Học Taekwondo Bao Lâu Thi Lên đai đen? Các Cấp đai Taekwondo
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn nào đã tham khảo qua bài viết về chủ đề “Taekwondo là gì? Những điều thú vị về Taekwondo bạn nên biết” mà WikiSport đã từng chia sẻ ở những chủ đề trước đó (Nếu tìm hiểu có thể Click vào đây) thì sẽ biết Taekwondo được chia thành 2 hệ phái đó là chính đó là Liên đoàn Taekwondo Quốc Tế - International Taekwon-Do Federation (ITF) và Liên đoàn Taekwondo Thế Giới - World Taekwondo Federation (WTF). Trong đó, WTF chính là hệ phái lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng nhất của Taekwondo.
1. Võ Taekwondo có mấy đai và ý nghĩa của từng màu đai?
Theo quy định của Liên đoàn Taekwondo Thế Giới (WTF) thì hệ thống các đai trong võ Taekwondo được chia thành 6 màu đai cơ bản gồm: trắng, vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, đỏ và đen.
Các đai trong võ Taekwondo được liên tưởng như một chuỗi tiếp nối của sự sống, của sự sinh trưởng của một mầm xanh: màu trắng tượng trưng cho mầm sống, màu vàng là ánh sáng mặt trời cần thiết cho mầm sống phát triển, màu xanh của cây khi đã lớn và hướng về bầu trời (màu xanh nước biển), sau đó vươn thẳng hướng về bầu trời (màu đỏ) và cuối cùng là vượt qua quy luật bình thường để hướng tới tầm cao mới của võ thuật – đó là nghệ thuật – màu đen.
Đai trắng | Đây là đai nhập môn của môn võ này. Màu trắng là màu của sự tinh khôi, trong trắng là màu của một mầm sống mới. Võ sinh mới nhập môn là những người mới, như những mầm cây nhỏ đang bắt đầu cho con đường học võ đạo dài phía trước. |
Đai vàng | Màu vàng là màu của ánh sáng mặt trời là màu của sự sống, bởi ánh sáng mặt trời là yếu tố cần thiết nhất để mầm sống có thể vươn lên, là sức mạnh để mầm cây phát triển. Võ sinh Taekwondo lên được đai vàng là những người đã bắt đầu tiếp thu, lĩnh hội được tinh hoa của môn võ này. |
Đai xanh lá cây | Xanh lá cây tượng trưng cho một cái cây đã đủ lá, đủ cành, đã trưởng thành hơn nhờ ánh sáng mặt trời và nó bắt đầu vươn cao hơn bằng chính năng lực, sức mạnh của bản thân. Võ sinh Taekwondo khi được mang đai xanh lá là những người đã bổ sung cho mình một lượng kiến thức võ thuật vừa đủ nhiều để làm hành trang và tiếp tục vươn xa hơn nữa trên còn đường võ thuật. |
Đai xanh nước biển | Sự trưởng thành của cái cây, khi nó đã đứng vững nó sẽ vươn cao để khẳng định thế đứng của chính bản thân mình. Và theo quy luật tự nhiên, cái cây sẽ vươn lá xanh về phía bầu trời xanh của trí tuệ của võ học. Võ sinh Taekwondo đeo đai xanh được bổ sung kiến thức về võ thuật để thêm hoàn thiện cho bản thân mình và rèn luyện ý trí tiếp tục vượt qua mọi khó khăn để vươn cao tới thành công. |
Đai đỏ | Khi cây đã trưởng thành và vươn cao nó sẽ tiếp tục vươn đến mặt trời màu đỏ. Khi các võ sinh đạt được đến đai đỏ thì họ đã có đủ kiến thức và sức mạnh và sự kiên trì để bước tiếp và tiến xa hơn nữa trên con đường võ thuật. |
