Học Sinh được Xài điện Thoại Trong Giờ Học - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học khiến giáo viên lo ngại - Ảnh minh họa: Quang Định
Trong đó, các quy định mới liên quan đến lĩnh vực giáo dục được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm.
Được sử dụng cho việc học
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020, có hiệu lực từ ngày 1-11 quy định học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Như vậy, thay vì cấm tuyệt đối như trước đây, điều lệ này quy định học sinh cấp II, cấp III được phép sử dụng điện thoại trong giờ để phục vụ cho việc học tập và phải được giáo viên cho phép.
Ngoài ra, Nghị định 110/2020, có hiệu lực từ ngày 1-11, tăng mức tiền thưởng đối với học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Theo đó, học sinh đoạt giải nhất sẽ được thưởng 4 triệu đồng (tăng 3 triệu so với trước đây), đoạt giải nhì sẽ được thưởng 2 triệu đồng (trước đây 700.000 đồng), đoạt giải ba sẽ được thưởng 1 triệu đồng (trước đây là 400.000 đồng).
Đối với học sinh đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế thì học sinh đạt huy chương vàng hoặc giải nhất sẽ được thưởng 55 triệu đồng, Huy chương bạc hoặc giải nhì sẽ được thưởng 35 triệu đồng; đoạt huy chương đồng hoặc giải ba được thưởng 25 triệu đồng; đoạt khuyến khích thưởng 10 triệu đồng.
Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng
Đó là quy định tại Điều 4, Nghị định 116/2020 có hiệu lực từ ngày 15-11 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Theo đó, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Ngoài ra, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Tuy nhiên, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; hoặc không đủ thời gian công tác theo quy định; hoặc chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
Không nhắc nhở con dưới 18 tuổi không uống bia rượu sẽ bị phạt
Nghị định 117/2020 có hiệu lực từ ngày 15-11 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Ngoài việc xử phạt hành vi bán, cung cấp rượu bia, thuốc lá cho trẻ em thì hành vi nhờ trẻ em mua rượu bia, thuốc lá cũng bị xử phạt.
Theo đó, bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng. Bán cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng.
Người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng.
Còn người sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Cơ sở kinh doanh rượu, bia sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua, bán rượu, bia sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.
Ngoài ra, Điều 36 của Nghị định này quy định đối với hành vi không giáo dục, không giám sát, không nhắc nhở thành viên gia đình chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Giảm số lượng phó phòng, tăng số lượng phó giám đốc sở
Từ tháng 11-2020, nhiều quy định khác bắt đầu có hiệu lực như:
Nghị định 106/2020 về về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 15-11, bổ sung tiêu chí phân loại vị trí việc làm theo tính chất, nội dung công việc.
Nghị định 108/2020 về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện và Nghị định 107/2020 về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, đồng thời có hiệu lực từ ngày 25-11.
Theo đó, Nghị định 108 quy định tại các cơ quan chuyên môn cấp huyện, bình quân mỗi phòng sẽ có 2 phó trưởng phòng (trước đây tối đa 3 phó trưởng phòng). Còn theo Nghị định 107, bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc (trước đây không quá 3 người).
Riêng TP Hà Nội và TP.HCM thì ngoài tổng số lượng phó giám đốc sở theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc (trước đây, số lượng phó giám đốc các sở của TP.Hà Nội và TP.HCM không quá 4 người).
Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: 3 lợi ích và 3 nguy cơ
TTO - Những ngày qua, diễn đàn "Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: nên không?" đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc. Nay chúng tôi xin tạm khép lại diễn đàn với 2 bài viết có góc nhìn mở về câu chuyện chưa có hồi kết này.
Từ khóa » Học Sinh Cấp 2 được Sử Dụng điện Thoại
-
Mới: Trường Hợp Học Sinh Cấp 2, 3 được Dùng điện Thoại Trong Giờ Học
-
Học Sinh Cấp 2, Cấp 3 được Sử Dụng điện Thoại Trong Lớp ... - Báo Mới
-
Con Học Cấp 2, Có Nên Cho Dùng điện Thoại?
-
Cho Học Sinh Sử Dụng điện Thoại Trong Lớp: Cần Có Hướng Dẫn Cụ Thể
-
Bộ GDĐT: Sử Dụng điện Thoại ở Trường Về Cơ Bản Vẫn Là Hành Vi Bị ...
-
Học Sinh được Sử Dụng điện Thoại Trong Lớp: Lợi Bất Cập Hại?
-
Học Sinh Cấp 2, Cấp 3 được Sử Dụng điện Thoại Trong ... - VTC News
-
Hiểu đúng Về Quy định Cho Học Sinh Sử Dụng điện Thoại Trong Lớp Học
-
Học Sinh Cơ Bản Vẫn Bị Cấm Sử Dụng điện Thoại ở Trường
-
Việt Nam: Cho Phép Học Sinh Dùng điện Thoại Trong Lớp Có Thực Là ...
-
Học Sinh Sử Dụng “điện Thoại Thông Minh” Thế Nào Là Thông Minh?
-
Từ 01/11, Học Sinh THCS, THPT được Dùng điện Thoại Trên Lớp
-
Học Sinh Cấp 2 3 được Sử Dụng điện Thoại
-
Liên Quan Về Việc Cho Phép Học Sinh Sử Dụng điện Thoại Trong ...