Học Phát âm Chuẩn Theo Bảng Phiên âm Tiếng Anh IPA Quốc Tế
Có thể bạn quan tâm
IPA – International Phonetic Alphabet là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế mà bạn cần phải nắm vững khi học tiếng Anh giao tiếp. Bảng IPA trong tiếng Anh giúp bạn biết cách đọc từng nguyên âm và phụ âm, từ đó cải thiện phát âm tiếng Anh chuẩn. Dưới đây là bài viết tổng hợp các nguyên tắc giúp phát âm chuẩn quốc tế theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA và hướng dẫn cách học phát âm tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao.
Bảng phiên âm IPA là gì?
Bảng phiên âm tiếng AnhIPA (International Phonetic Alphabet) là bảng ký hiệu Ngữ âm quốc tế. Phiên âm tiếng Anh là các ký tự Latin được ghép lại tạo thành cách đọc cho một từ. Đây là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong tiếng Anh (bao gồm cả phụ âm và nguyên âm trong tiếng Anh) một cách chuẩn xác và riêng biệt.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
{{ sentences[sIndex].text }} Tiếp tục Cải thiện ngay Click to start recording! Recording... Click to stop!Bản IPA gồm 44 âm cơ bản trong đó có: 20 nguyên âm và 24 phụ âm.
Các âm trong bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế được chia thành 2 phần: âm hữu thanh và âm vô thanh. Cùng tìm hiểu âm hữu thanh và âm vô thanh ELSA Speak đã đề cập tại Nguyên âm và phụ âm.
Ký hiệu trên bảng:
– Vowels: Nguyên âm
– Consonants: Phụ âm
– Monophthongs: Nguyên âm ngắn
– Diphthongs: Nguyên âm dài
Trên thực tế, học phiên âm tiếng Anh để phát âm chuẩn, viết đúng và hiểu đúng nghĩa của từ vựng là việc không hề đơn giản. Có những từ giống nhau về mặt chữ nhưng chỉ cần phát âm khác nhau sẽ được hiểu theo các nghĩa khác nhau. Cũng có những từ được phát âm giống nhau nhưng mặt chữ lại khác nhau và mang những ý nghĩa riêng biệt.
Ví dụ:
Ta có cặp từ “desert”:
– Desert /di’zə:t/ (v) : bỏ mặc, đào ngũ
– Desert /’dezət/ (n) : sa mạc
– Desert /ˈdez•ərt/ (n) : chỉ khu đất rộng rãi, khô cằn, ít mưa
-> Dù đều có cách viết là “desert” nhưng với mỗi phiên âm khác nhau, từ sẽ mang những ý nghĩa khác nhau.
Một ví dụ khác:
Cite /sait/ (v) : trích dẫn
Site /sait/ (n) : địa điểm, khu đất
Sight /sait/ (n) (v) : tầm ngắm, quang cảnh ; quan sát
-> Ba từ này có phiên âm tiếng Anh giống nhau nên cách phát âm cũng sẽ giống nhau. Tuy nhiên, cách viết và nghĩa của từng từ lại khác nhau hoàn toàn.
Sự khác biệt của mặt chữ – phát âm – nghĩa của từ đã được thể hiện rõ ràng qua hai ví dụ trên. Để tránh gây hiểu nhầm hoặc hiểu sai ý nghĩa câu nói của người khác, bạn cần học thuộc và luyện tập nhuần nhuyễn toàn bộ 44 âm tiết chuẩn quốc tế theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA.
- Phân loại ngữ âm cơ bản – bảng phiên âm tiếng Anh IPA
Bảng phiên âm quốc tế IPA được chia thành 2 phần nguyên âm – phụ âm rõ rệt.
Nửa trên là nguyên âm gồm 2 phần nhỏ hơn: nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Khi học, bạn cần học cả cách đọc và cách viết phiên âm tiếng Anh. Nửa dưới là Phụ âm (consonants). Nhiều người có suy nghĩ, học tiếng Anh giao tiếp cơ bản thì không cần thiết phải học cách đọc và viết phiên âm tiếng Anh. Đây là quan điểm sai lầm khiến bạn học tiếng Anh mãi không tiến bộ.
Khi học bảng phiên âm quốc tế IPA, chúng ta sẽ học lần lượt từ Nguyên âm đơn, Nguyên âm đôi đến Phụ âm. Về lâu dài, bạn có thể hình thành cách đọc tiếng Anh không cần phiên âm.
- Nguyên âm (vowel sounds)
Những dao động của thanh quản hay những âm khi ta phát ra âm không bị cản trở bởi luồng khí đi từ thanh quản lên môi được gọi là nguyên âm. Hiểu đơn giản, nguyên âm là những âm được tạo ra bởi dao động của thanh quản. Nguyên âm có thể tự đứng riêng biệt hoặc đứng trước hoặc sau các phụ âm và bao gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi.