Đai đen | Màu đen là tri thức, là nghệ thuật của võ học đã giúp những võ sinh thoát khỏi khoảng đêm tối, họ sẽ là những người tiếp tục đi để tìm đến cái gọi là “nghệ thuật” trong võ thuật Người đã đạt đến đai đen thì họ đã nắm được căn bản cái gọi là nghệ thuật trong võ Taekwondo và đã có đủ tri thức có thể làm thầy, huấn luyện viên để dạy võ cho những người mới luyện tập. Bắt đầu công việc ươm hạt giống đầu tiên cho môn võ Taekwondo. |
2. Hệ thống cấp bậc trong Taekwondo WTF
Từ 6 màu đai cơ bản trên thì trong hệ thống cấp đai Taekwondo WTF sẽ được chia thành 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng/cấp tưng ứng với từng màu đai, danh xưng như sau:
Màu đai | Đẳng cấp | Danh xưng |
Đai trắng | Cấp 8 (8 geup) | Võ sinh |
Đai vàng | Cấp 7 (7 geup) | Võ sinh |
Đai xanh lá cây | Cấp 6 (6 geup) | Võ sinh |
Đai xanh da trời | Cấp 5 (5 geup) | Võ sinh |
Đai đỏ | Cấp 4 (4 geup) | Võ sinh |
Cấp 3 (3 geup) | Võ sinh | |
Cấp 2 (2 geup) | Võ sinh | |
Cấp 1 (1 geup) | Võ sinh | |
Đai đen | Đẳng 1 (1 dan/poom) | Võ sinh huyền đai |
Đẳng 2 (2 dan/poom) | Trợ lý Huấn luyện viên | |
Đẳng 3 (3 dan/poom) | Trợ lý Huấn luyện viên | |
Đẳng 4 (4 dan/poom) | Huấn luyện viên | |
Đẳng 5 (5 dan) | Huấn luyện viên | |
Đẳng 6 (6 dan) | Võ sư | |
Đẳng 7 (7 dan) | Võ sư | |
Đẳng 8 (8 dan) | Võ sư | |
Đẳng 9 (9 dan) | Võ sư cửu đẳng | |
Đẳng 10 (10 dan) | Võ sư thập đẳng huyền đai |
3. Võ Taekwondo đai nào cao nhất?
Trong võ Taekwondo đai nào cao nhất thì đó chính là đai đen và được chia thành 10 đẳng khác nhau từ đẳng 1 đến đẳng 10. Trong đó thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp bậc danh dự, còn các võ sư thường sẽ không đạt được trình độ này.
Tính đến năm 2010, hệ phái WTF mới chỉ công nhận 6 đại võ sư đạt 10 đẳng (Thập đẳng huyền đai) lần lượt là:
- Yong Ki Pae (Võ đường Jidokwan)
- Chong Soo Hong (Võ đường Moo Duk Kwan)
- II Sup Chun (Võ đường Jidokwan)
- Nam Suk Lee (Võ đường Chang Moo Kwan)
- Sang Kee Paik (Võ đường Sa Sang Kwan)
- Un Yong Kim, cựu chủ tịch Kukkiwon và WTF.
Trong đó chỉ có 2 võ sư Sang Kee Paik và Un Yong Kim được phong tặng khi còn sống. Đối với 4 người còn lại chỉ được phong sau khi qua đời.
4. Học Taekwondo bao lâu thi lên đai đen?
Như trên WikiSport đã chia sẻ thì đai đen chính là cấp bậc cao nhất trong võ Taekwondo. Để đạt được cấp độ này mọi người phải trải qua một quá trình tập luyện và thông qua các kỳ thi lên cấp, đẳng, đai theo quy định của WTF. Thông thường học Taekwondo từ lúc nhập môn để đến khi có thể đủ điều kiện thi lên đai đen (huyền đai) theo đúng tiến trình luyện tập sẽ mất khoảng 2 năm 3 tháng hoặc 2 năm 6 tháng (tuỳ đợt thi). Chi tiết cụ thể như sau:
4.1. Đai trắng (Cấp 8) lên đai vàng (Cấp 7) và đai vàng (Cấp 7) lên đai xanh lá cây (Cấp 6)
Thời gian đã tập luyện (kể từ lúc nhập môn):
- Đai trắng (Cấp 8) lên đai vàng (Cấp 7): 3 tháng
- Đai vàng (Cấp 7) lên đai xanh lá cây (Cấp 6): 6 tháng
Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
- Căn bản: 10 đòn đấm trung.
- Quyền (poomsae): bài quyền Thái Cực số 1 hoặc 2 (Taeguek Il Jang, Taeguek Y Jang).
- Tam thế đối luyện gồm 3 đòn.
