Học Cách Chụp ảnh Ngọn Lửa Chi Tiết, đơn Giản - Thiết Bị Quay Phim
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống, ngọn lửa giúp con người rất nhiều thứ. Và trong nhiếp ảnh, ngọn lửa vừa là thử thách, vừa là nguồn cảm hứng để các nhiếp ảnh gia tạo được những bức ảnh đẹp. Hãy cùng chúng tôi học cách chụp ảnh ngọn lửa hoàn hảo qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục hiện 1. Chuẩn bị trước khi chụp 1.1. Thiết bị và đối tượng chụp 1.2. Loại bỏ mọi sự chuyển động xung quanh 1.3. Hạn chế ánh sáng không được phát ra từ ngọn lửa 1.4. Thêm ánh sáng bổ sung nếu cần 1.5. Bố cục làm nổi bật đối tượng chính 1.6. Thử nghiệm ISO của máy ảnh 1.7. Không dùng cân bằng màu khi chụp 1.8. Vị trí chụp 2. Cách chụp ảnh một số ngọn lửa 2.1. Ngọn lửa nhỏ 2.2. Lửa trại 2.3. Đám cháy 2.4. Bài viết liên quanChuẩn bị trước khi chụp
Thiết bị và đối tượng chụp
- Máy ảnh kỹ thuật số
- Ngọn lửa và ánh sáng bổ sung nếu cần
- Phông nền
- Đối tượng chụp cùng ngọn lửa (con người, bức tường, đồ vật,…)
Loại bỏ mọi sự chuyển động xung quanh
Phải đảm bảo rằng ngoài ngọn lửa và đối tượng chụp cùng ra thì không còn gì khác trong khung hình. Loại bỏ tất cả các sự chuyển động xung quanh nếu không bức ảnh sẽ bị nhiễu, gây mất tập trung khi xem.
Bạn nên sử dụng chân máy. Khi chụp ảnh trong điều kiện tối, bạn sẽ phải sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn. Và chân máy ảnh sẽ giúp ngăn hiện tượng rung do tốc độ màn trập chậm mà bạn sẽ sử dụng gây ra. Hãy đảm bảo rằng các nắp cao su gắn trên chân máy luôn hoạt động tốt và được gắn chặt. Nếu một trong số chúng dịch chuyển, rung động có thể bị chuyền từ chân máy sang máy ảnh của bạn.
Nếu có đối tượng chụp cùng là con người hãy sử dụng máy ảnh có khẩu độ rộng. Giúp bạn có tốc độ màn trập nhanh hơn, lấy nét ở điểm gần nhất. Và phải yêu cầu đối tượng chụp đứng yên, đóng băng.
Không để một tia sáng nào ngoài ngọn lửa chính lọt vào khung hình, dù là tia nhỏ nhất. Tia sáng sẽ làm ngọn lửa bị nhấp nháy. Điều này sẽ làm ảnh bạn chụp được bị mờ.
Hạn chế ánh sáng không được phát ra từ ngọn lửa
Bạn sẽ không thể sở hữu những bức ảnh đẹp nếu ngọn lửa của bạn bị tối khi chụp. Việc loại bỏ đi các nguồn sáng khác giúp bạn làm nổi bật màu sắc tự nhiên từ ngọn lửa. Và còn giúp cho ngọn ấm hơn, ánh sáng dịu hơn. Hãy tắt hết đèn xung quanh, loại bỏ ánh sáng từ điện thoại, đồng hồ điện tử, màn hình ti vi, đèn flash,…
Thêm ánh sáng bổ sung nếu cần
Mặc dù bạn nên loại bỏ những nguồn sáng xung quanh ngọn lửa. Nhưng nếu ngọn lửa không đủ tạo sáng hay ánh sáng yếu sẽ khiến bức ảnh của bạn không được đẹp. Dưới đây là ba đề xuất giúp bạn có thể cải thiện ánh sáng mà không làm ảnh hưởng đến ánh sáng của ngọn lửa:
- Thêm ngọn lửa tương tự: Thêm nhiều ngọn lửa tương tự ngọn chính có thể tạo ra mức chiếu sáng như bạn mong muốn. Bạn không chỉ có được hình ảnh đẹp, mà còn dễ dàng thiết lập ISO, tốc độ màn trập và khẩu độ hơn.
- Nguồn sáng phản chiếu: Mức độ sáng của chúng không bằng ngọn lửa chính. Nhưng với điều kiện là ngọn lửa chính chiếu sáng tốt.
