Học Phát âm Chuẩn Tiếng Trung
Khi học bất cứ một ngôn ngữ nào đầu tiên các bạn phải phát âm chuẩn trước, đó chính là nền tảng để nghe nói tốt. Hôm nay Ngoại Ngữ Gia Hân sẽ giới thiệu đến các bạn hệ thống ngữ âm tiếng Trung.
Hệ thống ngữ âm Ngoại Ngữ Gia Hân gồm có 21 thanh mẫu, 37 vận mẫu và 4 thanh điệu.
1.Vận mẫu
1.1 Vận mẫu đơn
a – Cách phát âm gần giống “a” trong tiếng Việt nhưng phát âm cao hơn.
o – Có thể phát âm là ô hoặc ua; người Đài Loan hay đọc là ô, người Trung Quốc đại lục đọc là ua.
e – Có thể phát âm là ơ hoặc ưa; người Đài Loan hay đọc là ơ, người Trung Quốc đại lục đọc là ưa . Đứng sau các âm “de”,”le”,”me” “ne” “zhe”, e phát âm là ơ.
i – Phát âm giống “i” trong tiếng Việt.
u – Cách phát âm giống “u” trong tiếng Việt.
ü – Cách phát âm hơi giống “uy” trong tiếng Việt nhưng tròn môi giống như đang huýt sáo.
2. Vận mẫu kép và vận mẫu mũi Vận mẫu bắt đầu bằng “a”:ai, ao, an, ang : Phát âm giống với tiếng Việt, an và ang là 2 âm mũi.
Vận mẫu bắt đầu bằng “o”: ou , ong. +”ou ” phát âm giống “âu”. +”ong” phát âm giống “ung”.
Vận mẫu bắt đầu bằng”e” : ei, en , eng . Lúc này “e” sẽ đọc như chữ “â”, + “ei” sẽ đọc thành “ây”. + “en” sẽ đọc thành ” ân”. + “eng” sẽ đọc thành “âng”. “en”, “eng” là hai vận mẫu mũi.
Vận mẫu bắt đầu bằng i: ia, iao,iou, ian,in, iang, ing, iong. Quy tắc phát âm những âm này như sau : +”ia” là kết hợp “i”+ “a”. +”iao” là kết hợp “”i”+ “ao”. +”iou” là kết hợp “”i”+ “âu”. +”iao” là kết hợp “”i”+ “ao”. +”ian” là kết hợp “”i”+ “an”. +”in” , đọc gần giống Tiếng Việt là vận mẫu mũi. +”iang” là kết hợp “”i”+ “ang”. +”ing” là vận mẫu mũi, không được đọc là “inh” của tiếng Việt.
Vận mẫu bắt đầu bằng u : ua, uo, uai, uei, uan, uen, uang, ueng. Quy tắc phát âm những âm này như sau: +”ua” : phát âm là “oa” Tiếng Việt. +”uo” : phát âm là “ua”Tiếng Việt. +”uai” : phát âm là “oai”Tiếng Việt. +”uei” : phát âm là “uây”Tiếng Việt. +”uan” : phát âm là “oan”Tiếng Việt. +”uen” : phát âm là “uân”Tiếng Việt. +”uang” : phát âm là “oang”Tiếng Việt. +”ueng” : phát âm là “uâng”Tiếng Việt.
Vận mẫu bắt đầu bằng ü : üe, üan, ün . Quy tắc phát âm những âm này như sau: +”üe” :Cách phát âm “y”+ “uê” trong tiếng Việt. +”üan” : phát âm là “y”+ “oen” trong Tiếng Việt. +”ün” : phát âm là “y”+ “uyn” trong Tiếng Việt.
2.Thanh mẫu
2.1. Âm môi môi :
Khi phát âm những âm này dùng 2 môi để phát âm.
b – Cách phát âm giống “p” trong tiếng Việt. p – Giống “p” trong tiếng Việt. đồng thời bật hơi mạnh ra. m – giống “m” trong tiếng Việt.
2.2. Âm môi răng :
Khi phát âm môi dưới và răng trên tiếp xúc với nhau
f – Cách phát âm gần giống “ph” trong tiếng Việt.
2.3. Âm đầu lưỡi giữa:
d – Cách phát âm giống “t” trong tiếng Việt.
t – Cách phát âm gần giống “th” trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn.
n – Cách phát âm giống “n” trong tiếng Việt.
l – Cách phát âmgiống “l” trong tiếng Việt.
