Học Thạc Sĩ Khi Nào Thì Phù Hợp?

Học Thạc sĩ khi nào thì phù hợp?

Học Thạc sĩ ngay khi tốt nghiệp Cử nhân hay sau khi đã ra trường đi làm là những trăn trở của sinh viên năm cuối ở Việt Nam và cả du học sinh ở nước ngoài.

Đã học thì học một lèo cho luôn!

Trên đây chắc chắn là suy nghĩ mà bạn sẽ được nhiều người khuyên bảo (thông thường là từ phía gia đình) vào năm cuối Đại học. Lý lẽ thường được dùng nhất của những người theo quan điểm này đó là khi đã đi làm kiếm tiền được rồi, bạn sẽ không có xu hướng đi học lại nữa và việc thu xếp các vấn đề riêng để đi học lại cũng khó.

Đúng là với việc quen thuộc với nề nếp học tập, môi trường bản xứ và khả năng ngoại ngữ, bạn sẽ ít phải đối mặt với khó khăn hòa nhập hơn khi học lên bậc Thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp Cử nhân ở nước ngoài. Còn đối với sinh viên trong nước, bạn cũng đang ở trên đà học tập nên không bị lăn tăn vào những vấn đề ngoài luồng như chuyện công việc, gia đình. Khó khăn hòa nhập của bạn khi đó thường liên quan đến vấn đề hòa nhập với môi trường sống hơn là phương pháp học

Đối với những bạn thực sự chưa tự tin với chuyên môn của mình sau khi tốt nghiệp Đại học thì đúng là nên học lên, nhưng điều này còn phụ thuộc vào ngành nghề bạn đang theo đuổi. Chẳng hạn, những nghề cần nhiều thực hành như các ngành kĩ thuật, giao thông, Quảng cáo… thì việc học Thạc sĩ thực sự chỉ mang tính bẳng cấp mà thôi.

Vì thế, bạn cần xác định rõ ràng khả năng có thực sự phù hợp với hệ Thạc sĩ (vốn đi sâu đi sát hơn - khó hơn bậc Cử nhân), hoàn cảnh tài chính có cho phép và quan trọng là bạn có đủ kiên nhẫn để theo đuổi đến cùng không?

Hành rồi mới học

Lợi thế của việc học thạc sĩ sau khi đi làm là bạn sẽ biết được mình thực sự cần thu nạp những kiến thức dạng nào cho lĩnh vực mà bạn đã ít nhiều biết tới, hoặc thậm chí đây là cơ hội để bạn làm quen với một lĩnh vực khác mới toanh. một cựu sinh viên du học cho rằng chính nhờ kinh nghiệm làm việc đã giúp chị có được cái nhìn so sánh giữa thực tế và lý thuyết. Với nghề nghiệp là giảng viên Đại học, chị Hà cho biết sẽ vận dụng những phương pháp giảng dạy mà chị quan sát được ở nước ngoài để truyền đạt lại cho sinh viên của mình.

Ngoài ra, việc đã từng đi làm sẽ giúp bạn có được cách tư duy khác biệt khi viết bài luận hoặc làm kiểm tra.

Về cách thức học tập, những người đi làm rồi có thể sẽ hơi khó khăn trong việc gò mình lại vào những bài giảng nặng tính lý thuyết hoặc có thể phải học những điều họ đã biết rồi. Một khó khăn nữa là bạn sẽ phải đối diện trong việc thu xếp thời gian theo học. Một số chương trình Thạc sĩ chỉ kéo dài 12 tháng, nhưng cũng có những chương trình kéo dài tới tận 2 năm. Vậy nên, bạn cần đảm bảo công việc và những chuyện cá nhân (lập gia đình, lập công ty, con cái…) trước khi đưa ra quyết định quan trọng.

Tuy nhiên, cách học ở môi trường phương Tây chắc chắn sẽ giúp họ mở mang nhiều kiến thức và phương thức học tập mới, đặc biệt là việc đọc sách chuyên ngành và sử dụng ngoại ngữ hàng ngày. Hơn nữa, việc đã đi làm sẽ cho phép bạn sử dụng các kỹ năng hiệu quả cho việc học như Excel, làm việc nhóm, thuyết trình.

-ST-

Từ khóa » Học Thạc Sĩ Có Khó Không