- Nguyên âm đơn (Monophthongs)
Bao gồm 12 nguyên âm đơn tất cả, chia thành 3 hàng và 4 cột. Với các nguyên âm đơn, bạn nên học theo từng hàng.
- Nguyên âm đôi (Diphthongs)
Hai nguyên âm đơn khác nhau sẽ ghép thành nguyên âm đôi. Với các nguyên âm đôi, bạn nên học theo các cột.
- Phụ âm (consonants)
Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng hay những âm khi phát ra thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc. Ví dụ như lưỡi va chạm với môi, răng, 2 môi va chạm… trong quá trình phát âm. Chỉ khi được phối hợp với nguyên âm, phụ âm mới phát ra thành tiếng trong lời nói.
>> Xem thêm: Top 5 trang Web học nghe nói tiếng Anh online miễn phí tốt nhất
Cách phát âm tiếng Anh chuẩn quốc tế theo bảng phiên âm IPA
Cách phát âm nhóm nguyên âm ngắn (Monophthongs)
Nguyên âm ngắn /ɪ/
Cách phát âm: Tương tự cách phát âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i)
Khẩu hình: Môi hơi mở rộng sang 2 bên, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: kit /kɪt/, bid bɪd/,…
Nguyên âm ngắn /i:/
Cách phát âm: Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
Khẩu hình: Môi mở rộng sang 2 bên như đang cười, lưỡi nâng cao lên.
Ví dụ: key /kiː/, please /pliːz/,…
Nguyên âm ngắn /e/
Cách phát âm: Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn
Khẩu hình: So với /ɪ/, mở rộng môi hơn, lưỡi hạ thấp.
Ví dụ: dress /dres/, test /test/,…
Nguyên âm ngắn /ə/
Cách phát âm: Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm ngắn và nhẹ hơn.
Khẩu hình: Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng.
Ví dụ: about /ə’baʊt/, butter /ˈbʌt.ər,…
Nguyên âm ngắn /ɜ:/
Cách phát âm: Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng.
Khẩu hình: Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm
Ví dụ: burn /bɜːn/, birthday /ˈbɜːθdeɪ/,…
Nguyên âm ngắn /ʊ/
Cách phát âm /ʊ/: Âm “u” ngắn. Phát âm tương tự “ư” của tiếng Việt. Không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng
Khẩu hình: Hơi tròn môi, lưỡi hạ thấp.
Ví dụ: put /pʊt/, good /ɡʊd/,…
Nguyên âm ngắn /u:/
Cách phát âm: Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
Khẩu hình: Môi tròn, nâng cao lưỡi lên.
Ví dụ: school /sku:l/, goose /ɡuːs/,…
Nguyên âm ngắn /ɒ/
Cách phát âm: Âm “o” ngắn, tương tự âm “o” trong tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.
Khẩu hình miệng: Hơi tròn môi, hạ thấp lưỡi.
Ví dụ: box /bɒks/, hot /hɒt/,…
Nguyên âm ngắn /ɔ:/
Cách phát âm: Giống phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng.
Khẩu hình: Môi tròn, cong lưỡi lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
Ví dụ: law /lɔː/,ball /bɔːl/,…
Nguyên âm ngắn /ʌ/
Cách phát âm: Âm phát ra lai giữa âm “ă” và âm “ơ” trong tiếng Việt, na ná âm “ă”. Khi phát âm phải bật hơi ra.
Khẩu hình: Thu hẹp miệng lại, hơi nâng lưỡi lên cao.
Ví dụ: love /lʌv/,come /kʌm/,…
Nguyên âm ngắn /ɑ:/
Cách phát âm: Đọc âm “a” kéo dài, phát âm ra từ khoang miệng.
Khẩu hình: Mở rộng môi, hạ thấp lưỡi.
Ví dụ: father /ˈfɑːðə(r)/, start /stɑːt/,…
Nguyên âm ngắn /æ/
Cách phát âm: Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống.
Khẩu hình: Miệng mở rộng. Môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp
Ví dụ: square /skweə(r)/, fair /feər/,…
Khóa học cải thiện phát âm chỉ 5k/ngàyNguyên âm dài /ɪə/
Cách phát âm: Phát âm từ âm /ɪ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/.
Khẩu hình: Môi từ dẹt chuyển dần thành hình tròn, lưỡi dần thụt về phía sau.
Ví dụ: here /hɪə(r)/, near /nɪə(r)/,…
Nguyên âm dài /eə/
Cách phát âm: Đọc âm /e/ rồi dần chuyển sang âm /ə/.
Khẩu hình: Hơi thu hẹp mô lại, dần thụt lưỡi về phía sau.
Ví dụ: pair /peə(r)/, hair /heə(r)/,…
Nguyên âm dài /eɪ/
Cách phát âm: Đọc âm /e/ rồi dần chuyển sang âm /ɪ/.
Khẩu hình: Dẹt môi dần sang hai bên, dần hướng lưỡi lên trên.