4.2. Đai xanh lá cây (Cấp 6) lên đai xanh da trời (Cấp 5)
Thời gian đã tập luyện (kể từ lúc nhập môn): 9 tháng
Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
- Căn bản: 10 đòn đấm trung và 2 đòn đá: đá thẳng (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi).
- Quyền: bài quyền Thái Cực số 3 Taegeuk Sam-jang.
- Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
4.3. Đai xanh da trời (Cấp 5) đến đai đỏ (Cấp 2)
Thời gian đã tập luyện (kể từ lúc nhập môn):
- Đai xanh da trời (Cấp 5) đến đai đỏ (Cấp 4): 12 tháng
- Đai đỏ (Cấp 4) đến đai đỏ (Cấp 3): 1 năm 6 tháng
- Đai đỏ (Cấp 3) đến đai đỏ (Cấp 2): 1 năm 9 tháng
Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
- Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá: đá trước (Ap chagi), đá ngang (Yeop chagi), đá vòng cầu (Dolyeo chagi), đá số 4 (Dwiola Yeop chagi).
- Quyền: Taeguek Sa-Jang (số 4), Taeguek Oh-Jang (số 5), Taeguek Yuk-Jang (số 6), Taeguek Chil-Jang (số 7).
- Nhất thế đối luyện gồm 4 đòn.
- Song đấu: đấu (tính điểm hoặc chỉ để kiểm tra trình độ) với võ sinh đồng cấp.
4.4. Đai đỏ (Cấp 1) lên đai đen đẳng 1 (Nhất đẳng huyền đai)
Thời gian đã tập luyện (kể từ lúc nhập môn): 2 năm 3 tháng hoặc 2 năm 6 tháng (tuỳ đợt thi)
- Điều kiện dự thi: "đeo" đai đỏ cấp 1 ít nhất 6 tháng
- Mỗi năm có 2 đợt thi (cách nhau 6 tháng)
Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
- Căn bản: 10 đòn đấm trung và 4 đòn đá như trên.
- Quyền: Bài Thái Cực số 8 Taeguek Pak-Jang và bốc thăm ngẫu nhiên từ Thái cực 1 đến Thái cực 7.
- Nhất thế đối luyện gồm 5 đòn: Theo kỹ thuật quy định của HLV trưởng Liên Đoàn Taekwondo Việt Nam: Đòn Tay, Đòn Chân, Đòn Tay, chân phối hợp, Đòn Bay, Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
- Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận khoảng 60 đến 75 giây.
- Thể lực: Hít đất - dưới 16 tuổi hít đất (chống đẩy) 30 lần, từ 16-18 tuổi hít đất 40 lần, trên 18 tuổi hít đất 60 lần. Bay đá - Bay đá thẳng ("Ap chagi") và bay đá ngang ("Yeop chagi").
- Công phá: Nam võ sinh dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ 1 viên gạch thẻ. Nữ võ sinh và võ sinh dưới 16 tuổi không thực hiện công phá.
4.5. Kỳ thi thăng đẳng (Dan)
Điều kiện dự thi: Để được tham dự kỳ thi thăng đẳng, thí sinh phải có thời gian đeo cấp đẳng hiện tại tương ứng với cấp đẳng.
- Sơ cấp Huyền đai (1 Dan đến 3 Dan)
- Những võ sinh thi sơ cấp Huyền Đai có bảng tên nền đen chữ vàng
- Thời gian tổ chức thi hàng năm vào tháng 5 và tháng 11 dương lịch.
Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
- Thực hiện cách đòn đấm, đá căn bản tương tự các kỳ thi trước đó
- Các bài quyền trong phạm vi thi sơ cấp Huyền Đai là: Triều Tiên quyền, các bài Thái Cực quyền, Kim Cang quyền. Cụ thể như: Bài Koryo Poomsae (Triều Tiên Quyền) đối với 1 Dan và Kuemgang Poomsae (Kim Cang Quyền) đối với 2 Dan. Bốc thăm ngẫu nhiên trong 8 bài Thái cực (2 Dan có thêm bài Koryo).
- Đối với kỳ thi thăng đẳng, võ sinh dự thi cũng cần phải đấu với đối thủ có cùng cấp để tính điểm.
