cao trong 4 năm học ở trường. Ngoài ra, em phải đạt một số yêu cầu khác như: khả năng sư phạm.

* Thưa cô Thanh, chuyện biết ngoại ngữ không còn hiếm như trước kia, hầu như ai cũng biết ngoại ngữ? Vậy khi học xong, ra trường có khó xin việc hơn trước không? Vậy có nên theo học ngoại ngữ nữa không?

- TS Lê Thị Thanh: Ngày nay có rất nhiều người đang học ngoại ngữ nhưng để học thành thạo và sử dụng được ngoại ngữ ấy làm một công cụ giao lưu và tiếp cận tri thức của nhân loại lại là một việc không phải dễ dàng. Theo tôi bạn không nên lo là không xin được việc làm sau khi tốt nghiệp mà cần rèn luyện để đáp ứng các nhu cầu tuyển dụng.

Học được một ngoại ngữ là bạn có thêm một đôi mắt khác, một đôi tay khác và một giọng nói khác để giao tiếp với thế giới nên bao giờ cũng là một nhu cầu thiết yếu của cá nhân và xã hội.

* Hồ sơ tuyển dụng với bảng điểm cao trong trường ĐH có được đánh giá cao hơn so với hồ sơ cùng loại nhưng chỉ có điểm trung bình?

- Ông Huỳnh Văn Thôi: Dĩ nhiên trong quá trình chọn lọc những hồ sơ tiềm năng để phỏng vấn thì những ứng viên có hồ sơ với bảng điểm cao hơn sẽ được ưu tiên hơn. Nhưng quyết định có chọn ứng viên này không thì lại phụ thuộc phần lớn vào quá trình phỏng vấn trực tiếp.

* Em muốn làm giáo viên sư phạm nhưng không đủ khả năng thi vào trường SP vậy học trường Nhân Văn có cách nào làm giáo viên được không? Em xin cám ơn! (khanhduy, 21 tuổi, tan binh tphcm)

- TS Phạm Tấn Hạ: Trong mục tiêu đào tạo của trường, ngoài công tác nghiên cứu, em có thể làm công tác giảng dạy.

* Trong những năm qua, SV XHH ra trường, có những người nào thành công nổi bật trong XH dựa vào chính nghề mình đã học? (Thu hiền, Đồng Nai)

- TS Trần Thị Kim Xuyến: Sau 6 năm chính thức thành lập, đến nay, khoa XHH đã có những gương mặt tiêu biểu như: Đồng Văn Công, phó giám đốc làng SOS Gò Vấp; Nguyễn Văn Bình, trưởng phòng giáo dục Nhị Xuân; Huỳnh Minh Thắng, chuyên viên Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai; Trần Văn Dũng, phó giám đốc công ty tôm Hawai, đoạt giải Sao vàng Đất Việt 2003; Nguyễn Trung Châu Tuyên, giảng viên XHH trường chính trị thành phố...

* Em thích làm việc ở Đài truyền hình, phát thanh. Vậy học ngành gì để sau này có thể làm các công việc đó? (van thai, 18 tuổi, tp.hcm)

- TS Phạm Tấn Hạ: Nếu em thích làm việc ở đài truyền hình, đài phát thanh thì em có thể theo học ngành Báo chí, khoa Ngữ văn & Báo chí của trường.

* Tại sao trong các trung tâm giới thiệu việc làm không thấy các cơ hội việc làm cho khối xã hội mà chỉ toàn là bên khối tự nhiên? (PHAN VAN LOI, 20 tuổi, PHAN VAN LOI, K9- XHH,DHKHXH&NV)

Ông Huỳnh Văn Thôi: Trong tình hình kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu tuyển dụng ở các doanh nghiệp ngày càng nhiều, không chỉ riêng cho công việc thuộc ngành khối tự nhiên mà là tất cả các công việc thuộc lĩnh vực khác.