Ví dụ: day /deɪ/, face /feɪs/,…
Nguyên âm dài /ɔɪ/
Cách phát âm: Đọc âm /ɔ:/ rồi dần chuyển sang âm /ɪ/.
Khẩu hình: Dẹt môi dần sang hai bên, nâng lưỡi lên và đẩy dần về phía trước.
Ví dụ: boy /bɔɪ/, choice /tʃɔɪs/,…
Nguyên âm dài /aɪ/
Cách phát âm: Đọc âm /ɑ:/ rồi dần chuyển sang âm /ɪ/.
Khẩu hình: Dẹt môi dần sang hai bên, nâng lưỡi lên và đẩy dần về phía trước.
Ví dụ: try /traɪ/, nice /naɪs/,…
Nguyên âm dài /əʊ/
Cách phát âm /əʊ/: Đọc âm /ə/ rồi dần chuyển sang âm /ʊ/.
Khẩu hình: Môi hơi mở chuyên dần đến hơi tròn, lùi lưỡi dần về phía sau.
Ví dụ: show /ʃəʊ/, goat /ɡəʊt/,…
Nguyên âm dài /aʊ/
Cách phát âm: Đọc âm /ɑ:/ rồi dần chuyển sang âm /ʊ/.
Khẩu hình: Môi mở tròn dần, hơi thụt lưỡi về phía sau.
Ví dụ: cow /kaʊ/, mouth /maʊθ/,…
Nguyên âm dài /ʊə/
Cách phát âm: Chuyển dần từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/, đọc giống như “uo”.
Khẩu hình: Khi bắt đầu, môi mở hơi tròn, hơi bè ra ngoài, mặt lưỡi đưa vào trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên. Sau đó, mở nhẹ miệng ra và lùi lưỡi về giữa khoang miệng.
Ví dụ: tour /tʊə(r)/, sure /∫ʊə(r)/,…
Xem thêm:
- Cách phát âm /ɪə/, /eə/ và /ʊə/ chuẩn nhất
- Cách phát âm /t/ và /d/ trong tiếng Anh
Cách phát âm nhóm phụ âm (Consonants)
Phụ âm /p/
Cách phát âm: Phát âm gần giống âm “p” trong tiếng Việt.
Khẩu hình: Hai môi ngậm chặt, chặn luồng không khí trong miệng lại sau đó bật ra. Cảm nhận sự rung nhẹ của dây thanh quản.
Ví dụ: copy /ˈkɒpi/, pen /pen/,…
Phụ âm /b/
Cách phát âm: Đọc tương tự như âm “b” trong tiếng Việt.
Khẩu hình: Ngậm chặt hai môi để chặn không khí trong miệng sau đó bật ra. Thanh quản rung nhẹ.
Ví dụ: job /dʒɒb/, back /bæk/,…
Phụ âm /t/
Cách phát âm: Đọc tương tự âm “t” trong tiếng Việt nhưng bật hơi ra mạnh hơn.
Khẩu hình: Đặt đầu lưỡi dưới nướu khi phát âm, khi bật luồng khí ra, đầu lưỡi chạm nhẹ vào răng cửa dưới. Khép chặt hai răng, mở luồng khí thoát ra, nhưng không rung thanh quản.
Ví dụ: tight /taɪt/, tea /tiː/,…
Phụ âm /d/
Cách phát âm: Đọc giống âm “d” trong tiếng Việt và bật hơi mạnh hơn.
Khẩu hình: Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi bật luồng khí ra thì để đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở luồng khí và tạo nên độ rung cho thanh quản.
Ví dụ: ladder /ˈlædə(r)/, day /deɪ/,…
Phụ âm /t∫/
Cách phát âm: Cách đọc khá giống âm “ch”.
Khẩu hình: Hơi tròn môi, chu nhẹ môi về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra ngoài trên bề mặt lưỡi mà không rung dây thanh quản.
Ví dụ: match /mætʃ/, church /ʧɜːʧ/,…
Phụ âm /dʒ/
Cách phát âm: Phát âm giống với /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản.
Khẩu hình: Hơi tròn môi và chu nhẹ về trước. Khi khí phát ra, môi nửa tròn, lưỡi thẳng, chạm hàm dưới.
Ví dụ: gym /dʒɪm/, age /eiʤ/,…
Phụ âm /k/
Cách phát âm: Phát âm giống với âm “k” trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn.
Khẩu hình: Nâng phần sau của lưỡi lên, chạm ngạc mềm, và hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra, không tác động đến dây thanh quản.
Ví dụ: school /sku:l/, key /ki:/,…
Phụ âm /g/
Cách phát âm: Phát âm giống như âm “G” của tiếng Việt.
Khẩu hình: Nâng phần sau của lưỡi lên, chạm ngạc mềm, hạ thấp lưỡi khi luồng khí mạnh bật ra và làm rung dây thanh quản.
Ví dụ: ghost /ɡəʊst/, get /ɡet/,…
Phụ âm /f/
Cách phát âm: Phát âm tương tự âm “ph” trong tiếng Việt.
