Học Tester ở đâu? - Testing VN

Notice: Undefined index: blockId in /home/hocteste/domains/testing.vn/public_html/wp-content/plugins/table-of-contents-block/table-of-contents-block.php on line 159

🎓 Bạn đang tìm nơi học tester để tham gia vào nhóm kiểm thử phần mềm, ngành IT. Nếu đang tìm một nơi dạy kiểm thử phần mềm tốt nhất tại Việt Nam thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một nơi nào như thế. Quan trọng là bạn muốn học gì!

Table of Contents
  • Điều bạn đang tìm kiếm điều gì
    • Lý do bạn muốn học tester
    • Mục tiêu học tester của bạn
    • Ngân sách của bạn
  • Tiêu chí lựa chọn nơi học tester
    • Nội dung khóa học
    • Giảng viên
    • Chứng chỉ
    • Chất lượng đầu ra
    • Học phí
    • Hình thức học (offline/online)
  • Quyết định là ở bạn

Điều bạn đang tìm kiếm điều gì

Trước khi bắt đầu tìm kiếm trung tâm dạy tester đàng hoàng tử tế, bạn hãy tự trả lời một số câu hỏi sau:

Lý do bạn muốn học tester

Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy bạn tìm kiếm các khóa học kiểm thử phần mềm. Có thể bạn đang chán công việc hiện tại. Giả sử bạn đang làm kế toán được vài năm thì thấy công việc không phát triển đồng thời nhận thấy bản thân mình bị ù lì nên muốn tìm kiếm thứ gì đó học. Tại sao bạn không nghĩ về việc học nâng cao các nghiệp vụ kế toán khác như kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán công nợ, v.v… Hay bạn muốn tìm kiếm công việc với mức lương tốt hơn để cải thiện đời sống. Nhiều bạn làm nhân viên quầy trong một ngân hàng, (giả sử) sau 5 năm lương được 13 triệu đồng (chưa tính thưởng) nhưng với tester thì sau 5 năm làm việc bạn có thể đạt được mức lương 20 triệu đồng/tháng. Hay đơn giản là học thử cho biết.

Mục tiêu học tester của bạn

Có thể bạn đang tìm kiếm một khóa học tester ngắn hạn để có thể chuyển hướng nghề nghiệp sang ngành công nghệ thông tin và bắt đầu với vị trí tester. Có bạn thì muốn làm BA (Business Analyst – phân tích nghiệp vụ) nhưng vì mới tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh nên thấy khó và được ai đó tư vấn nên bắt đầu với tester thì dễ hơn, sau này chuyển hướng sang BA cũng tiện. Hoặc bạn đang là một manual tester muốn tìm kiếm khóa học để nâng cao kiến thức và kỹ năng kiểm thử phần mềm cho bản thân, hoặc bạn muốn tìm khóa học Selenium để chuyển sang làm automation.

Hoặc đơn giản là dự án của bạn yêu cầu thực hiện một loại kiểm thử gì đó như kiểm thử hiệu năng (performance testing) hay kiểm thử bảo mật (security testing) thì bạn cấp tốc đi tìm khoá học cấp tốc. Có khi bạn chỉ cần kiểm thử một thứ gì đó cụ thể hơn như API (Testing).

Ngân sách của bạn

Bạn dự định chi bao nhiêu tiền cho khóa học này? Bạn đang có bao nhiêu tiền? Bạn tự có tiền hay phải đi vay mượn người thân gia đình và bạn bè? Bạn còn đủ tiền để sống trong bao lâu?

Đó là những câu hỏi bạn phải hỏi bản thân mình vì nó là không thể sống được nếu không có tiền trả tiền nhà trọ và cơm ngày 2 bữa. Một số bạn đã tìm đến Testing VN với nguyện vọng (bạn nói thẳng luôn) là em thất nghiệp hổm giờ nên giờ phải tìm việc càng nhanh càng tốt. Đó là mục tiêu của bạn ấy. Bạn ấy đã không có đủ động lực để tìm kiếm khoá học cho đến khi “nước đến chân.” Thì với những khóa học dài (ví dụ hơn 3 tháng) thì bạn sẽ không đủ kinh phí để “sống tới đó.” Những khoá học dài này chỉ phù hợp cho bạn nào đã có kế hoạch trước, khi đó bạn có đủ thời gian và tiền bạc cho dự định của mình.

