Học Phí Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền 2022 - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023
  • Phương thức xét tuyển Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023
  • Tìm hiểu về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thể nói là niềm mơ ước của các bạn yêu thích báo chí và truyền thông. Tuy nhiên vấn đề được nhiều bạn học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm là Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023.

Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin này thông qua bài viết Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023.

Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023

Theo Quyết định số 2719-QĐ/HVBCTT ngày 6 tháng 6 năm 2022 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì mức thu học phí hệ đào tạo chính quy năm học 2022-2023 như sau:

Đơn vị tính: đồng

STTKhóaMức thu/1 tín chỉGhi chú
IKHÓA 39 (khóa học 2019-2023):

 

 142 tín chỉ (bao gồm 12 tín chỉ giáo dục thể chất, giáo dục QP-AN)
Học trong giờ hành chính (lớp lý thuyết và thực hành ngành thứ nhất, ngành thứ hai)285.200Hệ số 1
Học ngoài giờ hành chính (lớp lý thuyết và thực hành ngành thứ nhất, ngành thứ hai)427.800Hệ số 1,5
Học cải thiện điểm, học lại, học tự nguyện (ngành thứ nhất, ngành thứ hai)427.800Hệ số 1,5
IIKHÓA 40 (khóa học 2020-2024) 143 tín chỉ (bao gồm 12 tín chỉ giáo dục thể chất, giáo dục QP-AN)
Học trong giờ hành chính (lớp lý thuyết và thực hành ngành thứ nhất, ngành thứ hai)325.800Hệ số 1
Học ngoài giờ hành chính (lớp lý thuyết và thực hành ngành thứ nhất, ngành thứ hai)488.700Hệ số 1,5
Học cải thiện điểm, học lại, học tự nguyện (ngành thứ nhất, ngành thứ hai)488.700Hệ số 1,5
IIIKHÓA 41 (khóa học 2021-2025): 143 tín chỉ (bao gồm 12 tín chỉ giáo dục thể chất, giáo dục QP-AN)
Học trong giờ hành chính (lớp lý thuyết và thực hành ngành thứ nhất, ngành thứ hai)375.500Hệ số 1
Học ngoài giờ hành chính (lớp lý thuyết và thực hành ngành thứ nhất, ngành thứ hai)563.200Hệ số 1,5
Học cải thiện điểm, học lại, học tự nguyện (ngành thứ nhất, ngành thứ hai)563.200Hệ số 1,5
IVKHÓA 42 (khóa học 2022-2026): 143 tín chỉ (bao gồm 12 tín chỉ giáo dục thể chất, giáo dục QP-AN)
Học trong giờ hành chính (lớp lý thuyết và thực hành ngành thứ nhất, ngành thứ hai)440.500Hệ số 1
Học ngoài giờ hành chính (lớp lý thuyết và thực hành ngành thứ nhất, ngành thứ hai)660.700Hệ số 1,5
Học cải thiện điểm, học lại, học tự nguyện (ngành thứ nhất, ngành thứ hai)660.700Hệ số 1,5

Phương thức xét tuyển Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023

Năm 2023, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến xét tuyển dựa trên 3 phương thức như sau:

– Thứ nhất: Xét học bạ. Trường dành 20% chỉ tiêu, tương đương 390 sinh viên, cho phương thức này. Tùy nhóm ngành, điểm xét tuyển sẽ bằng tổng điểm trung bình năm học kỳ THPT (trừ kỳ II lớp 12) và điểm trung bình năm học kỳ các môn Ngữ văn hoặc Lịch sử hoặc Tiếng Anh.

Nếu đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc giải khuyến khích quốc gia, thí sinh được cộng 0,1-0,3 điểm. Trong trường hợp có chứng chỉ tiếng Anh, điểm cộng dao động 0,1-0,5.

– Thứ hai: Trường ưu tiên xét tuyển với thí sinh có IELTS tối thiểu 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương khác. Ngoài ra, các em phải đảm bảo đạt điểm trung bình không dưới 7, hạnh kiểm tốt trong năm kỳ bậc THPT (tính đến kỳ I lớp 12). Riêng với các chương trình thuộc nhóm Báo chí, điểm học bạ môn Văn trong năm kỳ phải từ 6,5 trở lên.

