Học Tài Chính - Ngân Hàng Ra Trường Làm Gì? Có Dễ Xin Việc Không?
Có thể bạn quan tâm
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, Tài chính Ngân hàng luôn là ngành “khát” nhân lực chất lượng cao. Cũng bởi lẽ đó nên trong mỗi mùa tuyển sinh đại học, ngành Tài chính Ngân hàng tại trường Đại học Đại Nam luôn được nhiều thí sinh lựa chọn.
Nhu cầu việc làm ngành Tài chính Ngân hàng tăng 20% mỗi năm
>>> Xem thêm: Top 5 việc làm có thu nhập khủng dành cho Sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng DNU
Nhiều chuyên gia dự báo rằng trong giai đoạn 2020 - 2025, nhu cầu nhân lực cấp cao cho ngành Tài chính Ngân hàng tăng khoảng 20% mỗi năm. Và tài chính ngân hàng sẽ là một ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có 7 tổ chức tín dụng Nhà nước, 4 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 16 công ty tài chính, 32 quỹ đầu tư, hơn 10 công ty bảo hiểm lớn, hơn 100 công ty chứng khoán... đang hoạt động. Ngành ngân hàng phát triển nhanh, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch... được mở ra ngày càng nhiều.
Trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0, nguồn nhân lực tài chính ngân hàng có thể làm chủ công nghệ càng thiếu hụt. Bởi vậy, học ngành Tài chính Ngân hàng, sinh viên ra trường sẽ không lo thất nghiệp.
Tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, sinh viên sẽ có thể làm việc ở các vị trí như:
- Chuyên viên phân tích tài chính, người đưa ra quyết định tài chính đúng đắn cho các công ty, doanh nghiệp.
- Nhân viên tín dụng cho các ngân hàng, chịu trách nhiệm liên quan tới thủ tục tín dụng, vay vốn của khách hàng.
- Chuyên viên kiểm toán, kế toán cho doanh nghiệp.
- Giao dịch viên chứng khoán, giao dịch viên ngân hàng.
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên thanh toán quốc tế.
- Giảng viên đại học, cao đẳng…
Khi tìm việc làm liên quan tới ngành Tài chính Ngân hàng, sinh viên ra trường có thể nộp hồ sơ tới các ngân hàng, cục thuế, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính, kinh doanh bất động sản, tổ chức tín dụng, các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Tài chính ngân hàng...
>>> Xem thêm: SV Tài chính – Ngân hàng DNU tự tin chinh phục mọi nhà tuyển dụng
ThS. Vũ Việt Dũng với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực nhân sự ngành Tài chính Ngân hàng, cố vấn cấp cao khoa Tài chính ngân hàng, trường Đại học Đại Nam cho hay: “Trong cơ chế thị trường hiện nay và tương lai dù có tăng trưởng nhanh hay chậm thì đây vẫn là ngành nghề cần thiết bởi lĩnh vực này liên quan đến dịch vụ luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế và đóng vai trò định hướng chiến lược chính sách tiền tệ. Từ đó có thể thấy, hầu hết ở các đơn vị, tổ chức tài chính, doanh nghiệp… đều có các vị trí về Tài chính ngân hàng”.
Học ngành Tài chính ngân hàng ở đâu để không thất nghiệp?
Có thể nói, hiện nay, hầu hết các trường đại học đào tạo về kinh tế đều có ngành Tài chính ngân hàng. Việc lựa chọn một cơ sở giáo dục uy tín, có chất lượng là điều hết sức quan trọng.
Tại Đại học Đại Nam, ngoài các môn học cơ sở, các kiến thức, kỹ năng cơ bản, sinh viên còn được thực hành thực tế ngay từ năm thứ nhất. Do đó, khi ra trường, sinh viên Tài chính ngân hàng Đại học Đại Nam được đánh giá có chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt và làm quen được với sự chuyên nghiệp tại môi trường làm việc chính thức.
Ngay từ năm nhất sinh viên đã được trải nghiệm thực tế với doanh nghiệp; từ năm thứ 02 bắt đầu tham gia làm quen với các nghiệp vụ cơ bản tại doanh nghiệp; từ năm thứ 03 sinh viên được thực tập ngắn hạn có hưởng lương; từ năm thứ 04 sinh viên đã được tiếp nhận thực tập dài hạn có hưởng lương. Sau khi tốt nghiệp 100% sinh viên được giới thiệu việc làm tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần và Công ty tài chính là đối tác chiến lược của Khoa.