Khẩu hình: Hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới khi phát âm.
Ví dụ: coffee /ˈkɒfi/, fat /fæt/,…
Phụ âm /v/
Cách phát âm: Đọc tương tự âm “v” trong tiếng Việt.
Khẩu hình: Hàm trên sẽ chạm nhẹ vào môi dưới khi phát âm.
Ví dụ: move /muːv/, view /vjuː/,…
Phụ âm /ð/
Khẩu hình: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, cho luồng khí thoát ra giữa phần lưỡi và hai hàm răng, rung dây thanh quản.
Ví dụ: other /ˈʌðə(r)/, this /ðɪs/,…
Phụ âm /θ/
Khẩu hình: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, cho luồng khí thoát ra giữa phần lưỡi và hai hàm răng, lưu ý không rung dây thanh quản.
Ví dụ: path /pɑːθ/, thin /θɪn/,…
Phụ âm /s/
Cách phát âm: Phát âm giống như âm “S” trong tiếng Việt.
Khẩu hình: Đặt nhẹ lưỡi lên hàm trên, nâng ngạc mềm, cho luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, không rung thanh quản.
Ví dụ: sister /ˈsɪstə(r)/, soon /suːn/,…
Phụ âm /z/
Khẩu hình: Đặt nhẹ lưỡi lên hàm trên, nâng ngạc mềm, cho luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nhưng lại làm rung thanh quản.
Ví dụ: zero /ˈzɪərəʊ/, buzz /bʌz/.
Phụ âm /∫/
Khẩu hình: Chu môi ra, hướng về phía trước và tròn môi. Cho mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng đầu lưỡi lên.
Ví dụ: sure /ʃɔː(r)/, ship /ʃɪp/,…
Phụ âm /ʒ/
Khẩu hình: Chu môi ra, hướng về phía trước và tròn môi. Cho mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng đầu lưỡi lên và đọc rung thanh quản.
Ví dụ: vision /ˈvɪʒn/, pleasure /’pleʒə(r),…
Phụ âm /m/
Cách phát âm: Đọc giống âm “m” trong tiếng Việt.
Khẩu hình: Ngậm hai môi lại, cho luồng khí thoát ra bằng mũi.
Ví dụ: mean /miːn/, money /ˈmʌn.i/,…
Phụ âm /n/
Cách phát âm: Đọc giống như âm “n” nhưng chỉ hé môi, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, để chặn khí lại, cho khí phát ra từ mũi.
Ví dụ: sun /sʌn/, nice /naɪs/,…
Phụ âm /ŋ/
Khẩu hình: Khi phát âm, chặn khí ở lưỡi, hé môi, cho khí phát ra từ mũi, rung thanh quản, nâng phần sau của lưỡi lên và chạm vào ngạc mềm.
Ví dụ: long /lɒŋ/, ring /riŋ/,…
Phụ âm /h/
Cách phát âm: Đọc giống như âm “h” trong tiếng Việt.
Khẩu hình: Hé nửa môi, hạ thấp lưỡi để khí thoát ra ngoài, không rung thanh quản.
Ví dụ: behind /bɪˈhaɪnd/, hot /hɒt/,…
Phụ âm /l/
Khẩu hình: Cong lưỡi từ từ để chạm vào răng hàm trên, rung thanh quản, mở rộng môi hoàn toàn, cong đầu lưỡi lên từ từ và đặt vào môi hàm trên.
Ví dụ: feel /fiːl/, light /laɪt/,…
Phụ âm /r/
Khẩu hình: Khi phát âm, người học phải cong lưỡi vào trong, môi tròn, chu nhẹ về phía trước. Thả lỏng lưỡi khi luồng khí thoát ra, tròn môi mở rộng.
Ví dụ: sorry /ˈsɒri/, right /raɪt/,…
Phụ âm /w/
Khẩu hình: Tròn môi, chu nhẹ về phía trước và thả lỏng lưỡi. Khi phát luồng khí ra thì môi phải mở rộng, lưỡi vẫn thả lỏng.
Ví dụ: win /wɪn/, wet /wet/,…
Phụ âm /j/
Khẩu hình: Khi phát âm, môi hơi mở, phần lưỡi nâng lên gần ngạc cứng, cho khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không phát ra tiếng ma sát của luồng khí, rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi mở rộng khi luồng khí phát ra, hơi nâng phần giữa lưỡi lên, thả lỏng.
Ví dụ: use /ju:z/, yes /jes/,…
Lưu ý:
Có nhiều bạn thắc mắc không biết dấu “:” gọi là âm căng hay âm dài mới đúng?
Vấn đề này tùy thuộc vào cách bạn gọi. Có người gọi là âm dài, nhưng cũng có người gọi là âm căng. Mấu chốt không nằm ở cách bạn gọi nó như thế nào, quan trọng là cách bạn phát âm nó ra sao, có căng hơi không, có đẩy hơi ra ngoài không, có cong lưỡi lên không,…? Nên các bạn hãy tập trung vào cách phát âm của từ để giao tiếp chuẩn, đúng ý nghĩa, đúng nội dung nhé.