2.4 . Âm cuống lưỡi
g – Cách phát âm giống “c”trong tiếng Việt.
k – Cách phát âm giống “c”trong tiếng Việt nhưng phải bật hơi, tắc xát ở cổ.
h – Có nhiều người phát âm nhẹ sẽ đọc nghiêng về “h”, phát âm mạnh hơn sẽ nghiêng về “kh”.
2.5. Âm mặt lưỡi:
j – Cách phát âm giống “ch” trong tiếng Việt. q – Phát âm gần giống “ch” trong tiếng Việt nhưng bật hơi. x – Cách phát âm gần giống “x” trong tiếng Việt.
2.6. Âm đầu lưỡi trước: z – Âm đọc ra nghe giống “ch”nhưng sẽ đẩy lưỡi ra phía trước ở giữa hàm răng trên và hàm răng dưới.
c – Phát âm gần giống”ch”nhưng sẽ đẩy lưỡi ra phía trước ở giữa hàm răng trên và hàm răng dưới, đồng thời bật hơi. s – Phát âm ra giống “x” trong tiếng Việt, nhưng lưỡi sẽ đẩy về trước nằm giữa hàm răng trên và hàm răng dưới.
2.7. Âm cuốn lưỡi r – Phát âm gần giống “r” trong tiếng Việt nhưng lưỡi không rung. zh – Cách phát âm giống “tr” trong tiếng Việt. ch – Cách phát âm hơi giống “tr” trong tiếng Việt nhưng sẽ bật hơi ra. sh – Cách phát âm giống “s” trong tiếng Việt.
3. Thanh điệu
- Thanh 1 (thanh ngang) Đọc cao và bằng. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt nhưng cao hơn (độ cao 5-5).
- Thanh 2 (thanh sắc) : Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. (độ cao 3-5).
- Thanh 3 (thanh hỏi) : Đọc gần giống thanh hỏi nhưng đi xuống rồi kéo lên. (độ cao 2-1-4).
- Thanh 4 (thanh huyền) : Đọc ngắn gọn, từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1). Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.
- Chú ý: Ngoài 4 thanh điệu kể trên rong tiếng Trung có 1 thanh nhẹ, (không dùng dấu). Thanh này sẽ đọc nhẹ và ngắn hơn thanh điệu. Ví dụ: bàba.
Trên đây Trung tâm Ngoại Ngữ Gia Hân đã giới thiệu đến các bạn hệ thống phát âm trong tiếng Trung. Các bạn luyện tập phát âm ở đây nhé! Nếu bạn cần được tư vấn lộ trình học tiếng Trung hiệu quả, hãy liên hệ hotline: 0984.413.615 – 0969.249.328.để nắm rõ lộ trình học tiếng Trung miễn phí ngay nhé. Ngoại Ngữ Gia Hân luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn!
Từ khóa » Phát âm Ian Trong Tiếng Trung
-
Học Phát âm Tiếng Trung Trong Bảng Phiên âm Cho Người Mới Bắt đầu
-
Phát Âm Tiếng Trung - Phần 7 - Vận Mẫu: Ian & In & Iang - YouTube
-
Phần 14: Sửa âm Hay Nhầm Ian/ Iong/ Iang - YouTube
-
Bài 3: Vận Mẫu Trong Tiếng Trung [Nguyên âm]
-
Cách Phát Âm Tiếng Trung Chuẩn Người Bản Xứ - SHZ
-
Cách Phát Âm Vận Mẫu Tiếng Trung | Mẹo Ghi Nhớ 36 Nguyên Âm
-
Vận Mẫu, Nguyên âm Trong Tiếng Trung - Hanka
-
Bài 6: Bảng Phiên âm Tiếng Trung (thanh Mẫu Và Vận Mẫu)
-
I.CÁC QUY TẮC PHÁT ÂM TIẾNG TRUNG... - Facebook
-
Quy Tắc Viết Phiên âm Tiếng Trung đầy đủ Nhất - THANHMAIHSK
-
Phát âm Tiếng Trung - Học Cách Phát âm Chuẩn
-
Cách Phát âm Tiếng Trung (Pinyin) Chuẩn Như Người Bản Xứ
-
Cách Phát âm Tiếng Trung Chuẩn