– Thứ ba: Trường xét kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 và dành 70% chỉ tiêu cho phương thức này.

Các tổ hợp được dùng để xét tuyển gồm A16 (Toán, Văn, Khoa học tự nhiên), C00 (Văn, Sử, Địa), C03 (Văn, Toán, Sử), C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội), D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh), D14 (Văn, Sử, Tiếng Anh), D72 (Văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) và D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh).

Ngoài những phương thức trên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu không hạn chế. Nếu không tuyển đủ thí sinh bằng xét học bạ và chứng chỉ tiếng Anh, chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển cho phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên năm nay trong phương án tuyển sinh của Học viện không có kỳ thi năng khiếu báo chí.

Ngày 9/1/2023, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo tuyển sinh Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Thương hiệu năm 2023 với các đối tượng đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy trình:

Bước 1: Thí sinh nộp hồ sơ theo mẫu. Hồ sơ gồm bài luận tiếng Việt/ tiếng Anh thể hiện đam mê, hiểu biết và định hướng của bản thân trong lĩnh vực truyền thông và thương hiệu.

Bước 2: Thí sinh có hồ sơ đạt yêu cầu được mời phỏng vấn để làm rõ các thông tin trong hồ sơ và xác định sự phù hợp của thí sinh với Chương trình.

Bước 3: Thí sinh trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ nhập học. Điểm trúng tuyển là tổng điểm của bài luận và bài phỏng vấn, lấy thứ tự từ cao xuống thấp.

Nội dung tuyển chọn Quý vị có thể tham khảo tại mục Đào tạo của website của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ở thời điểm chúng tôi thực hiện bài viết này, vẫn chưa có đề án tuyển sinh đại học năm 2023.

Tìm hiểu về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962, theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường: trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, trường Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân. Trường tọa lạc trên khu vực vốn là lỵ sở phủ Hoài Đức

Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi chức danh Thủ tướng Chính phủ lúc trước) đã ra quyết định số 406-HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận Trường là trường đại học, kể từ đây Trường vừa là một trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Năm 1993, theo quyết định số 61 QĐ/TW ngày 10/03/1993 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường trở thành trường đại học trực thuộc cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Trong suốt hơn 50 năm hoạt động, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhiều lần thay đổi tên gọi như:

Trường Tuyên giáo Trung ương (1962–1969);

Trường Tuyên huấn Trung ương (1970–1983);

Trường Tuyên huấn Trung ương I (1984–2/1990) hợp nhất trường Tuyên huấn Trung ương với trường Nguyễn Ái Quốc V;

Trường Đại học Tuyên giáo (1990–3/1993);

Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (4/1993–6/2005);

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (6/2005 đến nay).

– Hiện nay, Học viện có 413 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó 242 cán bộ là giảng viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có 01 giáo sư, 40 phó giáo sư, 82 tiến sĩ, 226 thạc sĩ, 42 cử nhân, 22 khác. Ngoài ra, Nhà trường cũng mời nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và báo chí, truyền thông tham gia giảng dạy, hướng dẫn viết luận án và luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.

– Cở sở vật chất:

Tổng diện tích đất sử dụng của Học viện là 57.310m2, bao gồm khu làm việc, học tập và ký túc xá.

+ 92 phòng học, 80 phòng được trang bị hệ thống máy chiếu, 69 phòng có hệ thống âm thanh

+ 02 hội trường có sức chứa trên 200 và trên 600 người chỗ ngồi.

+ 01 phim trường rộng lớn: Studio truyền hình, phát thanh, dựng phim.

+ 01 phòng học trực tuyến.

+ 07 phòng thực hành máy tính.

+ 01 phòng thực hành báo chí.

+ 04 phòng lab.

+ 03 phòng bảo vệ luận văn, luận án.

+ 03 phòng hợp nhà A1.

Trên đây là nội dung bài viết Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2023 trong mục Học phí đại học của luathoangphi.vn. Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng gọi Hotline: 1900.6557 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, tận tâm.

Từ khóa » đại Học Báo Chí Và Tuyên Truyền Học Phí