Học Kotlin Cơ Bản | Học Lập Trình Online Miễn Phí
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu về Kotlin: Ngôn ngữ mới
Bây giờ, nếu Java là ngôn ngữ lập trình cho tất cả các vấn đề của Android thì có thể xem Kotlin đây là “ngôn ngữ cuối cùng” cho tất cả lập trình ứng dụng.
Hoàn toàn tương thích với Java, bạn có thể sử dụng Kotlin code từ Java và ngược lại. Song song đó, nó cũng rất dễ dàng để compile sang Native hoặc JavaScript để phát triển code có thể chạy trên iOS. Có thể nói rằng tính linh hoạt của Kotlin là vô cùng tuyệt vời.
Một số lợi thế lớn nhất của việc sử dụng Kotlin thay vì Java là:
- Tích hợp nhiều tính năng thân thuộc giúp tăng năng suất của các nhà phát triển;
- Là một compiler tốt;
- Kotlin tương thích với tất cả các framework và thư viện Java, và nó được thiết kế để tích hợp dễ dàng với các hệ thống xây dựng Marven và Gradle;
- Cung cấp nhiều cải thiện nâng cao cho run-time.
8 ưu điểm lớn nhất của Kotlin so với Java
1. Nó hoàn toàn tương thích với Java
Như đã đề cập ở trên, một trong những tiện ích lớn nhất khi sử dụng Kotlin là nó tương thích với Java!
Với tất cả các tool và framework của nó, bạn chỉ có thể thêm chúng vào các dự án Kotlin của mình mà không cần phải thay đổi bất cứ điều gì.
Vì vậy, nếu bạn quyết định chuyển sang Kotlin thì việc di chuyển dự án của bạn từ Java sang sẽ vô cùng dễ dàng.
2. Nó ngắn gọn hơn Java
Và điều này chắc chắn là một trong những lợi thế lớn nhất của Kotlin so với Java Android: bạn có thể giải quyết các vấn đề tương tự bằng cách sử dụng ít dòng code hơn, nhờ đó mà cũng sẽ ít lỗi và sự cố hơn về phía UX.
Ngoài ra nó còn có lợi cho:
- Việc bảo trì hệ thống
- Dễ đọc hơn
- Áp dụng các thay đổi dễ dàng hơn khi cần
Một số tính năng của Kotlin:
- Data classes
- Smart casts
- Type interface
- Properties
3. An toàn hơn
Nhờ vào đặc điểm trong thiết kế mà Kotlin có khả năng ngăn ngừa những lỗi lập trình thông thường, nói cách khác:
- Ít có sự cố hơn
- Số lượng lỗi hệ thống giảm đáng kể
“Nhưng, ý anh là gì chính xác bằng cách nào để “ngăn ngừa sai lầm từ thiết kế?”
Có nghĩa là nó khuyên khích các nhà phát triển xem xét các vấn đề tiềm năng mà code của họ có thể gặp phải từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển của ứng dụng. Nhờ đó, Kotlin cho phép các nhà phát triển viết code tốt và ổn định hơn.
4. Nó đi kèm với một complier thông minh hơn và an toàn hơn
Tạo ra một trình biên dịch tốt là một trong những mục tiêu chính của nhóm phát triển Kotlin khi họ tạo ra ngôn ngữ lập trình này.
Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng của trình biên dịch trong Kotlin:
- Phát hiện lỗi tại thời gian biên dịch, không phải lúc chạy.
- Thực hiện nhiều kiểm tra, giảm lỗi runtime error và số lỗi trong code
5. Kotlin dễ dàng hơn để bảo trì
Kotlin có hỗ trợ rất nhiều IDE, bao gồm cả Android Studio.
Vì vậy, bạn được tự do sử dụng tất cả những công cụ phát triển mà bạn cảm thấy thoải mái với việc duy trì mã của bạn với quy mô lớn. Đây là một trong những lợi thế “khó chống lại” của Kotlin so với Java.
6. Nó được tạo ra để tăng năng suất của bạn
Một trong những lợi thế chính của Kotlin so với Java là nó được xây dựng với mục tiêu để tăng năng suất của developer.
Bạn sẽ mất ít thời gian hơn để viết code mới trong Kotlin, triển khai và duy trì nó ở quy mô lớn. Đồng thời, ngôn ngữ này được “trang bị” với nhiều tính năng mạnh mẽ giúp tăng tốc các công việc lập trình hằng ngày:
- Object declarations
- Parameter values
- Extension functions
7. Hỗ trợ tốt hơn cho Functional Programming
Điều đó có nghĩa là gì?
Nó có nghĩa là:
- Bạn có thể cải thiện hiệu suất ứng dụng dành cho thiết bị di động của mình thông qua inlining
- Bạn có thể “lắc lư với” các khái niệm chức năng theo cách thức rõ ràng và súc tích hơn
- Điều này là do Kotlin cho phép bạn có các function type thích hợp để sử dụng
8. Nó có Null trong Type System
Null là một vấn đề thường gặp trong Android vì không có các giá trị nhất định được dùng để đại diện cho “null”, Kotlin giải quyết vấn đề này bằng cách đặt null vào type system của nó.
Kết luận
Java không đi đâu cả, và sẽ còn phải một thời gian dài cho đến khi nó bị Kotlin loại bỏ hoàn toàn.
Mặt khác, Kotlin vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với ngày càng nhiều developer chuyển qua sử dụng nó. Cụ thể là, Atlassian, Pinterest, Basecamp, Coursera đều đã triển khai các tính năng mới của Kotlin vào ứng dụng di động của họ.
- Bài 1: Kotlin là gì? Ưu và nhược được của Kotlin
- Bài 2: Cài đặt Kotlin trên Android Studio
- Bài 3: Kiểu dữ liệu và khai báo biến trong Kotlin
- Bài 4: Keywords và toán tử trong Kotlin
- Bài 5: Câu lệnh rẽ nhánh trong Kotlin
- Bài 6: Vòng lặp trong Kotlin
- Bài 7: Xử lý ngoại lệ trong Kotlin
- Bài 8: Xử lý chuỗi trong Kotlin
- Bài 9: Collections trong Kotlin
Từ khóa » Học Lập Trình Kotlin
-
Khóa Học Khái Niệm Cơ Bản Về Kotlin Trên Android
-
Kotlin Cơ Bản đến Nâng Cao | Advanced Programming
-
MIỄN PHÍ 100% | Series Tự Học Kotlin Từ Cơ Bản Tới Nâng Cao
-
Hướng Dẫn Tự Học Ngôn Ngữ Lập Trình Kotlin
-
Học Lập Trình Android Toàn Tập Với Kotlin - Unica
-
Học Kotlin Căn Bản Và Nâng Cao - Freetuts
-
Lập Trình Kotlin 2020 - Viblo
-
Lập Trình Android (Kotlin) - Bài 1: Cài đặt Android Studio Preview
-
Lập Trình Android Với Kotlin Full - Khoa Phạm Training
-
Lập Trình Kotlin – Ngôn Ngữ Lập Trình “ưu Tiên” Của Android
-
Series Hướng Dẫn Lập Trình Android Kotlin (2021) - CodeFresher
-
Khoá Lập Trình Android (Java + Kotlin) - Trung Tâm CodeFresher
-
Tăng Tốc Lập Trình Android Với Kotlin | TopDev
-
Khóa Học Lập Trình Android - Kotlin Tại Đà Nẵng - Cam Kết Có Việc Làm