Phông nền và bề mặt có màu trắng có thể làm nổi bật sự xuất hiện của ngọn lửa trong ảnh. Nếu có đối tượng là người ở trong khung hình thì hãy chọn trang phục có màu trắng để mặc.
Bạn hãy thử dùng gương hoặc bạc trên bề mặt có ngọn lửa. Những đối tượng phản chiếu này sẽ bổ sung lượng ánh sáng cho không gian xung quanh. Bạn hãy nhớ đánh bóng bạc và gương. Khi đánh bóng phải nhớ loại bỏ hết các vệt trên bề mặt vì chúng có thể xuất hiện trong ảnh mà bạn chụp.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
- Ánh sáng bị bóp nghẹt: Nếu bạn muốn làm nổi bật các đối tượng khác trong khung ảnh, hãy bật đèn rất mờ ở trong phòng bên cạnh. Nếu bạn đang sử dụng đèn flash có thể điều chỉnh được, hãy dùng nó. Ánh sáng bổ sung nên được bật trong một khu vực rộng hoặc hắt vào tường, trần nhà để tránh hiện tượng bóng đổ.
Bố cục làm nổi bật đối tượng chính
Bạn hãy thoải mái sắp xếp các ngọn lửa để đảm bảo được góc tốt nhất có thể hiển thị đối tượng chính trong khung hình. Đừng sợ khi phần lớn khung hình của bạn bị tối. Hãy chỉ tập trung làm nổi bật đối tượng chính hay một bộ phận của đối tượng. Điều này sẽ khiến bầu không khí của bức ảnh trở nên tuyệt vời hơn. Bạn có thể thử nghiệm với việc đặt những ngọn lửa nhỏ (ví dụ là nến) xung quanh đối tượng chính đến khi nào thấy hợp lý.
Khi sử dụng nhiều ngọn lửa, hãy lưu ý kỹ về vị trí đặt của chúng. Nếu bạn chỉ chụp ảnh những ngọn lửa đó thì vị trí của chúng có thể thoải mái sáng tạo. Có thể tạo ra những hình dạng thú vị hay theo một công thức nhất định. Còn trong khi sử dụng để làm nổi bật đối tượng, bạn cần phải cân bằng ánh sáng để làm nổi bật được đối tượng hoặc một phần của đối tượng.
Đừng đặt tập trung nhiều ngọn lửa trong một khu vực. Nó sẽ tạo ra rất nhiều bóng đổ. Bạn nên đặt những ngọn lửa cách nhau. Điều này sẽ giúp ánh sáng được khuếch tán nhiều hơn.
Nếu bạn sử dụng đối tượng chụp cùng, hãy đặt chúng gần với những ngọn lửa. Càng gần càng tốt, nằm trong vùng ánh sáng mà ngọn lửa chiếu vào. Việc này sẽ giúp giữ cho hình dạng của đối tượng rõ ràng hơn khi chụp ảnh.
Thử nghiệm ISO của máy ảnh
Nên cố gắng giữ ISO không vượt quá 400. Nếu ISO máy ảnh quá cao, bức ảnh của bạn sẽ bị nhiễu rất nhiều. Bạn hãy sử dụng các kỹ thuật hiệu chỉnh ánh sáng để giữ ISO thấp hơn.
- Nên sử dụng ánh sáng bạn này để giúp cải thiện sự cân bằng. Điều này sẽ giúp tạo ra màu cam của ngọn lửa và làm nổi bật nó lên.
- Bạn hãy kiểm tra máy ảnh của mình có các cài đặt cần thiết để chụp ảnh ngọn lửa chưa. Với một số máy ảnh hiện đại đã có những cài đặt này. Điều này sẽ giúp bạn ít đầu tư công sức hơn.
- Một số máy sẽ tự động cài đặt tốc độ màn trập cao khi sử dụng đèn flash. Điều này thật sự là không mong muốn đối với bạn. Bạn nên kiểm tra cài đặt phơi sáng ở chế độ hình nến.
- Hãy thử nghiệm chụp với nhiều tốc độ màn trập. Tốc độ màn trập khoảng ¼ giây sẽ tốt cho việc chụp ảnh ngọn lửa. Còn tốc độ màn trập 1/15 giây chỉ có thể hoạt động được nếu ngọn lửa không nhấp nháy.
Không dùng cân bằng màu khi chụp
Không giống với hầu hết các loại ảnh khác, trong trường hợp này bạn phải cho phép ánh sáng cam chiếm ưu thế. Người xem mong được nhìn thấy màu da cam của ngọn lửa. Nên việc cân bằng màu, sửa chữa nó sẽ có thể làm hỏng khung ảnh.