* Học ở những ngành KHXH&NV, khi xin việc làm, em có thể được bố trí vào những công việc liên quan đến kinh tế không? Các ngành Lưu trữ và Nhân học sẽ học những gì? Khi đi làm sẽ làm những nghề gì? (thuyvi, 18 tuổi, Nguyen Dinh Chieu p2q3)

Ông Huỳnh Văn Thôi: Cơ hội để làm công việc liên quan đến kinh tế với những bạn học ngành KHXH&NV là có. Nhưng để làm được điều này, bạn phải chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn có khả năng, tố chất cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh từ đó bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các khoá huấn luyện của công ty. Hiện nay, rất nhiều tập đoàn, công ty đã bỏ một khoản rất lớn trong việc đào tạo nhân viên cho nên cơ hội thể hiện năng lực cho những SV mới ra trường là rất nhiều.

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành Lưu trữ của trường sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về xã hội & nhân văn, kiến thức chuyên sâu về lưu trữ. Sau khi tốt nghiệp ngành Lưu trữ, bạn có thể làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Lưu trữ học tại các trường ĐH, CĐ, các trường trung học chuyên nghiệp, hoặc làm việc trong các trung tâm về nghiên cứu.

Ngành Nhân học của trường sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về xã hội & nhân văn, kiến thức chuyên sâu về nhân học (cả về lý luận và phương pháp nghiên cứu). Đối với ngành nhân học, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan trung ương và địa phương liên quan đến ngành học về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, bạn có thể làm công tác nghiên cứu và giảng dạy.

* Tại sao ngành Xã hội học không phân chuyên ngành mà lại phải học tất cả. Liệu sau này có đủ kiến thức làm việc không? (PHAN VAN LOI, 20 tuổi, PHAN VAN LOI, K9- XHH,DHKHXH&NV)

- TS Trần Thị Kim Xuyến: Xu hướng đào tạo trên thế giới hiện nay và cũng phù hợp với tình hình thực tế của VN ở trình độ cử nhân chỉ cung cấp những kiến thức đủ rộng để sau này khi SV ra trường có thể thích ứng với nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu ngay từ trình độ cử nhân đã đào tạo chuyên sâu, khi ra trường, SV chỉ có khả năng làm việc đúng với ngành chuyên sâu đó, sẽ khó có khả năng kiếm việc làm hơn.

Chẳng hạn, bạn muốn về quê để xây dựng quê hương mình mà lại học chuyên về XHH đô thị, liệu có thể làm gì cho quê hương mình ngay không. Ngược lại, nếu bạn nắm được những kiến thức cơ bản, bạn có thể tự mình nghiên cứu những vấn đề sâu hơn phù hợp với hoàn cảnh mới. Bạn yên tâm, nếu muốn có kiến thức chuyên sâu, bạn có thể học tiếp lên cao học và tiến sĩ.

* Bao giờ sẽ hết hạn nộp hồ sơ đăng kí vào trường Nhân Văn?(dangquanglong, 20 tuổi, 820/23,haugiang,p.12,q.6,tp.hcm)

- TS Phạm Tấn Hạ: Thời gian nộp hồ sơ tại trường và Sở Giáo dục đào tạo là đến hết ngày 10-04-2005. Sau đó trường ĐH KHXH&NV sẽ nhận hồ sơ từ ngày 11-04 đến ngày 17-04-2005.

* Chào các cô chú! Theo em được biết thị trường lao động Việt Nam đối với sinh viên tốt nghiệp ngành KHXH-NV là con số khá khiêm tốn, mà chủ yếu dành cho các khối kinh tế! Vậy theo các cô chú thì thí sinh nên chọn ngành nghề theo sở thích hay theo thị trường lao động? Cảm ơn các cô chú !(Tran The Hau, 20 tuổi, 505 No Trang Long, p13, Binh Thanh, TpHCM)

- Ông Huỳnh Văn Thôi: Theo tôi khi các bạn chọn nghề ngành nên dựa vào sở thích, năng lực cũng như định hướng nghề nghiệp của mỗi người: Có bạn sau khoảng thời gian học tập nhận thấy mình không yêu thích ngành này có thể sẽ tự nghiên cứu, học hỏi thêm về các lĩnh vực khác để chuẩn bị cho một công việc mới sau khi ra trường, cũng có trường hợp các bạn không tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành của mình và buộc phải làm ở một lĩnh vực khác và khi có cơ hội các bạn ấy sẽ trở về với nghề nghiệp chính của mình.

