Học Flashcard Thế Nào để Hiệu Quả Tối ưu Nhất? - Diary

Phương pháp 1 : ( tự tạo cho mình một bộ flash card )

Học từ vựng qua flash card và hộp đựng chính là phương pháp đang được các bạn học viên tại Elight áp dụng và đạt hiệu quả cao. Đến cuối khóa trên 80% học viên vẫn nhớ hơn 3/4 lượng từ vựng đã học qua các flashcard đấy! Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp siêu tiết kiệm, hiệu quả cao này nha!

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: Bộ não của bạn chỉ có thể hấp thụ được hơn 35% lượng kiến thức sau 24 giờ. Chưa dừng lại ở đó, sau 1 tháng, bạn chỉ có thể nhớ được 20% trong số ấy thôi đấy.

Chúng ta tính thử nhé: Mỗi ngày bạn học 10 từ mới, học thuộc lòng như cháo chẩy thì sau 1 tháng nó cũng rơi rụng đi chỉ còn 2 – 3 từ thôi.

Vậy thì làm cách nào để duy trì mối quan hệ lâu dài với đống từ vựng đấy đây ???

Bí quyết vô cùng giản đơn “Gặp nhiều – Chai mặt” thế thôi!

Chính “hộp thần kỳ” đã giúp mình không còn sợ học từ vựng nữa đấy.

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 hộp xinh xắn, dễ thương (gọi là A và B) để đựng từ vựng nhé. Mỗi ngày chúng ta sẽ chọn một chủ đề hay ho mới lạ để học. Ví dụ, hôm nay mình học chủ đề “Food” (Thức ăn)
  • Bước 2: Liệt kê và làm flashcard cho các từ trong chủ đề đó. Mặt trước là hình ảnh minh họa cho từ đấy, mặt sau ghi từ, nghĩa Tiếng Việt và cách phát âm.

Lưu ý là tất cả các từ này phải được viết tay và do chính bạn viết. Các nghiên cứu đãc đã chứng minh rằng cử động tay khi viết có thể kích thích phần não bộ chịu trách nhiệm ghi nhớ. Đừng lười đó.

  • Bước 3: Dùng từ điển online http://www.oxfordlearnersdictionaries.com/ để nghe cách phát âm, nhại lại cho đúng rồi tự mình đặt câu với chúng. Hãy dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để liên tưởng ra hình ảnh các từ đấy nhé. Kết hợp giữa học bằng âm thanh và hình ảnh sẽ đem lại kết quả tối ưu hơn đấy.

Ví dụ: Từ “pizza” mình toàn đọc là “pi da” thôi, ấy thế mà khi tra từ điển mới ngỡ ngàng vì bấy lâu nay mình phát âm sai, phải là /ˈpiːtsə/ (nôm na là “pít sờ”) mới đúng đấy các bạn.

Pizza là món ăn ưa thích của mình, chỉ cần tưởng tượng tới cảnh được cắn miếng pizza với lớp phomai dai ngon là thèm chảy cả nước miếng rồi.

“Pizza is my favorite food”.

  • Bước 4: Giờ thì bỏ tất cả đống đấy vào hộp A thôi! Xong xuôi đi ngủ được rồi 😀 Khi ngủ, các nơ-ron thần kinh não có cơ hội được thiết lập các mạng lưới liên kết mới, hỗ trợ rất tốt cho việc nhớ từ của bạn.
  • Bước 5: Xem lại các mẩu flashcard đó vào ngày hôm sau. Lần này bạn chỉ được phép nhìn từ Tiếng Anh và cố nhớ xem nghĩa của nó là gì và phát âm ra thôi. Nếu nhớ thì chuyển qua hộp B nhé. Còn mãi mà không thể nhớ ra được thì lại để nó vào hộp A để mình cày tiếp.
  • Bước 6: Liên tục kiểm tra các từ ở hộp A và luân chuyển chúng sang hộp B như vậy. Hãy nhớ sử dụng cả hai mặt của flashcard để có thể ghi nhớ hiệu quả hơn các bạn nhé.

Phương pháp 2 : ( mua bột flash cards rồi thì học thế nào ? )

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là học flashcard thế nào để hiệu quả tối ưu nhất?

