Học Sinh Cấp 3 Có được Làm Thêm ở Vũ Trường Không? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, có khá nhiều em học sinh cấp 2, cấp 3 không có điều kiện tiếp tục học đã lựa chọn đi làm để kiếm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Tuy nhiên, không phải công việc nào các em cũng có thể làm được vì các em đang trong độ tuổi được chăm sóc phát triển. Bộ luật Lao động cũng dành những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên này. Vậy học sinh cấp 3 có được làm thêm ở vũ trường không? Cùng Luật sư X chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật lao động năm 2019
Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn
Học sinh cấp 3 có được làm thêm ở vũ trường không?
Học sinh cấp 3 là người có độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi. Theo Bộ luật Lao động năm 2019, độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi. Tuy nhiên, Bộ luật này ưu ái dành những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên.
Theo Khoản 2 Điều 143 Bộ luật Lao động hiện nay:
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
Công việc không được làm
Đối với người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, pháp luật cấm sử dụng lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ, được quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Lao động và Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:
– Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
– Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
– Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
– Phá dỡ các công trình xây dựng;
– Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
– Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
– Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên như: Nhặt hoặc phân loại rác thải, chất thải, các chất thải hoặc phế liệu…
Nơi không được làm việc
Đối với người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, pháp luật cấm sử dụng lao động làm việc ở một số địa điểm, được quy định tại khoản 2 Điều 147 Bộ luật Lao động và Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:
– Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
– Công trường xây dựng;
– Cơ sở giết mổ gia súc;
– Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
– Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
Như vậy, căn cứ theo các quy định của pháp luật nêu trên thì học sinh cấp 3 không dược phép làm việc tại quán bar, vũ trường.
Học sinh cấp 2 được làm những công việc gì?
Căn cứ theo khoản 3, 4 Điều 143 Bộ luật Lao động:
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Như vậy, các công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc được quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật và Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định. Như:
– Diễn viên: Múa; hát; xiếc; điện ảnh; múa rối (trừ múa rối dưới nước)…
– Vận động viên năng khiếu: Thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn…
Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi, ngoài những công việc nêu trên còn được làm:
– Các nghề truyền thống: Chấm men gốm, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo…
– Các nghề thủ công mỹ nghệ: Thêu ren, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he…
– Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên.
– Nuôi tằm.
– Gói kẹo dừa.
Thời gian làm việc của người chưa thành niên
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên được quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể:
– Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
– Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Phải được ký hợp đồng lao động
Theo Khoản 2 Bộ luật Lao động hiện nay quy định:
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi tự ký kết hợp đồng lao động và phải có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Hợp đồng lao động với người dưới 15 tuổi do người đại diện theo pháp luật ký và có sự đồng ý của người lao động.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Học sinh cấp 3 có được làm thêm ở vũ trường không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/@luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tuổi nghỉ hưu được xác định như thế nào?Tuổi nghỉ hưu được xác định như sau:– Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội; theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.– Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác; có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định trên.
Người 15 tuổi có được giao kết hợp đồng lao động?Căn cứ khoản 4 điều 18 bộ luật lao động 2019; thì đối với người từ đủ 15 tuổi dưới 18 tuổi có quyền tự mình giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, cần phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật bằng văn bản; người đại diện theo pháp luật ở đây có thể hiểu đó là cha, mẹ , ông ,bà ,……
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Học Sinh Cấp 3 đi Làm Thêm
-
Top 10+ Những Công Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3 - TOPWAT
-
[Chia Sẻ] Việc Làm Cho Học Sinh Cấp 3 – Lựa Chọn Nào Hấp Dẫn?
-
Top Những Công Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3 An Toàn - JobsGO
-
Top Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Và Những Điều Cần Lưu Ý
-
13+ Công Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3 Tại Nhà Online Đơn ...
-
101 Những Công Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3 Kiếm Tiền ...
-
Đang Là Học Sinh Cấp 3 Có Nên đi Làm Thêm Hay Không? - ALOJOB
-
Các Công Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3?
-
Top Những Công Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3 An Toàn Tìm Việc
-
Các Công Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3
-
Top Những Công Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3 An Toàn Tìm Việc
-
62 Việc Làm Cho Học Sinh 16 Tuổi Việc Làm, Tuyển Dụng ở Thành ...
-
Cách Tìm Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3 - Hàng Hiệu
-
Top Những Công Việc Làm Thêm Cho Học Sinh Cấp 3 An Toàn Tìm Việc