Học Hàm Học Vị Là Gì? Phân Biệt Học Hàm Và Học Vị
Có thể bạn quan tâm
Trong hệ thống giáo dục hiện nay thường xuất hiện các thuật ngữ như học vị, học hàm, chức danh khoa học… Nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể phân biệt được khái niệm và sự khác nhau của những thuật ngữ này. Do hiểu không đúng nên nhiều trường hợp đã sử dụng sai ngữ cảnh hoặc dùng sai từ ngữ trong đời sống. Trong bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về học hàm học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị. Hy vọng những thông tin mà Luật Hùng Sơn cung cấp sẽ hữu ích với Quý vị.
- Học hàm, học vị là gì?
- Học vị là gì?
- Học hàm là gì?
- Những thông tin, quy định mới nhất về học hàm học vị
- Về lương
- Về chế độ nâng lương
- Phân biệt học hàm và học vị
Học hàm, học vị là gì?
Học vị là gì?
Học vị là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp ở ngoài nước hoặc ở trong nước cấp cho một người khi họ tốt nghiệp một cấp học nhất định. Học vị là văn bằng để nói lên trình độ giáo dục của một cá nhân nhất định. Và để có được văn bằng này thì cá nhân đó phải trải qua một quá trình học tập và thi cử để có thể được công nhận.
Trong hệ thống giáo dục hiện nay, phân loại các văn bằng từ thấp đến cao như: Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, Bằng cử nhân (Hệ đại học); Bằng Tiến sĩ, bằng Thạc sĩ, bằng Kỹ sư…. Mỗi một văn bằng tương ứng là một quá trình đào tạo khác nhau và nhiều các chuyên ngành khác nhau.
Căn cứ vào một phần học vị này mà các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn cho mình những ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng để làm việc. Cũng vì lý do trên mà hầu hết những cá nhân trong xã hội đều có mong muốn mình có thể đạt được học vị cao.
Học hàm là gì?
Học hàm là thuật ngữ dùng để chỉ các danh hiệu trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Học hàm do một tổ chức có quyền hạn phong cho một người làm công tác nghiên cứu hoặc giảng dạy. Các danh hiệu này xác định trình độ chuyên môn cao của những nhà khoa học và nhà giáo. Có hai danh hiệu chính là phó giáo sư và giáo sư.
Hiện nay ở Việt Nam, Giáo sư là tên gọi của một chức danh khoa học dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc viện nghiên cứu hoặc trường đại học. Người này được Nhà nước phong tặng danh hiệu Giáo sư vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo. Còn Phó giáo sư là một chức danh khoa học mà Nhà nước dành cho người giảng dạy và nghiên cứu ở bậc đại học, ở bậc sau đại học nhưng thấp hơn giáo sư.
Những thông tin, quy định mới nhất về học hàm học vị
Về lương
(1) Học hàm:
- Phó giáo sư (Nhóm A2.1): hệ số lương 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110)
- Giáo sư (Nhóm A3.1): có hệ số lương 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109)
(2) Học vị:
- Với trình độ tiến sĩ thì được xếp lương bậc 3 với hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
- Với trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2 với hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
- Với trình độ đại học thì được xếp bậc 1 với hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
- Với trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2 với hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)
- Với trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1 với hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)
Về chế độ nâng lương
Học hàm: Sau 5 năm hay chính là đủ 60 tháng, người có học hàm giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì người này sẽ được xét để nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp người có học hàm đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.
Học vị: Sau 3 năm tức là đã đủ 36 tháng, người có học vị giữ bậc lương trong chức danh hoặc trong ngạch, thì người này sẽ được xét để nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp người có học vị đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.
Phân biệt học hàm và học vị
Thứ nhất: Khái niệm
(1) Học vị là văn bằng xác nhận đã hoàn thành chương trình học do một cơ sở giáo dục hợp pháp ở ngoài nước hoặc trong nước cấp.
(2) Học hàm là một chức danh do các cơ quan nước ngoài hoặc do Hội đồng chức danh Giáo sư Việt Nam bổ nhiệm cho người có năng lực, đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu.