Với cách học thông thường khi sử dụng flashcard, thì chúng ta hoàn toàn vẫn có thể đạt được hiệu quả học tập theo một cách nào đó tùy thuộc vào khả năng của mỗi người, ở đây mình giới thiệu và đề xuất  thêm cho các bạn biết về một phương pháp gọi là Leitner ra đời cũng khá lâu.

Khắc phục yếu điểm

Như các bạn đã biết, từ khi flashcard ra đời, nó đã trở thành một phương pháp ưa chuộng, đặc biệt cho việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên người học vẫn cảm thấy phương pháp flashcard cổ điển chưa làm hài lòng họ. Với những lý do điển hình là khoảng thời gian học bị kéo dài vì không lọc ra những thẻ đã thuộc lòng lòng trong khi đó những thẻ khó học (từ khó) thì vẫn luôn quên hoài vì không tập trung phân loại ra được.

Phương pháp thông minh

Nắm bắt những thiếu xót đó năm 1970, một nhà tâm lý học có tên là Leitner đã cải tiến nó như sau; Sử dụng hệ thống 5 boxes ( hay tối thiểu 3 boxes) với vai trò khác nhau đánh số 1 – 5 và kèm theo một cái hộp không giới hạn. Hộp này không giới hạn là dùng để chứa cả núi flashcard chưa học của bạn nhé. Chúng ta bắt đầu học từ bằng cách lấy 100 thẻ chẳng hạn từ hộp không giới hạn kia. Học xong cho vào box 1 nhé.

Cach-hoc-flashcard-tieng-Nhat-hieu-qua-voi-he-thong-Leitner Biểu đồ đơn giản hệ thống Sau đó review thẻ trong box 1, thẻ nào đúng cho sang box 2; thẻ nào gọi sai nghĩa, ở lại box 1. Tiếp tục review thẻ trong box 2, đúng lên 3, sai về 1. Cứ diễn tiến thế cho tới khi từ lên tới box 5 thì thôi. Tất nhiên là khoảng thời gian giữa các lần review của từng box là khác nhau. Bạn có thể đặt một kế hoạch review như sau: Box 2: 3 ngày review một lần. Box 3: 5 ngày/lần Box 4: tuần/lần Box 5: 2 tuần/lần Để cho dễ nhớ, bạn thiết kế kích cỡ của các box sao cho phù hợp: Chẳng hạn, sau 3 ngày học thì box 2 đầy, và bạn sẽ phải review nó. Lâu lâu, đưa các bạn ở box 5 về box 4 check lại xem sao . Dưới đây là biểu đồ biểu thị cho thời gian học tập và trục tung là % dữ liệu bạn đã nhớ.

Cach-hoc-flashcard-tieng-Nhat-hieu-qua-voi-he-thong-Leitner Học flashcard theo phương pháp Leitner  

Hoặc nếu các bạn chưa hiểu lắm thì đơn giản với 3 hộp đầu tiên cho dễ hiểu

Hãy bắt đầu bằng việc bạn có 3 cái hộp, hộp 1, hộp 2, hộp 3. Hộp 1 là hộp để chứa những tấm thẻ mà bạn chưa thuộc. và hộp 3 là hộp với những tấm thẻ bạn thuộc rất tốt. chúng ta sẽ học với hộp 1  với 1 lần một ngày. Hộp 2  với  3 ngày 1 lần. Và hộp 3 với 5 ngày 1 lần. nếu hộp 1 bạn lấy thẻ nào mà bạn thuộc thì di chuyển nó sang hộp 2. Thẻ nào thuộc ở hộp 2 bạn di chuyển sang hộp 3. Và nếu lỡ có không thuộc những thẻ nào ở hộp 2 hoặc hộp 3 thì di chuyển thẻ đó về hộp thứ 1 nhé.

Điểm mạnh là gì? Điểm mạnh của phương pháp này là giúp người học có thể tập trung vào những tấm thẻ “khó nuốt” nhất (nằm ở những box đầu tiên) và làm thưa đi sự ôn quá nhiều lần những thẻ dễ nhớ (nằm ở những box về sau). Kết quả, một cách lý tưởng là giảm thiểu được thời gian bạn học tập rất nhiều, vì bạn có thể chắt lọc được những tấm thẻ khó khăn trong quá trình học tập.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Từ khóa » Học Với Flashcard