Xem thêm:
- Cách phát âm ch chi tiết và chuẩn chỉnh
- Cách phát âm TH trong tiếng Anh
Học thêm cách phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ tại video dưới đây:
8 âm tiết đặc biệt quan trọng trong phát âm tiếng Anh
Sau khi học bảng IPA tiếng Anh, bạn buộc phải nắm thật vững 8 âm cốt lõi trong tiếng Anh: /iː/, /ɜː/, /ɑː/, /eɪ/, /dʒ/, /j/, /θ/, /l/. 8 âm này có tần số xuất hiện cao trong các từ tiếng Anh.
Đây cũng là những âm khó nhất đối với người Việt đang học tiếng Anh vì khẩu hình không giống với bất kỳ âm nào trong tiếng Việt cả.
Để học các âm này một cách hiệu quả, bạn nên đưa vào sự so sánh giữa chúng để nhận ra sự khác biệt. Điều quan trọng là hãy kiên trì luyện tập đều đặn mỗi ngày và thực hành thật nhiều.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn hoặc chán nản, bạn có thể đa dạng hóa các hình thức học mỗi ngày. Chẳng hạn như: luyện tập theo video các video hướng dẫn phát âm, ghi âm lại giọng của mình và so sánh, học cùng bạn bè, kết hợp phương pháp học phát âm tiếng Anh cùng ELSA Speak,… Bên cạnh đó, khi bắt gặp từ vựng nào, bạn nên tra phiên âm tiếng Anh của chúng để chắc chắn rằng mình phát âm chính xác. Một số từ vựng quen thuộc nhưng vẫn thường bị phát âm sai.
Ngoài ra, còn có một điều vô cùng quan trọng: đừng bao giờ Việt hóa âm tiếng Anh.
Cố gắng tìm ra cách đọc tương đương trong tiếng Việt là phương pháp hoàn toàn sai, hãy luyện nghe các âm thật chuẩn, nhận diện, định vị khẩu hình miệng và bắt trước cho đến khi giống y hệt người bản xứ. Ngoài ra, bạn có thể tham gia những website học tiếng Anh online miễn phí để luyện tập thường xuyên, gia tăng khả năng ghi nhớ.
Lưu ý khi luyện phát âm 44 âm theo bảng phiên âm quốc tế
Về phần thanh quản
– Rung (hữu thanh): các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
– Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
Về phần lưỡi
– Lưỡi chạm răng: /f/, /v/
– Cong đầu lưỡi chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /.
– Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
– Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
– Răng lưỡi: /ð/, /θ/.
Về phần môi
– Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
– Môi mở vừa phải: / ɪ /, / ʊ /, / æ /
– Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
Ngoài ra, để phát âm 44 âm tiếng Anh chuẩn quốc tế, bạn nên lưu ý thêm một số quy tắc khác khi phát âm nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh như phụ âm G, phụ âm C, phụ âm R…
Lưu ý khi học phát âm nguyên âm và phụ âm
Bán âm y và w có thể là nguyên âm hoặc phụ âm
- Trường hợp âm “y” đứng đầu từ sẽ là phụ âm.
Ví dụ: “y” trong từ “you” là phụ âm. Nhưng “y” trong từ “gym” là nguyên âm.
- Trường hợp âm “w” đứng đầu từ sẽ là phụ âm.
Ví dụ: “w” trong từ “we” là phụ âm. Còn âm “w” trong “Saw” là nguyên âm.
Đọc phụ âm g
- Nếu sau g là các nguyên âm i, y, e thì sẽ phát âm là dʒ.
Ví dụ: giant, gym, generate, vegetable,…
- Nếu sau g là các nguyên âm a, u, o thì sẽ phát âm là g.
Ví dụ: go, gone, gum, guy, gallic,…
Đọc phụ âm c
- Phụ âm c sẽ được đọc là s nếu theo sau là các nguyên âm i, y, e.
Ví dụ: city, cycle, century, cell,…
- Phụ âm c được đọc là k nếu theo sau nó là các nguyên âm a, u, o.
Ví dụ: cat, call, culture, cut, cold, coke,…
Đọc phụ âm r
- Nếu trước “r” là 1 nguyên âm yếu như /ə/ thì có thể lược bỏ.
Ví dụ: “interest” có phiên âm đầy đủ là /ˈɪntərəst/ (1). Nhưng người học có thể thấy từ này còn được nhiều từ điển viết phiên âm là /ˈɪntrəst/, vì trước r là âm /ə/ nên có thể lược bỏ.
Đọc phụ âm j
- Hầu hết, âm j thường đứng đầu từ và được phát âm là dʒ.
