Học Quản Trị Kinh Doanh Ra Trường Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
Ngành quản trị kinh doanh là ngành học đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, ngành của những con người có tính cách mở, hướng ngoại, dám làm dám chịu trách nhiệm. Vậy ngành này học những gì? Ra trường bạn sẽ làm gì? Giải đáp được những câu hỏi này chính là bước đầu tiên trong việc định hướng nghề nghiệp sau này.
Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị.
Quản trị kinh doanh là một trong những ngành nghề "lên ngôi" trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0
Ngành quản trị kinh doanh là một ngành rộng gồm nhiều chuyên ngành cho nhóm ngành quản trị và kinh doanh. Thông thường khi nhắc đến ngành quản trị kinh doanh là nhắc đến chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, ngoài ra còn nhiều chuyên ngành hẹp như quản trị nhân lực, quản trị marketing, quản trị kinh doanh thương mại…
Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp
Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp là một chuyên ngành được cung cấp tất cả các nội dung cần quản trị trong một doanh nghiệp từ quản trị nhân lực, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị logistic…Quản trị kinh doanh tổng hợp sẽ thực hiện các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát các nội dung công việc nhằm thực hiện tốt mục tiêu.
Mục tiêu của ngành là đào tạo ra các cử nhân có khả năng quản trị trong tương lai với kiến thức được đào tạo đầy đủ, bài bản và toàn diện, sinh viên được tiếp cận những kiến thức mới, được cung cấp kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Được bồi dưỡng lòng tự tin, sự yêu nghề và tinh thần trách nghiệm đối với công việc.
Ngành sẽ đào tạo ra những nhà lãnh đạo trong tương lai, tự thân lập nghiệp, quản trị các dự án, quản trị các mảng và các hoạt động của tổ chức, giám sát hoạt động kinh doanh. Sinh viên khi ra trường sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng trong công tác quản trị của doanh nghiệp.
Quản trị kinh doanh là ngành học thu hút sự quan tâm và là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.
Chuyên ngành quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là quá trình khai thác, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức, công ty, hay một tập đoàn, một quốc gia. Đây được xem là một bộ phận quan trọng góp phần xây dựng một bộ máy tổ chức bền vững, một công ty ổn định và phát triển hưng thịnh. Với những kiến thức, kỹ năng đã được trau dồi kỹ lưỡng khi ngồi trên ghế nhà trường, thì những tân cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực có thể lựa chọn cho mình những công việc và vị trí phù hợp như:
Chuyên viên đào tạo và quản lý nhân lực, chuyên viên tuyển dụng cho đến các chức danh quản trị cấp cao như Trưởng hoặc Phó phòng nhân sự, Giám đốc nhân sự,...
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở rất nhiều vị trí trong các công ty, doanh nghiệp.
Chuyên ngành Digital Marketing
Chuyên ngành Digital Marketing hiện nay được nhiều công ty quan tâm và không ngại đầu tư chi phí dành cho kênh Marketing Online. Khi công nghệ số và công nghiệp 4.0 bùng nổ thì các hoạt động Marketing truyền thống sẽ được thay thế bằng công nghệ digital. Chuyên ngành này đòi hỏi sự sáng tạo, lên kế hoạch, viết bài và sử dụng các công cụ công nghệ thành thạo. Người học Digital Marketing sau khi tốt nghiệp sẽ đủ năng lực đảm nhận những vai trò khác nhau, từ chuyên viên cho đến quản lý. Bạn có khả năng cạnh tranh ở các vị trí sau:
-
Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu;
-
Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing;
-
Nhân viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng;
-
Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing;
-
Trưởng/phó phòng kinh doanh, phòng Marketing;
-
Giám đốc Marketing.
Tại sao nên học quản trị kinh doanh?
Trong thời điểm hiện nay. Có nên học ngành quản trị kinh doanh?