* Xin hỏi ngành cử nhân văn học sau khi học xong sẽ được công tác ở đâu và nếu trong quá trình học mà được loại khá thì có được chuyển sang sư phạm văm không? Em xin cám ơn! (nguyenxuan han, 20 tuổi, hoa vang- da nang)

- TS Phạm Tấn Hạ: Với những kiến thức được trang bị tại 4 năm theo học tại trường, người tốt nghiệp cử nhân Văn học có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, hoặc Viện nghiên cứu khoa học; có khả năng giảng dạy văn học tại các trường trung học, cao đẳng và đại học; có thể công tác tại các cơ quan văn hóa, thông tin, xuất bản và báo chí.

Muốn chuyển sang trường ĐH Sư phạm thì bạn phải liên hệ với trường ĐH Sư p

NHÓM PV TTO

BÌNH LUẬN HAY

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻ

Tặng sao

Chuyển sao tặng cho thành viên

  • x1
  • x5
  • x10

Hoặc nhập số sao

Bạn đang có: 0 sao

Số sao không đủ. Nạp thêm sao

Tặng sao Tặng sao Tặng sao

Tặng sao thành công

Bạn đã tặng 0 Cho tác giả

Hoàn thành

Tặng sao không thành công

Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác

Quay lại bài viết Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0)

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không hạn chế phương thức xét tuyển

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Không hạn chế phương thức xét tuyển

Có nên khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20%?

Có nên khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20%?

Xét tuyển sớm: Mất công bằng, rối loạn hệ thống

Xét tuyển sớm: Mất công bằng, rối loạn hệ thống

Vì sao Bộ Giáo dục và Đào tạo siết xét tuyển sớm không quá 20%?

Vì sao Bộ Giáo dục và Đào tạo siết xét tuyển sớm không quá 20%?

Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó

Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó

Bộ GD-ĐT dự kiến siết chặt xét học bạ, nâng ngưỡng đầu vào đào tạo giáo viên

Bộ GD-ĐT dự kiến siết chặt xét học bạ, nâng ngưỡng đầu vào đào tạo giáo viên

Tuổi Trẻ Sao

Thông tin tài khoản ngày

Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản

1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping

Tổng số tiền thanh toán:

Số sao có thêm 0

Thanh toán Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Bình luận (0)

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.

Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Hủy Gửi bình luận
  • Trang chủ
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc

Tổng biên tập: Lê Thế Chữ

Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.

Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCM

Địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918.033.133 - Email: tto@tuoitre.com.vn

Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848

Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSS

Đăng ký email - Mở cổng thông tin

Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất

Đăng ký tại đây

© Copyright 2024 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Gửi bình luận Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục comment Bình luận được gửi thành công
  • Bình luận
  • Đăng nhập
  • Tạo tài khoản
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn. Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên hiển thị

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mã xác nhận

Vui lòng nhập mã xác nhận.

Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu không đúng.

Thông tin đăng nhập không đúng.

Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhập Google Facebook Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên của bạn.

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.

Xác nhận mật khẩu

Xác nhận mật khẩu không khớp.

Mã xác nhận captcha

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhập Google Facebook captcha Hoàn tất

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Email (*)

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên (*)

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Ý kiến của bạn (*)

Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.

captcha Gửi ý kiến

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Giới thiệu về Tuổi Trẻ Sao

Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao

Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).

Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.

Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.

Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.

Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.

TTO

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Nhập mã xác nhận

Mã capcha captcha Hủy bỏ Hoàn tất

Từ khóa » Trường Nhân Văn Là Gì