Ví dụ: jealous, jump, job, just,…
Đọc nguyên âm e
Trong một từ ngắn hoặc từ dài có âm cuối là nguyên âm + phụ âm + e thì e sẽ trở thành âm câm và nguyên âm trước đó là nguyên âm dài.
Hay còn gọi là Magic e, silent e, super e,…
Ví dụ:
bit /bɪt/ => bite /baɪt/
cub /kʌb/ => cube /kjuːb/
at /ət/ => ate /eɪt/
cod /kɒd/ => code /kəʊd/
met /met/ => meet /miːt/
Quy tắc phân biệt nguyên âm ngắn – nguyên âm dài
Có 5 nguyên âm ngắn: ă, ĕ, ĭ, ŏ, ŭ.
- a ngắn (ă) – /æ/: act, apt, fad, bad, bag,…
- e ngắn (ĕ) – /e/: den, ben, fed, bed,…
- i ngắn (ĭ) – /ɪ/: bid, bin, in,…
- o ngắn (ŏ) – /ɒ/: hot, bop,…
- u ngắn (ŭ) – /ʌ/ : sun, cut, bug,…
Có 5 nguyên âm dài kí hiệu lần lượt là ā, ē, ī, ō, ū được phát âm như sau:
- a dài (ā) – /eɪ/: day, rain, cake, eight,…
- e dài (ē) – /i:/: tree, feet, me, meet, key, field,…
- i dài (ī) – /aɪ/: my, five, light, child, find,…
- o dài (ō) – /oʊ/: no, snow, nose, toast, most, bold,…
- u dài (ū) – /u:/ hoặc /ju:/: new, suit, few, blue,…
Một số quy tắc để phân biệt nguyên âm ngắn – nguyên âm dài như sau:
- Một từ có 1 nguyên âm nhưng nguyên âm đó không nằm cuối thì đó luôn là nguyên âm ngắn.
Ví dụ: bug, think, cat, job, bed, ant, act,…
Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ khác như mind, find,…
- Một từ chỉ có một nguyên âm và nguyên âm đó nằm cuối từ thì 100% là nguyên âm dài.
Ví dụ: she, he, go, no,…
- Trong một từ có 2 nguyên âm đứng liền nhau, âm đầu là nguyên âm dài, còn âm sau thường là âm câm, không phát âm.
Ví dụ: rain (a và i đứng cạnh nhau, ở đây a là a dài, còn i là âm câm, do vậy rain sẽ được phát âm là reɪn),…
Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ như: read – ở thì quá khứ là e ngắn nhưng khi ở thì hiện tại sẽ là e dài,…
- Trong một từ, nếu 1 nguyên âm đứng trước 2 phụ âm giống nhau thì đó chắc chắn là nguyên âm ngắn.
Ví dụ: Dinner (i ngắn), rabbit (a ngắn), summer (u ngắn), egg (e ngắn),…
- Trong một từ có 2 nguyên âm liên tiếp và giống nhau thì thường được đọc như 1 nguyên âm dài.
Ví dụ: Peek (e dài), meet (e dài), vacuum (u dài), feet (e dài),…
+ Quy tắc này không áp dụng với nguyên âm O, vì nó sẽ tạo thành các âm khác nhau.
Ví dụ: tool, fool, poor, door,…
+ Quy tắc này không được áp dụng nếu đứng sau 2 nguyên âm này là âm r, bởi khi đó âm đã bị biến đổi.
Ví dụ: beer,…
- Khi Y đứng ở vị trí cuối của từ 1 âm tiết, nó sẽ được đọc là âm i dài /aɪ/.
Ví dụ: by, cry, try, shy,…
Chú ý nguyên âm – phụ âm để viết đúng chính tả
- Sau 1 nguyên âm ngắn là f, l, s thì cần gấp đôi chữ cái f, l, s lên.
Ví dụ: Ball (a ngắn), pass, staff, tall, difference (i ngắn), collage (o ngắn),…
- Trong từ có 2 âm tiết, sau nguyên âm ngắn là các chữ cái b, d, g, m, n, p thì cần phải gấp đôi chúng lên.
Ví dụ: rabbit (a ngắn), summer (u ngắn), hollywood (o ngắn),…
- Nguyên âm e: Với một từ ngắn hoặc âm cuối của từ dài kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm + e thì âm e sẽ bị câm và nguyên âm trước đó là nguyên âm dài.
Ví dụ:
- bit /bɪt/ → bite /baɪt/
- cod /kɒd/ → code /kəʊd/
- met /met/ → meet /miːt/
- cub /kʌb/ → cube /kjuːb/
Cách học phát âm 44 âm trong tiếng Anh chuẩn quốc tế cho người mới bắt đầu
Hầu hết, người học tiếng Anh đều nhận thấy: “có quá nhiều điều cần phải thành thạo nếu muốn phát âm tiếng Anh chuẩn”.
