Học Cách Sử Dụng địu Em Bé An Toàn để Có Thể 'mang Con đi Khắp Nơi'

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất yếu ớt nên ngoài việc chú ý đến sức khỏe của con thì mẹ cũng cần phải biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để tránh những trường hợp đáng tiếc. Chính vì thế, những chiếc địu em bé đang ngày càng được các bà mẹ quan tâm nhiều về độ an toàn và cách sử dụng.

mach-me-cach-su-diu-em-be-an-toan-va-dung-cach-voh

Địu em bé là một lựa chọn hữu ích cho các bà mẹ khi muôn cho bé đi ra ngoài cùng mẹ (Nguồn: Internet)

Có nên sử dụng địu em bé không?

Có thể nói, địu em bé là một lựa chọn hữu ích cho các bà mẹ vừa muốn chăm sóc, gần gũi con vừa muốn tiết kiệm thời gian và công sức. Nhiều bà mẹ thắc mắc liệu rằng có nên sử dụng địu em bé hay không? Thực tế, sử dụng địu em bé sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, chẳng hạn:

  • Đối với mẹ: Mẹ có thể dễ dàng nhận ra con đang đói và cho bé bú mà không cần phải đợi đến khi bé khóc.
  • Đối với bé: Theo nhiều nghiên cứu, những em bé được bố mẹ địu sẽ ít quấy khóc hơn so với những em bé khác. Ngoài ra, nếu mẹ địu em bé đúng cách sẽ giúp bé phát triển tốt xương sọ, cột sống và cơ bắp của bé một cách tự nhiên.

Địu em bé từ mấy tháng là an toàn?

Không thể phủ nhận những lợi ích từ những chiếc địu em bé mang lại. Tuy nhiên, giống như nhiều sản phẩm dành cho trẻ em khác, địu em bé cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được sử dụng đúng cách.

Thông thường, ngay khi trẻ được 1 tháng tuổi mẹ đã có thể bắt đầu dùng địu cho bé. Nhưng nếu sử dụng địu em bé quá sớm, đặc biệt là đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của xương, cơ cổ do bé chưa phát triển đầy đủ và bé vẫn chưa biết quay đầu sang phía khác.

Tốt nhất, mẹ chỉ nên sử dụng địu em bé khi trẻ đã trên 4 tháng tuổi và tùy theo nhu cầu, mẹ hãy lựa chọn các loại địu và tư thế địu phù hợp.

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bé mấy tháng biết ngồi để không gây ảnh hưởng đến cột sống?

Hướng dẫn cách dùng địu em bé

Tùy vào từng độ tuổi sẽ có những cách địu em bé khác nhau, chẳng hạn như:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Vùng đầu và cổ của bé chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy mẹ nên địu bé ở trước ngực theo kiểu kangaroo để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Trẻ từ 6 – 10 tháng tuổi: Mẹ có thể địu bé quay mặt vào trong người mẹ để bé nhìn thấy được mặt mẹ, bé sẽ cảm thấy an toàn và an tâm hơn.
  • Trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên: Mẹ có thể địu bé sau lưng, tuy nhiên, không nên địu bé qua lâu (tối đa là 2 giờ đồng hồ) để bé có sự thoải mái.

mach-me-cach-su-diu-em-be-an-toan-va-dung-cach-1-voh

Có 3 tư thế địu em bé mà mẹ có thể áp dụng (Nguồn: Internet)

Khi sử dụng địu em bé, mẹ hãy luôn cảnh giác và thường xuyên kiểm tra xem bé có đang nằm đúng vị trí hay không. Bé nằm đúng vị trí là khi:

  • Mặt của bé luôn nằm trong tầm nhìn của mẹ và không bị úp vào trong người mẹ.
  • Đầu bé luôn được giữ thẳng và cằm không tựa vào ngực.
  • Lưng của bé luôn được đỡ và không có hình cong chữ C.

Những tiêu chí trước khi mua địu em bé

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại địu khác nhau như địu võng (địu ngồi), địu vải, địu mềm... cùng với đó là rất nhiều thương hiệu sản xuất địu khác nhau. Chính vì thế, trước khi mua địu em bé mẹ cần phải tìm hiểu kỹ về các loại địu em bé, thương hiệu lẫn chất lượng sản phẩm.

Nên chọn loại địu có miếng lót cứng ở trong, giống như một chiếc giá nâng đỡ đầu của bé, vì khi còn nhỏ đẩu của trẻ vẫn chưa cứng cáp nên bé sẽ dễ bị ngửa cổ ra sau.

Hãy nhớ kỹ nguyên tắc “trẻ nào kích thước ấy”. Tùy theo kích thước cân nặng, tư thế địu mà mẹ sẽ chọn loại phù hợp với vóc dáng của mình và độ tuổi của con.

mach-me-cach-su-diu-em-be-an-toan-va-dung-cach-2-voh

Trẻ dưới 6 tháng nên địu bé ở tư thế nằm (Nguồn: Internet)

Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, vùng đầu và cổ bé chưa phát triển hoàn thiện, nên khi lựa địu em bé mẹ nên chọn loại địu theo tư thế nằm của bé sẽ tốt hơn loại địu có tư thế ngồi.

Cuối cùng, hãy cập nhật những mẫu địu mới nhất trước khi mua và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Những lưu ý khi sử dụng địu em bé

  • Hãy luôn để mắt đến bé để đảm bảo con không bị ngạt khi ở trong địu.
  • Tránh địu em bé vào người khi mẹ đang tập thể dục, đi xe đạp, chạy bộ hay làm bất kỳ hoạt động mạnh nào khác.
  • Nên thận trọng khi sử địu em bé ở trong bếp. Không địu bé khi đang nấu ăn hoặc đang sử dụng các vật sắc nhọn hay các đồ dùng nóng.
  • Tuyệt đối không được cúi người khi đang địu bé vì làm như vậy bé có thể bị trượt ra ngoài.
  • Không địu bé trong lúc đang ngồi ô tô hoặc máy bay.
  • Luôn nhớ kiểm tra nhiệt độ trong dụng cụ địu trẻ để đảm bảo rằng trẻ không bị nóng. Ngoài ra, hãy kiểm tra địu em bé thường xuyên để biết liệu địu có bị mòn, mỏng hay hư hỏng chi tiết nào không. Đồng thời, kiểm tra lại tất cả các khóa và nút xem có đảm bảo an toàn khi địu bé hay không.

Như vậy, địu em bé là một sản phẩm tiện lợi, hữu ích mà mẹ có thể sử dụng khi cùng bé đi ra ngoài. Tuy nhiên, khi dùng địu em bé hãy nhớ các quy tắc trên để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tập lật cho trẻ đúng cách để giúp bé yêu được phát triển khỏe mạnh : Khi trẻ có thể giữ vững đầu, trẻ sẽ học cách lật từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp, đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển mình vận động thật sự của trẻ. Và với những trẻ lật chậm sẽ cần sự hỗ trợ của mẹ. Trẻ mấy tháng biết đi? 5 bài tập giúp bé nhanh biết đi: (VOH) – Giai đoạn trẻ tập đi không những mang lại niềm vui cho chính bé mà còn là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Thế nhưng, mẹ có biết trẻ mấy tháng biết đi không?

Từ khóa » địu 4 Tư The Dùng Cho Be Mấy Tháng