Tiêu chí lựa chọn nơi học tester

Sau khi đã tự trả lời những câu hỏi về nhu cầu, yêu cầu, và mục tiêu của bản thân mình rồi bạn lại gặp khó khăn trong việc lựa chọn một Trung tâm Đào tạo Kiểm thử Phần mềm uy tín và hiệu quả. Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần cân nhắc khi so sánh các Trung tâm.

Nội dung khóa học

Đừng nghe người khác nói, hãy tự mình tìm hiểu. Mỗi người sẽ có phương pháp học tập và ghi nhớ khác nhau. Sau khi đã xác định được Khoá học mà mình cần thì bạn nên tham khảo Nội dung Khóa học tương ứng được niêm yết trên trang chủ các trung tâm. Bạn cần so sánh đối chiếu và xem nội dung nào bao quát, đầy đủ và đáp ứng nhu cầu của bạn.

Thời lượng của khoá học cũng không kém phần quan trọng bởi vì nội dung khóa học phải phù hợp với thời lượng đó. Nếu lượng kiến thức nhiều nhưng được truyền trải trong 1 thời gian ngắn thì bạn sẽ không thể lĩnh hội hết, nhất là đối với các khóa kiểm thử cơ bản dành cho người bắt đầu. Tổng giờ học và bài tập về nhà phải dàn trải hài hoà để các bạn có thời gian hoàn tất tốt.

Giảng viên

Ai cũng muốn tìm người chỉ dạy nhiệt tình dù là hướng dẫn chứ không làm giúp công việc của mình. Như thế nào được gọi là nhiệt tình? Nếu mình là học viên thì mình mong muốn một Giảng viên hướng dẫn hết mình, không giấu nghề. Hướng dẫn đường đi và giải đáp thắc mắc của mình trong suốt khoá học kể cả trong giờ học lẫn ngoài giờ học, chỉ cần họ trả lời chat của mình là được. Không nhất thiết phải trả lời ngay sau khi mình hỏi mà khoảng 1-2 ngày là mình thấy vui rồi. Không chỉ những câu hỏi liên quan đến nội dung khóa học, khi mình có thắc mắc hoặc vấn đề cần tư vấn thì họ là người đi trước, hiểu biết nhiều, và có kinh nghiệm thì những chỉ dẫn giải đáp thắc mắc của Giảng viên là điều học viên nào cũng mong đợi.

Đối với các Trung tâm Giáo dục, Công ty thì họ thuê Giảng viên, cố định hoặc cộng tác viên khi có khoá học. Hiếm thấy Giảng viên nào sẽ dành thời gian ngoài khung giờ lên lớp để trả lời và tư vấn cho các học viên khi họ hỏi, hoặc một khi bạn đã học xong rồi – có khi đã học cách đây 2 năm – thì giờ liệu Giảng viên bây giờ có phải là người hồi xưa bạn học không? Nếu cá nhân mình hợp tác dạy cho Trung tâm nào đó, xong khoá học là xem như “kết thúc hợp đồng của khoá đó.” Nếu có bạn nào trong lớp thường hỏi hoặc kết bạn với mình thì may ra còn giữ liên lạc về sau, nhưng mình có thời gian để kết bạn hết với các bạn học viên không? Chắc là không vì ai cũng còn phải lo cho gia đình & bản thân, và công việc.

Mẫu chứng chỉ – Nguồn: freepik.com

Chứng chỉ

Dù là khoá học nào thì bên cạnh kiến thức, có thể bạn sẽ cần một thứ gọi là Chứng chỉ Hoàn thành Khóa học (Certificate). Nhất là những lớp dành cho người mới bắt đầu làm tester, Certificate là thứ chứng minh bạn đã hoàn thành một khoá học bài bản ở đâu đó. Nó là tấm vé ưu tiên của bạn so với các ứng viên khác trong chồng hồ sơ (CV).