Từ 44 âm cơ bản trong bảng phiên âm quốc tế IPA đến hàng trăm, hàng nghìn cụm âm phát âm khó khác, các hiện tượng ngữ âm từ cơ bản đến nâng cao: trọng âm, nuốt âm, nối âm,…
Điều này làm cho rất nhiều người ngán ngẩm và bỏ cuộc ngay khi vừa mới bắt đầu, vì vậy hãy chọn những cách học có thể tạo động lực cho bản thân.
Luyện tập cơ miệng
Trước khi học cách phát âm tiếng Anh chuẩn, bạn cần luyện tập cơ miệng dẻo dai, làm quen với những khẩu hình miệng khi phát âm tiếng Anh. Điều này giúp bạn phát âm tiếng Anh chuẩn và hay hơn khi giao tiếp, đồng thời còn để tránh các trường hợp bị hụt hơi, cứng miệng khi nói.
Một số dạng bài tập có sẵn trên internet bạn có thể tham khảo: luyện tập cơ miệng, thổi hơi qua miệng, bài tập cơ lưỡi, cách lấy hơi từ bụng,…
Mua ELSA PRO ưu đãi tốt nhấtNhấn trọng âm khi đọc tiếng Anh
“Trọng âm của từ đóng vai trò quan trọng trong phát âm tiếng Anh vì nó giúp chúng ta phân biệt từ này với từ khác khi chúng ta nghe và nói tiếng Anh”
Ví dụ:
Teacher /ˈtiː.tʃɚ/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Arrive /əˈraɪv/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Pioneer /ˌpaɪəˈnɪr/ có hai trọng âm: trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ ba /nir/. Và trọng âm phụ rơi vào âm tiết thứ nhất /paɪ/.
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có một số từ được viết giống nhau nhưng lại nhấn trọng âm ở vị trí khác nhau tùy theo loại từ. Vì vậy, bạn cần nắm được quy tắc nhấn trọng âm mới có thể phân biệt được các từ trong giao tiếp.
Ví dụ:
Record có hai cách nhấn trọng âm.
Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất /ˈrek.ɚd/ là danh từ, nghĩa là kỷ lục.
Khi nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai /rɪˈkɔːrd/ thì đó là động từ, nghĩa là ghi chép, thu (âm).
Học phát âm bảng chữ cái tiếng Anh và phát âm đuôi s, es và ed
Bên cạnh 44 phiên âm tiếng Anh chuẩn quốc tế trên, cách phát âm đuôi ed, phát âm s, es là những âm thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày. Do đó bạn cần luyện tập thêm về 3 âm này.
Những người mới bắt đầu học hoặc các bé lớp 1 sẽ được làm quen với bảng chữ cái tiếng Anh. Tiếng Anh bao gồm 26 chữ cái.
Tại sao cần học phát âm chuẩn theo bảng phiên âm quốc tế IPA?
Tại sao cần phải học phát âm chuẩn theo bảng phiên âm IPA là thắc mắc của rất nhiều người khi bắt tay vào việc học tiếng Anh. Trên thực tế, trong tiếng Anh có những từ ngữ có cách viết giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau và cũng có những trường hợp cạc viết khác nhau nhưng cách đọc lại giống nhau. Vì vậy, việc nắm vững bảng phiên âm tiếng Anh IPA sẽ giúp người học phát âm tiếng Anh chuẩn xác, tránh những tình huống hiểu lầm khó xử khi giao tiếp với người khác.
Bảng phiên âm IPA là một trong những kiến thức nền tảng quan trọng nhất mà người học tiếng Anh cần bắt đầu học càng sớm càng tốt. Chỉ có nắm rõ các quy tắc phát âm chuẩn IPA, người học mới có thể phát triển tốt hơn trong kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và phát triển toàn diện các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.
Những trang web, app đọc tiếng Anh theo phiên âm chuẩn nhất
Trang web phiên âm tiếng Anh – toPhonetics
toPhonetics là web tra phiên âm tiếng Anh tốt nhất hiện nay, giúp người dùng dễ dàng xem được cách phát âm của một từ hay của đoạn văn bản. Trang web không chỉ hỗ trợ chuyển đổi văn bản tiếng Anh sang phiên âm IPA mà còn hỗ trợ dịch văn bản tiếng Anh cực nhanh chóng và chính xác.
Trang web english4u.com.vn
english4u.com.vn là trang web phiên âm tiếng Anh chuẩn nhất hiện nay, trang web này chú trọng về mặt phiên âm, có hỗ trợ công nghệ nhận diện giọng nói, đồng thời cũng giúp người dùng nhận ra được lỗi sai của mình trong khi nói và sửa lại tốt hơn.
Trang web Cambridge Dictionary
Cambridge Dictionary là trang web phiên âm nổi tiếng, cung cấp nghĩa từ điển tiếng Anh, các từ đồng nghĩa kèm theo phiên âm giúp người học cải thiện vốn từ tiếng Anh cùng với các kỹ năng phát âm, nghe, nói một cách hiệu quả.