Với máy ảnh kỹ thuật số, nếu bạn muốn làm dịu tông màu cam một chút thì hãy thử cân bằng trắng một chút. Chế độ sợi đốt là một khởi đầu tốt để bạn chụp ảnh có màu cam vừa phải. Hãy cố gắng tránh sử dụng chế độ cài đặt tự động. Nếu máy ảnh của bạn tự động điều chỉnh cân bằng màu, bạn có thể cần chuyển sang cân bằng trắng thủ công. Và hãy chọn cài đặt ánh sáng mặt trời ban ngày.
Sau khi chụp xong bạn có thể sử dụng các phần mềm để xử lý màu sắc bức ảnh. Nó sẽ cung cấp cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn để có được bức ảnh hoàn hảo mà bạn mong muốn.
Vị trí chụp
Bạn nên đặt máy chụp ở khoảng cách gần. Điều này sẽ giúp bạn có được nhiều chi tiết hơn trong ảnh. Bạn hãy sử dụng tính năng zoom và vi khẩu độ thay đổi song song với zoom. Và tốt nhất thì bạn nên sử dụng ống kính góc rộng để chụp. Không nên đặt quá nhiều đối tượng phụ vào khung hình, hãy giữ chúng ở mức tối thiểu. Và hãy làm nổi bật ngọn lửa lên như nó là trung tâm của buổi chụp hình.
Cách chụp ảnh một số ngọn lửa
Ngọn lửa nhỏ
Bạn hãy đặt một ngọn nến ở một góc tối. Cố định máy ảnh trên chân máy và sử dụng chế độ lấy nét bằng tay. Bạn có thể điều chỉnh độ phơi sáng lên cao một chút hoặc tốc độ màn trập chậm để ảnh không bị tối. Ví dụ, bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập ⅙ giây và khẩu độ f/8.
Lửa trại
Khoảnh khắc đốt lửa trại trong đêm hay bếp lửa nấu bánh chưng ngày Tết cũng rất ý nghĩa và đáng nhớ. Thể loại này khá dễ. Bạn chỉ cần chỉnh tốc độ màn trập chậm lại để ngọn lửa trông bồng bềnh hơn là được. Những đừng để quá chậm, lửa sẽ bị sáng quá, làm mất cảm giác ấm áp vốn có.
Đám cháy
Đây là một sự việc không ai muốn xảy ra. Những nếu bạn phải ghi lại cảnh này thì hãy thể hiện cảm giác về nhiệt độ. Không nên chọn vị trí chụp quá xa, sẽ làm mất cảm giác ảnh hưởng của đám cháy. Khi chụp một đám cháy lớn, bạn cần chỉnh tốc độ màn trập chậm để tạo sự mềm mại của ngọn lửa.
Bài viết liên quan
- Cách sử dụng DJI Osmo Mobile 6 – Hướng dẫn các bạn…
- Ý Tưởng Chụp Ảnh Tết Với Phông Nền Đẹp Tại Studio
- Mẹo Chụp Ảnh Nghệ Thuật Đường Phố Đẹp
- Mẹo chiếu sáng khi chụp ảnh sản phẩm có bề mặt bóng
- Nên Chọn Mua Ống Kính Tele Hay Ống Kính Góc Rộng
- 10 Lỗi Sai Khi Chụp Ảnh Bạn Cần Biết
Từ khóa » Hình ảnh Ngọn Lửa Xanh Là Gì
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Sóng Xuân Quỳnh. đề Số 35
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Sóng Xuân Quỳnh. đề Số 35
-
Em Hiểu Như Thế Nào Về Hình ảnh Ngọn Lửa Trong 2 Câu Thơ Sau
-
653 Hình ảnh Miễn Phí Của Ngọn Lửa Xanh - Pixabay
-
Anh/chị Hiểu Như Thế Nào Về Hình ảnh: Ngọn Lửa Tình Nguyện?
-
Hình ảnh Lửa, Ngọn Lửa đẹp - Wiki MOC
-
Hình ảnh Lửa, Ngọn Lửa đẹp - Wiki Secret
-
Kiểm Tra Ngọn Lửa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hình ảnh Ngọn Lửa đẹp
-
Ý Nghĩa Của Việc Dùng Từ Ngọn Lửa - Thùy Trang - HOC247
-
Ý Nghĩa Của Ngọn Lửa Trong đời Sống Tinh Thần Của Con Người
-
Ảnh Ngọn Lửa, Ảnh Lửa Cháy Siêu Đẹp, Mãnh Liệt - DEMODA.VN
-
70+ Hình Nền Lửa Đẹp, Cháy Bỏng, Rực Rỡ Nhất