- Nhất thế đấu luyện gồm 5 đòn: tự chọn Đòn tay, Đòn chân, Đòn tay, chân phối hợp, Đòn bay, Đòn Sáng tạo (Tổng hợp).
- Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút
- Thể lực: như thi lên 1 Dan
- Công phá: Dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ gạch thẻ. Đối với nam: 2 viên, 3 viên và đối với nữ: 1 viên, 2 viên.
- Trung cấp Huyền đai (4 Dan đến 5 Dan)
- Những người thi lên đẳng từ 4 Dan đến 5 Dan có bảng tên Nền đen chữ đỏ.
- Mỗi năm có 1 kì thi vào tháng 11.
Nội dung thi lên cấp, đai và đẳng của WTF
- Thực hiện cách đòn đấm, đá căn bản như kì thi trước.
- Quyền: Bài quyền theo Cấp Đẳng và bài quyền bốc thăm một trong những bài quyền trước.
- Nhất thế đấu luyện gồm 5 đòn: Bao gồm các tư thế đối luyện đứng và đối luyện ngồi.
- Song đấu tự do: đấu tính điểm 2 trận với thí sinh đồng cấp, mỗi trận 3 phút.
- Thể lực: như thi lên 1 Dan.
- Công phá: Dùng cạnh bàn tay ngoài chặt vỡ gạch thẻ, 4 viên đối với nam và 3 viên đối với nữ.
Lưu ý: Từ 5 Dan lên 6 Dan phải chặt được 1 viên gạch bằng cạnh bằng tay trong.
- Cao cấp Huyền đai (6 Dan trở lên)
- Đối với kỳ thi cao cấp Huyền Đai thì các thí sinh thi trực tiếp tại Kukiwon - Hàn Quốc.
- Nội dung các bài thi đều hoàn toàn tương tự các kỳ thi trước đó mà võ sinh từng đã trải qua.
Lưu ý: Đối với những võ sinh có tố chất và năng lực tốt, trong các kì thi thăng cấp hàng quý có thể được vượt cấp (vượt 2 cấp: từ cấp 8 lên cấp 6, từ cấp 7 lên cấp 5... hoặc vượt 3 cấp: từ cấp 8 lên cấp 5, từ cấp 7 lên cấp 4). Điều này giúp cho võ sinh có thể rút ngắn thời gian tập luyện từ lúc bắt đầu mang đai trắng đến lúc đạt Nhất Đẳng (1 Dan) tối đa đến 1 năm, đồng nghĩa với việc thăng huyền đai chỉ sau 1 năm 3 tháng hoặc 1 năm 6 tháng tập luyện.
Như vậy bài viết chia sẻ về các cấp đai Taekwondo và học Taekwondo bao lâu thi lên đai đen đến đây là kết thúc. WikiSport hi vọng rằng với những thông tin có trong bài viết sẽ dễ hiểu và cung cấp kiến thức bổ ích mà bạn đọc muốn tìm hiểu. Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!
Từ khóa » Taekwondo đai đỏ đen
-
Cấp Bậc đai Trong Taekwondo - Võ Phục Kim Minh
-
Võ Taekwondo đai Nào Cao Nhất? Các Cấp đai Taekwondo - Elipsport
-
Học Taekwondo Bao Lâu Thi Lên đai đen? Taekwondo Có Mấy đai?
-
Võ Taekwondo Có Mấy Đai? Các Bậc Đai Trong Taekwondo
-
Võ Taekwondo Có Mấy đai? Ý Nghĩa Và Cấp Bậc Của Từng đai Là Gì?
-
Hệ Thống đai Taekwondo Và Những điều Người Võ Sĩ Cần Biết
-
I Love Taekwondo - ĐAI ĐỎ ĐEN Đây Là Màu đai Dành Cho Các Võ ...
-
Đừng Nhờn Với Những Bậc Thầy đai đen TAEKWONDO - YouTube
-
đai đỏ đen Taekwondo Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
ĐAI ĐỎ ĐEN TAEKWONDO (LOẠI DÀY) | Shopee Việt Nam
-
Tìm Hiểu Các đai Trong Taekwondo. Ý Nghĩa Màu đai Taekwondo
-
Đai Đỏ Đen Taekwondo Là Gì - BeeCost
-
Đồ Võ Taekwondo Đai Đen - BeeCost