-
Cơ hội việc làm cao:
Sự đa dạng của ngành học mang lại nhiều cơ việc làm sau khi tốt nghiệp, tính ứng dụng của ngành học cao khiến cho bạn có nhiều lợi thế trong thị trường lao động. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức tự lập nghiệp cũng như có đủ kiến thức nền tảng để làm tại các vị trí quản trị và kinh doanh.
-
Phát triển kỹ năng toàn diện:
Chương trình học được thiết lập trên nền tảng phát triển chuyên sâu, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy được năng lực chuyên môn. Các chương trình trải nghiệm thực tế giúp phát triển kỹ năng như giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề, tư duy làm giầu...
-
Có thể tự kinh doanh riêng:
Ngành học giúp các cử nhân quản trị kinh doanh tương lai tích lũy được kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý công việc kinh doanh. Mọi doanh nghiệp lớn nhỏ đều dựa vào nguyên tắc quản trị kinh doanh để duy trì và phát triển. Chính vì thế, nếu có ước mơ làm chủ thì bạn hoàn toàn có thể tự tin phát triển ước mơ của chính mình.
-
Cơ hội thăng tiến cao:
Là ngành học năng động, phù hợp với người thích làm việc trong môi trường cạnh tranh, phát huy năng lực của bản thân. Nếu bạn có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và có chiến lược rõ ràng thì đây chính là ngành học giúp bạn có được vị trí cao nhất trong công ty.
Thầy trò Khoa QTKD Trường ĐH Đại Nam tại chương trình trải nghiệm kỹ năng mềm cho 10.000 học sinh THPT năm 2019.
Lợi ích của ngành quản trị kinh doanh
Một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả là cả một quá trình vận hành phức tạp, bị ảnh hưởng và tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Để doanh nghiệp phát triển tốt đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt và hợp lý. Chính vì thế ngành quản trị kinh doanh ra đời và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tối ưu hóa hệ thống, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu,... Với sự phát triển của nền kinh doanh thế giới, ngành quản trị kinh doanh trở thành một trong những ngành đào tạo truyền thống và hiện đại một cách bền vững. Và nghề quản trị kinh doanh trở thành nghề cần thiết hiện nay.
Những ai nên học quản trị kinh doanh?
-
Có đam mê quyền lực
-
Có đam mê kiếm tiền
-
Nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực
-
Có tư duy logic, quyết đoán, xử lý tình huống tốt
-
Bản lĩnh, trải nghiệm
-
Chấp nhận rủi ro
-
Kiên định và linh hoạt.
Các phương thức xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh:
- Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển. Điểm chuẩn năm 2022 là: 15 điểm.
- Phương thức 2: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
- Phương thứ 3: Xét tuyển thẳng (Áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT)
Các kênh tư vấn hỗ trợ thí sinh:
Fanpage: Đại học Đại Nam, Fanpage Tuyển Sinh Đại học Đại Nam.
Zalo/ Hotlines: 0931595599 - 0961595599 - 0971595599
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Từ khóa » Người Quản Trị Kinh Doanh Là Gì
-
Quản Trị Kinh Doanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Vai Trò Của Quản Trị Kinh Doanh Ra Sao?
-
Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Tìm Hiểu Ngành Quản Trị Kinh Doanh?
-
Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Quản Trị Kinh Doanh Là Gì Và Những Kỹ Năng Quan Trọng Cần Có
-
Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Học Những Gì? - UEF
-
Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì, Làm Gì? - Hướng Nghiệp Việt
-
Ngành Quản Trị Kinh Doanh: Hiểu Sao Cho đúng?
-
Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Các Chuyên Ngành Của Quản ... - Greenwich
-
Quản Trị Kinh Doanh Cần Có Năng Lực Gì? - Nam Seo
-
Giải Mã Ngành Quản Trị Kinh Doanh | Định Hướng Nghề Nghiệp | Glints
-
Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? 7 Kỹ Năng Của Quản Trị Viên Giỏi
-
Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của ... - Wiki Secret
-
Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Có Thể Học Ngành Quản Trị Kinh Doanh ở ...