Học Sinh Tối Ngày 'dùi Mài Kinh Sử' Vì Giáo Dục Kiểu Tháp Ngược

(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)

Giáo dục Việt Nam cũ kỹ và lạc hậu chủ yếu do hình thức thi cử. Thi cử ở Việt Nam là theo hình tháp ngược – thắt chặt đầu vào, mở rộng đầu ra. Trong khi ở nước ngoài người ta làm ngược lại. Từ lớp 1 đến lớp 12 là một quá trình xuyên suốt. Tại mỗi cấp, lớp, không có thi học kỳ, chỉ có học – kiểm tra – học – kiểm tra - ... Cuối năm, học sinh thi lên lớp, ai đạt thì lên, ai không đạt ở lại lớp học lại. Lớp 5 lên lớp 6, lớp 9 lên lớp 10 không có thi hết cấp gì hết, ngoài thi lên lớp kia.

Hết lớp 12, thay vì thi lên lớp như mọi năm thì họ thi tốt nghiệp phổ thông. Điểm thi tốt nghiệp phổ thông quyết định học sinh đó được học trường đại học nào, thuộc top nào? Ai muốn giành học bổng thì đăng ký thi đầu vào đại học, ai không muốn thì đăng ký rồi đóng tiền vào học. Rồi lại một quá trình học – kiểm tra – học – kiểm tra - ..., cuối năm lại thi lên lớp từ năm nhất đến năm cuối. Sau đó là thi tốt nghiệp đại học. Trên đại học, cao học hay tiến sĩ gì cũng thi cử như thế.

Thi tốt nghiệp đại học, người ta không quan tâm sinh viên học được gì mà chỉ quan tâm sinh viên làm được gì, chứng minh bằng luận văn hoặc đề tài. Đi xin việc, bạn mang cái luận văn hay đề tài ấy đến cho nhà tuyển dụng xem, nếu phù hợp với công việc của công ty thì trực tiếp được tuyển dụng luôn không cần phỏng vấn.

Còn chuyện sở thích đam mê cũng thú vị lắm. Vào đại học bạn được cho xem hệ thống các môn học từ thấp đến cao của từng chuyên ngành. Tuy nhiên, bạn không bị ép phải nhất định theo cái "cây" môn học ấy mà có quyền tự chọn môn nào bạn thích, đương nhiên cũng phải từ thấp lên cao. Vì sao? Vì thi tốt nghiệp người ta chỉ cần biết bạn có thể làm được gì, không quan tâm bạn đã học những môn gì? Bạn có sở thích đam mê gì thì sẽ chọn những môn học phù hợp với sở thích đam mê ấy mà không cần phải cứng nhắc theo "cây" môn học. Những người này ra trường hoặc là hành nghề tự do hoặc tự mở doanh nghiệp. Nói sở thích đam mê là bỏ công bỏ việc nuôi sống bản thân mà chạy theo sở thích đam mê là phiến diện. Sở thích đam mê gì cũng phải có tri thức bằng cấp làm nền tảng thì mới vừa đam mê vừa nuôi sống bản thân được.

>> Gánh nặng những kỳ thi quyết định đời người

Về thi tốt nghiệp phổ thông, tốt nghiệp đại học, nếu học sinh sinh viên trong thời gian nghỉ hè không đi làm công tác xã hội để tích lũy kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp xã hội thì điểm thi không cao hoặc khả năng trượt tốt nghiệp cao. Còn học sinh, sinh viên của ta tối ngày "dùi mài kinh sử", không bước chân ra đường làm sao có kiến thức xã hội? Nội khả năng ứng xử xã giao kém thôi đã đủ trượt phỏng vấn xin việc rồi.

Học sinh, sinh viên Việt Nam tốt nghiệp xong ra trường phải học thêm kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch công việc, kỹ năng viết báo cáo kết quả công tác... mà lẽ ra phải được học từ trường phổ thông hoặc đại học. 40 năm cuộc đời toàn đi học, đi làm rồi vẫn phải cắp cặp đi học mà toàn học những cái mà công việc cần chứ chưa nói cập nhật tri thức mới, lãng phí không biết bao nhiêu thời gian. 40 năm đi học của mình bằng 20 năm đi học của người ta.

Rồi đến con cái chúng tacũng phải đi theo cái hệ thống thi cử lạc hậu ấy, trong khi hoàn cảnh, điều kiện học của ta khác xa với chúng hiện nay. Vậy trẻ có thể chịu đựng được ngần ấy năm đi học hay không?

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.

Lâm

Học sinh sẽ phát triển toàn diện nếu không còn các kỳ thi tốt nghiệp 'Học sinh sẽ phát triển toàn diện nếu không còn các kỳ thi tốt nghiệp' Học đêm học ngày có thành tài? 'Học đêm học ngày' có thành tài?
  • Tôi muốn con được nghỉ hè đủ 3 tháng
  • Dạy học sinh làm thơ tốt hơn phân tích
  • 'Bắt học sinh phân tích thơ như trẻ lên ba phải giải đạo hàm'
  • Khi sinh viên Việt còn bị điểm danh, dọa đuổi học
  • Nghịch lý 'học ít - biết nhiều'

Từ khóa » Hình ảnh Dùi Mài Kinh Sử