Thứ hai: Chương trình đạt được học hàm học vị
(1) Đối với học vị, người đạt được học vị sẽ phải trải qua một chương trình học sẵn có của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
(2) Đối với học hàm: Chức danh học hàm lại không phải qua đào tạo, bảo vệ luận văn luận án hoặc thi cử, mà căn cứ vào các tiêu chí, điều kiện đề ra, căn cứ vào uy tín, tài năng, sự cống hiến khoa học của từng người và do Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp bỏ phiếu tín nhiệm, xét duyệt để đề nghị Nhà nước quyết định công nhận.
Thứ ba: Cấp học hàm và học vị
(1) Đối với học vị: Trong học vị có các chức danh được phân loại từ thấp đến cao như sau:
Nhóm 1: Kỹ sư, cử nhân hoặc các chức danh chuyên ngành liên quan.
Điều kiện:
- Cử nhân: Là người tốt nghiệp Đại học các khối ngành văn hóa xã hội.
- Kỹ sư: Là người tốt nghiệp Đại học các khối ngành Kỹ thuật.
- Dược sĩ, bác sĩ,…: Là người tốt nghiệp Đại học các khối ngành y tế.
- Một số chức danh khác.
Nhóm 2: Thạc sĩ (tương đương Bác sĩ chuyên khoa I trong ngành y).
Điều kiện: Sau khi tốt nghiệp Đại học những người này tiếp tục học cao học ở nước ngoài hoặc trong nước và nghiên cứu phát triển khóa luận Đại học chuyên sâu hơn.
Nhóm 3: Tiến sĩ (tương đương Bác sĩ chuyên khoa II trong ngành y).
Điều kiện: Tốt nghiệp thạc sĩ, đăng ký thi nghiên cứu sinh và tham gia bảo vệ đề tài nghiên cứu. Đồng thời, người này phải có ít nhất 2 bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành.
Nhóm 4: Tiến sĩ khoa học
Điều kiện: Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, tiếp tục nghiên cứu đề tài rộng hơn.
(2) Học hàm có hai cấp, trước đây gọi là Giáo sư I và Giáo sư II về sau và hiện nay được đổi thành Phó giáo sư (PGS) và Giáo sư (GS). Hai chức danh này hoàn toàn độc lập và không liên quan đến nhau.
Một số điều kiện chung để bổ nhiệm chức danh như:
- Có học vị Tiến sĩ.
- Có đủ số giờ giảng.
- Có đủ lượng nghiên cứu sinh.
- Có đủ số lượng sách đã viết.
- Có đủ lượng các bài báo đã đăng ở trên các tạp chí nguyên ngành.
Trên đây là những thông tin chi tiết về học hàm học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị? Trường hợp quý độc giả còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết này hoặc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Hùng Sơn qua hotline 1900.6518 để được hỗ trợ.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Trình độ Chuyên Môn Và Học Hàm Học Vị
-
Học Hàm Học Vị Là Gì? Khác Nhau Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Học Hàm Học Vị Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Học Hàm Và Học Vị?
-
Học Hàm Là Gì? Học Vị Là Gì? Phân Biệt điểm Khác Nhau Giữa Học ...
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Điểm Khác Nhau Với Trình độ Học Vấn
-
Học Vị Và Học Hàm Là Gì? Những Thông Tin, Quy định Mới Nhất
-
Học Hàm Và Học Vị Ghi Như Thế Nào? - KienThuc24h.Vn
-
Học Vị Là Gì? Cách Ghi Học Vị Thế Nào?
-
Phân Biệt Học Hàm Và Học Vị
-
Học Vị Là Gì, Học Vị Tại Việt Nam Bao Gồm Những Danh Xưng Nào?
-
Những Học Hàm Học Vị Trong Ngành Y - VnNews24h.Net
-
PHÂN BIỆT "HỌC HÀM" VÀ "HỌC VỊ" - DanLuat
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Ghi Như Thế Nào Trong Sơ Yếu Lí Lịch?
-
Học Vị Là Gì? Những Thông Tin Cần Phải Biết Về Học Vị
-
Học Hàm, Học Vị, Danh Hiệu, Giải Thưởng - Thả Rông