Học phát âm chuẩn theo bảng phiên âm IPA cùng ELSA Speak
Để học phát âm tiếng Anh hiệu quả cần một quá trình luyện tập lâu dài, đòi hỏi sự chăm chỉ và thực hành thường xuyên. Bạn có thể luyện phát âm tiếng Anh thông qua giao tiếp với người nước ngoài hoặc học giao tiếp tiếng Anh tại các trung tâm, cơ sở dạy tiếng Anh. Một cách đơn giản hơn là bạn có thể luyện phát âm tiếng Anh trực tuyến thông qua các ứng dụng học tiếng Anh miễn phí tại nhà.
ELSA Speak là app học tiếng Anh hiệu quả bằng cách cải thiện phát âm của người dùng, nằm trong top 5 ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được Google vinh danh và top đầu phần mềm học tiếng Anh dành cho người mất gốc. Học tiếng Anh cùng ELSA Speak, bạn được trải nghiệm:
- Hơn 192 chủ đề, +7.000 bài học, 25.000 bài luyện tập với đầy đủ kỹ năng: Phát âm, nghe, dấu nhấn, hội thoại, intonation,…
- Người dùng được làm bài test (kiểm tra) đầu vào gồm 16 câu, hệ thống sẽ chấm điểm và chỉ ra những ký năng nào tốt, kỹ năng nào cần cải thiện. Từ đó, ELSA Speak sẽ thiết kế lộ trình học cá nhân hóa theo trình độ mỗi người.
- Công nghệ A.I kiểm tra phát âm tiếng Anh, hướng dẫn sửa lỗi theo hệ thống phiên âm chuẩn IPA, từ khẩu hình miệng, cách nhả hơi, đặt lưỡi,…
- Học tiếng Anh 1 kèm 1 cùng gia sư ảo, bạn sẽ được nhắc nhở học tập và báo cáo tiến độ mỗi ngày.
- Học trực tuyến (online) mọi lúc, mọi nơi.
- Phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, học từ cơ bản đến nâng cao.
Với những ưu điểm trên, đã có hơn 40 triệu người dùng trên thế giới, 10 triệu người dùng tại Việt Nam lựa chọn đồng hành cùng ELSA Speak. Còn bạn thì sao? Bạn đã sẵn sàng đăng ký ELSA Pro để nói tiếng Anh hay ngay từ hôm nay?
90% người dùng phát âm rõ ràng hơn, 95% người dùng tự tin hơn, cải thiện trình độ tiếng Anh đến 40% với 10 phút luyện tập ELSA mỗi ngàyNhững câu hỏi thường gặp về bảng phiên âm IPA
1. Bảng phiên âm IPA là gì?Bảng phiên âm tiếng AnhIPA (viết tắt của International Phonetic Alphabet) là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế. Bảng IPA gồm 44 phiên âm trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm.
2. Cách học phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ theo bảng IPA?1. Luyện tập cơ miệng – 2. Học quy tắc phát âm theo bảng IPA – 3. Học cách nhấn trọng âm – 4. Nắm rõ quy tắc và cải thiện phát âm đuôi s, es, ed
Từ khóa » Cách đọc Từ Phiên âm Trong Tiếng Anh
-
Đây Là âm I Ngắn, Phát âm Giống âm “i” Của Tiếng Việt Nhưng Ngắn Hơn, Bật Nhanh. Là âm I Dài, Bạn đọc Kéo Dài âm “i”, âm Phát Từ Trong Khoang Miệng Chứ Không Thổi Hơi Ra. ... 2. Cách đọc Phiên âm Tiếng Anh Của Nguyên âm.
-
Cách đọc Phiên âm & Quy Tắc đánh Vần Trong Tiếng Anh
-
Học Phát Âm Tiếng Anh - Bảng Phiên Âm Quốc Tế IPA - YouTube
-
Bảng Phiên âm Tiếng Anh IPA - Cách Phát âm Chuẩn 44 âm Quốc Tế
-
Bảng Phiên âm Tiếng Anh IPA - Cách Phát âm Chuẩn Quốc Tế
-
Cách đọc Phiên âm Tiếng Anh Chuẩn Nhất - Chính Xác 2022
-
Cách đọc Bảng Phiên âm Tiếng Anh - Oxford English UK Vietnam
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Anh: Hướng Dẫn Phiên âm, đánh Vần [2022]
-
Cách Viết Và đọc Bảng Phiên âm Tiếng Anh Quốc Tế đầy đủ Nhất
-
Hướng Dẫn đọc Chuẩn 44 âm Trong Tiếng Anh Cho Người Mất Gốc
-
Cách đọc Và Viết Phiên âm Tiếng Anh IPA Chuẩn - Dễ Nhớ Nhất
-
Dán Văn Bản Tiếng Anh Của Bạn ở đây - ToPhonetics
-
Bảng Phiên âm Tiếng Anh IPA Và Cách đọc
-
Làm Chủ Cách đọc Nguyên âm Và Phụ âm Trong Tiếng Anh