Khoa có các chương trình hợp tác với Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank (Ngân hàng Vietinbank) để sinh viên thường xuyên tham gia thực hành các khóa học nghiệp vụ thực tế.Các workshop, hội thảo ngành, chương trình thăm quan doanh nghiệp được tổ chức mỗi học kỳ, các điểm đến tiêu biểu như: Trung tâm Ngân hàng số BIDV, Công ty CP chứng khoán VNDIRECT, Công ty CP TopCV Việt Nam, Hội sở Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB, Hội sở Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB, Hội sở Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng - VPBank...
Đào tạo bằng phần mềm Core Banking (ngân hàng lõi) chuẩn Thụy Điển - đây là phần mềm được các ngân hàng tại Việt Nam sử dụng trong giao dịch với khách hàng. Sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng được đào tạo theo định hướng ứng dụng thực tiễn, gồm các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đáp ứng ngay các vị trí công việc thực tế, chẳng hạn như:
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng thuyết trình đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, kỹ năng quản trị và ứng dụng công nghệ...
- Kiến thức: Nghiệp vụ Giao dịch viên Ngân hàng - Tài chính; Nghiệp vụ bán và chăm sóc khách hàng, Phân tích và đầu tư chứng khoán, Quản trị dòng tiền, Phân tích báo cáo tài chính, Kế toán Ngân hàng, Thanh toán Quốc tế, Quản trị tài chính, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Tín dụng Ngân hàng...
Khoa có trung tâm thực hành Tài chính - Ngân hàng, giúp sinh viên có những trải nghiệm nghiệp vụ ngân hàng thực tế. Trung tâm được trang bị dàn máy tính cấu hình hiện đại đáp ứng các hoạt động thực hành nghiệp vụ: Giao dịch viên, Tư vấn và phân tích tài chính, Mở hồ sơ vay, tiết kiệm, mở tài khoản khách hàng...
Bên cạnh đó, Khoa Tài chính Ngân hàng kết hợp với Công ty chứng khoán VNDIRECT hợp tác cung cấp phần mềm chứng khoán Phái sinh Ảo để sinh viên thực hành trong các học phần thuộc bộ môn chứng khoán tại trung tâm thực hành của khoa.
Không chỉ vậy, trường Đại học Đại Nam còn đào tạo sinh viên ra trường có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn giúp sinh viên có thêm nhiều kỹ năng để làm việc trong môi trường quốc tế. Nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn cho sinh viên hướng đến phát triển con người toàn diện. Hằng năm, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao…
Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.
>>> Xem thêm: Nữ Thủ khoa đầu ra xuất sắc được TP Hà Nội chọn vinh danh
Phương thức xét tuyển vào ngành Tài chính Ngân hàng trường Đại học Đại Nam
Năm học 2023, Trường Đại học Đại Nam thực hiện xét tuyển theo các phương thức:
- Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển.
- Phương thức 2: Xét tuyển học bạ Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm.
- Phương thứ 3: Xét tuyển thẳng (Áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT).
- Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.
04 tổ hợp môn áp dụng cho cả hai phương thức xét tuyển, gồm:
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- C01: Toán, Vật lí, Ngữ văn
- C14: Toán, Ngữ Văn, Giáo dục công dân
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN TẠI ĐÂY
Tài chính Ngân hàng
Từ khóa » Học Việc Ngân Hàng Có Lương Không
-
Thực Tập Sinh Ngân Hàng Là Làm Gì? Có Lương Không? - TopCV
-
Thực Tập Sinh Ngân Hàng Là Làm Gì? Có Lương Không?
-
HOT - Có Nên Làm Việc Không Lương Tại Ngân Hàng? | U&Bank
-
Lương Của Nhân Viên Ngân Hàng Có Cao Như Lời đồn? - Joboko
-
Sinh Viên Ngành Ngân Hàng Ra Trường Sẽ Có Mức Lương Bao Nhiêu?
-
Các Vị Trí Trong Ngành Ngân Hàng, Việc Làm Nào Lương Cao Nhất?
-
Học Tài Chính Ngân Hàng Có Dễ Xin Việc Không? Mức Lương Bao ...
-
Học Việc Trước Khi Thử Việc Cho được Nhận Lương Không?
-
Em Có Chấp Nhận Học Việc 2 Tháng Không Lương Tại Ngân Hàng Không?
-
Mức Lương Thử Việc Tại Các Ngân Hàng Năm 2021 - Tin Công Chức
-
Phân Biệt Học Việc, Thử Việc, Thực Tập, Cộng Tác Viên - Glints
-
Giao Dịch Viên Ngân Hàng Là Nghề Gì? Lương Thưởng Có Cao Không?
-
Học Viện Ngân Hàng - Thông Tin Tuyển Sinh
-
Tổng Hợp Các Vị Trí Nhân Viên Ngân Hàng Hot Nhất Hiện Nay