Học Sinh Mà Có định Hướng Sớm Theo Học Nghề, Thậm Chí Theo Học ...
Có thể bạn quan tâm
Học sinh mà có định hướng sớm theo học nghề, thậm chí theo học nghề từ cấp 3 thì có lợi ích gì trong bối cảnh hiện nay?
Ngày: 05/04/2022
Một mùa tuyển sinh cho năm học mới đã bắt đầu, giờ đây thì không chỉ học sinh tốt nghiệp cấp 3 mà ngay cả học sinh mới học hết cấp 2 cũng có thể đăng ký học Trung cấp, Cao đẳng nghề hệ 9+
Năm 2020, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chiếm khoảng 16%, tức là cứ 100 em học sinh tốt nghiệp cấp 2 thì có tới 16 em lựa chọn học vào học nghề. So với giai đoạn trước năm 2015 thì tỷ lệ này đã tăng khoảng 5%, đây cũng là sự thay đổi nhận thức về nghề nghiệp của cả hệ thống chính trị cũng như người dân. Số học sinh đăng ký học nghề sau THCS đang tăng dần sau mỗi năm đã chứng minh vào đại học đã không còn là con đường duy nhất, giải quyết được tình trạng thừa thầy, thiếu thợ trong suốt những năm qua.
Các em có những lý do riêng cho việc theo học một nghề khi tốt nghiệp cấp 2:
- Theo học 3 năm có 2 bằng tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp THPT và bằng Trung cấp nghề.
- Được miễn học phí học nghề.
- Được hưởng các chế độ học bổng theo quy định của nhà nước.
- Được tiếp cận việc làm sớm, linh hoạt trong chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp.
- Đủ điều kiện học tập lên cao (nếu muốn)
Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định khẳng định đào tạo với chất lượng cao, luyện tay nghề vững vàng, các doanh nghiệp yên tâm tuyển dụng. Đó là những yếu tố thu hút phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng như năng lực của bản thân học sinh.
Tại trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định, từ lớp 10, ngoài các chương trình học văn hoá THPT, học sinh hệ 9+ được chọn các nghề học và thực hành: Điện công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, Cắt gọt kim loại bằng công nghệ CNC, Công nghệ ô tô, Công nghệ thông tin, Thiết kế thời trang, Công nghệ may, Quản trị kinh doanh ...
Hiện nay, số lượng các em tốt nghiệp THCS xác định luôn là sẽ học nghề, học nghề sớm sẽ giúp các em sớm có kỹ năng và có trình độ. Nhất là hiện nay, công nghệ hiện đại, tự động hoá cao, ngày càng nhiều nghề mới xuất hiện thay thế những nghề cũ.
Những kiến thức cơ bản của chương trình học văn hoá được vận dụng luôn vào các ngành/nghề mà các em lựa chọn, giúp các em dễ tiếp thu về lý thuyết chuyên môn nghề. Sau 2 năm học, các em đã có bằng Trung cấp nghề, các em có thể tham gia vào công việc tại các doanh nghiệp với mức lương 8 đến 15 triệu đồng / tháng.
Học tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định với 70% thời lượng học thực hành giúp các em vững vàng hơn về lý thuyết và cũng như tay nghề. Bên cạnh đó các em còn được trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp phù hợp với ngành/nghề đã học. Hoạt động này được Nhà trường thực hiện thường xuyên, giúp các em vừa học vừa có thu nhập luôn. Sau mỗi khoá học, tuỳ từng vị trí trải nghiệm các em đã có thu nhập từ 30 đến 40 triệu. Điều này giúp các em vừa có thu nhập vừa có kinh nghiệm nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp ra trường các em có nhiều lựa chọn về vị trí việc làm phù hợp tại các nhà máy, doanh nghiệp.
Như vậy, với nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, năng lực bản thân muốn tiếp cận việc làm sớm. Thì việc học 3 năm THPT và thêm 4 đến 5 năm học Đại học thực sự không cần thiết.
Quy chế lao động hiện đang rất thiếu nhân lực có tay nghề bởi quá trình hiện đại hoá sản xuất diễn ra ngày càng nhanh. Thay vì phải mất 3 năm học THPT, lựa chọn học nghề sớm ngay khi học xong lớp 9 đã giúp các em đi con đường ngắn hơn đến việc làm.
Các nhà máy hiện đang thiếu nhân lực có tay nghề kỹ thuật đã tồn tại trong thời gian dài và ngày càng nghiêm trọng hơn, bởi vì máy móc, thiết bị ngày càng được tự động hoá đòi hỏi người lao động phải qua đào tạo thì mới vận hành được. Theo kết quả thống kê dự báo về nhân lực tại thị trường lao động cho biết: cứ 121000 người đi tìm việc có tới 57000 người có trình độ đại học nhưng mà doanh nghiệp chỉ cần có 39000 người cho công việc của họ. Trong khi ở nhóm trình độ Cao đẳng chỉ có gần 23000 người đi tìm việc, nhưng doanh nghiệp lại cần tới 37000 người. Rõ ràng thì trường lao động đã có xu hướng coi trọng kỹ năng, hiệu quả của người lao động hơn là quan tâm họ học theo loại hình học tập nào.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định đã có hơn 65 năm kinh nghiệm trong đào tạo các ngành/nghề kỹ thuật, hàng năm cung ứng ra thị trường lao động trên 3000 người, hầu hết các em có việc làm sau khi ra trường, có vị trí làm việc phù hợp tại các doanh nghiệp. Sự phát triển của Nhà trường góp phần xây dựng thành phố Nam Định từng bước hình thành rõ nét là trung tâm giáo dục - đào tạo vùng Nam đồng bằng sông Hồng cũng như đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới và hội nhập của đất nước.
Văn Minh - TTTTTV
Từ khóa » Trường Nghề Cấp 3 Là Gì
-
Học Trung Cấp Nghề Có Bằng Cấp 3 Không?
-
Học Trung Cấp Nghề Có Bằng Cấp 3 Không? Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
Hết Lớp 9, Học Nghề Hay Học Tiếp Cấp 3? - Báo Tuổi Trẻ
-
Giải đáp Thắc Mắc: Học Trung Cấp Nghề Có Bằng Cấp 3 Không? - Vgbc
-
Học Trung Cấp Nghề Có Bằng Cấp 3 Không? - Giáo Dục Nghề
-
Học Trung Cấp Nghề Có Bằng Cấp 3 Không? - Trường Việt Nam
-
Phổ Thông Trung Cấp: Lấy Bằng Cấp 3 Và Trung Cấp Chỉ Trong 3 Năm
-
Học Trung Cấp Nghề Là Gì? Top 5 Trường Trung Cấp Tại TP.HCM
-
Học Nghề ở Phổ Thông: Không Ai Nhớ...
-
Học Trung Cấp Nghề - Bạn Trẻ được Gì Và Lợi Gì? - CET
-
[Góc Tư Vấn] Học Trung Cấp Nghề Có Bằng Cấp 3 Không?
-
Học Nghề Trung Cấp Và Bổ Túc Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Giá Trị Của Học Nghề: Học Sinh Tốt Nghiệp THPT Và THCS Cần Biết
-
Nên Học Trung Cấp Hay THPT Sau Lớp 9