Tuy nhiên, nếu cứ đóng tiền học sẽ có chứng chỉ thì không có gì khác biệt giữa các bạn cùng lớp và bạn cũng không coi trọng nó. Nếu bạn phải nỗ lực hoàn thành bài tập về nhà, thi cuối khoá, làm bài luận, v.v… thì chứng chỉ đó rất có giá trị đối với bạn. Chỉ có bạn mới biết bạn đã tốn bao nhiêu mồ hôi công sức (cùng với thời gian và tiền bạc) để đạt được nó.

Chất lượng đầu ra

Đối với các bạn tester đang đi làm và tìm kiếm một khoá học nâng cao tay nghề, kiến thức, hoặc kinh nghiệm thì các bạn quan tâm đầu ra là chất lượng nội dung, kiến thức mà bạn đạt được sau khóa học. Sau khoá học bạn làm được gì, có như mong đợi không. Chứng chỉ hoàn thành khoá học chỉ là điểm cộng, không quan trọng lắm.

Đối với các bạn Sinh viên năm cuối, hoặc ai đó muốn học để làm tester thì ngoài chất lượng và kiến thức, kỹ năng đạt được sau khóa học còn có khái niệm “hỗ trợ tìm việc làm.” Các bạn cần xem cam kết của Trung tâm đó về cơ hội làm việc tại trung tâm, hoặc được hướng dẫn tìm việc như có hướng dẫn viết CV, rèn luyện kỹ năng phỏng vấn (cả ôn tập kiến thức cuối khoá, và kỹ năng mềm cần thiết).

Học phí

Học phí cao hay thấp, rẻ hay đắt là khái niệm tương đối của mỗi cá nhân. Cùng một mức học phí có bạn nói quá rẻ, có bạn nói “sao đắt vậy?” Dựa vào ngân sách của mình để chọn nơi có mức học phí phù hợp. Nếu bạn không dư dả lắm thì hãy chủ động liên hệ hỏi về việc chia học phí ra làm 2-3 lần đóng. Thậm chí cứ hỏi “có trả góp được không?” “Có cà thẻ credit không?” (với lựa chọn này bạn có 45 ngày miễn phí để thong thả trả cho ngân hàng chủ thẻ). “Có cho em học nợ được không?” Nếu được thì tốt, không thì có mất gì đâu nè, đúng không?

Hình thức học (offline/online)

Ba hình thức học phổ biến là trực tiếp trên lớp (hay gọi là học offline), học trực tuyến thông qua internet (hay gọi là online), và học qua video quay sẵn. Mỗi hình thức này đều có điểm lợi ích và bất lợi của chúng.

Khi bạn và Trung tâm bạn định học đều ở cùng thành phố (ví dụ như Tp. Hồ Chi Minh hoặc Hà Nội) thì không phải lúc nào bạn cũng có thể chạy xe đến Trung tâm để học. Với hai thành phố lớn nhất nước Việt Nam này thì đôi khi mất cả 20km để đi từ nhà bạn đến Trung tâm. Giả sử bạn ở Quận 9, và Testing VN thì ở gần Ngả Tư Bảy Hiền (Quận Tân Bình) thì cũng hơn 20km rồi. Học xong lớp Fresher Tester là 9:00 tối thì chạy về đến nhà cũng rất “phê.” Chưa kể nếu đó là mùa mưa. Trong trường hợp này bạn có mọi lựa chọn cho cả ba hình thức học trên.

Với một bạn ở Đà Nẵng, và Trung tâm học thì ở Tp.HCM hoặc Tp.Hà Nội thì lựa chọn “học offline” là không thể, nên bạn chỉ có thể chọn học trực tuyến online hoặc qua video quay sẵn.

Nếu trung tâm nào cung cấp cả 3 hình thức cho 1 lớp học, bạn có thể lên lớp, hôm nào mệt hay đi làm về trễ thì ở nhà học online, và có quay lại video để bạn có thể tự xem lại nếu hôm đó bận thì tuyệt vời.

Quyết định là ở bạn

Như vậy, để chọn nơi để học cũng cả là một vấn đề quan trọng. Sau khi thu thập và cân nhắc các thông tin trên mình tin rằng bạn sẽ tự chọn cho mình được một nơi học tester tốt. Hãy là một học viên sáng suốt vì tương lai tươi sáng của bạn.

Từ khóa » Học Tester ở đâu Hà Nội Tốt