Học Lỏm Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu Của Nhà Vườn

Hoa hồng trồng chậu thường còi cọc, chậm hoa do thiếu dinh dưỡng và môi trường phát triển. Tuy nhiên, với những cách chăm sóc hoa hồng sau đây từ các nhà vườn lớn, bạn vẫn sẽ sở hữu được cây hoa khỏe mạnh và chi chít hoa.

Mục lục ẩn 1 Hướng nắng và cường độ nắng 2 Giá thể cho hoa hồng 3 Tưới nước cho cây vào lúc nào 4 Chế độ bón phân cho cây hoa hồng

Hướng nắng và cường độ nắng

Nhiều người nghĩ rằng hoa hồng xuất xứ từ Châu Âu nên chỉ thích hợp với nơi râm mát. Thực ra điều kiện tiên quyết để trồng hoa hồng là phải có nắng tối thiểu 6 tiếng/ngày. Tuy nhiên, hoa hồng nhạy cảm với những vị trí nắng chiếu trực tiếp và gay gắt.

Do đó, bạn nên cân nhắc hướng nắng và cường độ nắng để chọn vị trí đặt chậu hoa. Nếu thiếu nắng, cây hoa sẽ nhạt màu, dễ bệnh, nấm, chậm hoa… Ngoài ra, muốn cây phát triển tươi tốt, không bị héo. Bạn hạn chế để hoa dưới ánh nắng trực tiếp. Như vậy, cây sẽ nhanh khô, đất cằn cỗi và dễ bị thiếu hụt nước.

Giá thể cho hoa hồng

chăm sóc hoa hồng trong chậu

Sở dĩ cây hạ thổ khỏe hơn trồng chậu là vì đất vườn chứa nhiều dinh dưỡng cho cây phát triển. Vì vậy, cách chăm sóc hoa hồng trong chậu tốt nhất là trộn giá thể thật chất lượng. Nên chọn những chậu to để tạo không gian thoải mái cho rễ “thở” và hút dinh dưỡng tốt hơn.

hoa hồng xanh

Giá thể đạt chuẩn phải có độ thoát nước thật tốt. Bởi rễ hoa hồng chỉ cần úng, đọng nước là sẽ chết. Ưu tiên lót đáy chậu bằng xỉ than, cát sạch… để đảm bảo thoát nước tốt. Tiếp theo là đất sạch, phân hữu cơ hoai mục, xơ dừa, đá perlite để tăng độ tơi xốp. Cứ cách 1 tuần, người trồng nên đánh tơi vùng đất trong chậu một cách nhẹ nhàng. Việc làm này giúp cho đất màu mỡ, quá trình trao đổi dinh dưỡng thông suốt. Đồng thời, hỗ trợ cho việc thoát hơi nước dễ dàng.

Tưới nước cho cây vào lúc nào

chăm sóc hoa hồng trong chậu

Thời điểm tốt nhất để tưới cho cây hoa hồng là sáng sớm và chiều mát khi trời tắt nắng. Vào những thời điểm nắng nóng nên tưới thêm để giải nhiệt cho cây, giúp cây không bị khô héo. Tuyệt đối không tưới vào buổi trưa nắng nóng.

Khi xịt nước tưới có thể xịt từ mặt dưới lá lên trên. Đây vừa là cách làm sạch mặt dưới lá, vừa kích thích cây ra chồi hoa mới. Với những cây hoa nhỏ, yếu thì không nên tưới vào ban đêm, vì lá cây ướt có thể tạo điều kiện cho nấm, bệnh tấn công.

Chế độ bón phân cho cây hoa hồng

chăm sóc hoa hồng trong chậu

Cách chăm sóc hoa trồng chậu hiệu quả và khoa học nhất là bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây. Lưu ý sau khi trồng cây, trong 1 tuần đầu nên “hồi sức” cho cây bằng Atonik, B1, rong biển… để thúc đẩy rễ cây phát triển tốt. Từ đó cây sẽ cho ra đời những bông hoa đẹp, to, rực rỡ. Ngoài ra, bón thêm Kali sẽ giúp màu hoa đậm đà, ngọt ngào hơn.

Hoa hồng Claude Monet

Trên đây là những cách chăm sóc hoa hồng trồng chậu hiệu quả nhất hiện nay. Chỉ cần bạn kiên trì và chịu bỏ chút thời gian, chắc chắn bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bông hoa hồng đẹp không thua kém gì cây hạ thổ.

Hoài Thương

Rate this post

Từ khóa » Hoa Hồng Trồng Chậu Nhỏ