Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư Trong Bộ Tư Bản Của Các Mác Và ý Nghĩa ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Chỉ đạo, điều hành
- Tuyển Sinh
- Đào tạo
- Học sinh cần biết
- Nghiên cứu KH
- Bảo đảm chất lượng
- 3 Công khai
Chuyên mục
- Giới thiệu
- Hình thành và phát triển
- Chiến lược phát triển
- Bộ máy tổ chức
- Sơ đồ tổ chức
- Ban Giám hiệu
- Các Khoa, Phòng
- Phòng Quản trị
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng ĐT-CTHSSV
- Phòng TCHC-TV
- Khoa Đào tạo cơ bản
- Khoa Đào tạo cơ sở
- Khoa Đào tạo nghiệp vụ
- Trung tâm TVPL-ĐTBDNH
- Đảng Đoàn thể
- Cơ sở vật chất
- Tuyển Sinh
- Thông báo tuyển sinh
- Trung cấp Luật - Cao đẳng Luật
- Trung cấp Hành chính - Văn phòng
- Các lớp liên kiết
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật
- Đăng ký tuyển sinh trực tuyến
- Hồ sơ, biểu mẫu
- Đào tạo
- Kế hoạch đào tạo
- Chương trình đào tạo Trung cấp luật
- Ngành Pháp luật
- Ngành Dịch vụ pháp lý
- Ngành Tư pháp cơ sở
- Chương trình đào tạo Cao đẳng luật
- Ngành Pháp luật
- Ngành Dịch vụ pháp lý
- Ngành Tư pháp cơ sở
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật
- Văn bản quản lý đào tạo
- Hồ sơ, biểu mẫu
- Liên kết đào tạo
- Đào tạo Đại học Luật
- Liên thông từ trung cấp lên Đại học Luật
- Đại học Luật văn bằng 1
- Đại học Luật văn bằng 2
- Đào tạo các chức danh tư pháp
- Nghề Luật sư
- Nghề công chứng
- Các lớp Bồi dưỡng ngắn hạn
- Đào tạo Đại học Luật
- Giáo trình, học liệu
- Giáo trình
- Học liệu
- Học sinh, học viên cần biết
- Thông báo
- Lịch học
- Lịch thi
- Kết quả học tập, rèn luyện
- Điểm thi, kiểm tra
- Xếp loại học tập, rèn luyện
- Kết quả tốt nghiệp các khóa
- Chế độ chính sách - Học phí
- Học bổng
- Miễn giảm học phí
- Chính sách nội trú
- Quy định, quy chế quản lý học sinh
- Biểu mẫu (các loại dành cho học sinh)
- Thuật ngữ Pháp lý
- Nghiên cứu khoa học
- Đề tài khoa học
- Hội thảo, tọa đàm khoa học
- Sản phẩm khoa học
- 3 Công khai
- Công khai cam kết chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra
- Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
- Công khai thu chi tài chính
- Hoạt động các phòng, khoa
- Hội đồng Khoa học
- Hội đồng Thi đua, khen thưởng
- Phòng Tổ chức HCTV
- Phòng Đào Tạo CTHSSV
- Phòng Quản trị
- Khoa Đào tạo cơ bản
- Khoa Đào tạo cơ sở
- Khoa Đào tạo nghiệp vụ
- Ban TS-HTĐT
- Ban KT-KĐCLGD
- Hoạt động Đảng- Đoàn thể
- Đảng bộ
- Danh sách đảng viên
- Kế hoạch hoạt động
- Nghị quyết Đảng bộ Trường
- Nghị quyết Đảng bộ BTP
- Nghị quyết TW Đảng
- Văn Đảng khác
- Biểu mẫu - Hướng dẫn
- Công đoàn
- Danh sách BCHCĐ
- Kế hoạch hoạt động
- Đoàn thanh niên
- Danh sách đoàn viên
- Kế hoạch hoạt động
- Nghị quyết
- Chi Hội Luật gia
- Hội Học sinh
- Danh sách Học sinh
- Kế hoạch hoạt động
- Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ
- Danh sách
- Kế hoạch hoạt động
- Kế hoạch hoạt động
- Đảng bộ
- Trung tâm TVPL-ĐTBDNH
- Giới thiệu
- Tổ chức và hoạt động
- Hỏi đáp Pháp luật
- Điểm báo
- Bảo đảm chất lượng
- Thư viện ảnh, video
- Thư viện ảnh
- Video
thành viên
Đăng kýLượt truy cập
- Đang truy cập: 0
- Hôm nay: 16143
- Tháng hiện tại: 3388102
- Tổng lượt truy cập: 66317199
» Tin Tức » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu trao đổi
Học thuyết giá trị thặng dư trong bộ Tư bản của Các Mác và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này Thứ ba - 04/12/2018 09:18 Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết nàyHọc thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết đó không phải chỉ là như thế. Ngày nay, từ quan niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ để thấy được những điểm mới của học thuyết này trong xã hội ngày nay và vận dụng học thuyết vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 1. Nội dung học thuyết giá trị thặng dư trong bộ Tư bản của Các Mác C.Mác đã hoàn chỉnh lý luận giá trị thặng dư sau khi lấy điểm xuất phát là đi từ lý luận giá trị, giá trị thị trường (giá trị trao đổi) và giá cả. Sở dĩ như vậy là vì giá trị là cơ sở của giá trị thặng dư. Phủ nhận lý luận giá trị cũng đồng nghĩa với phủ nhận lý luận giá trị thặng dư và ngược lại. Trước hết, C.Mác nghiên cứu sự chuyển hóa của tiền thành tư bản (trình bày trong C.Mác và Ăngghen Toàn tập, phần 2, quyển 1, tập 23). Thông qua sự phân tích phân biệt tiền thông thường và tiền là tư bản từ hai công thức: H-T-H và T-H-T’, Mác khẳng định: Tiền chỉ biến thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột lao động của người khác [1, 76]. Gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản dù kinh doanh trong ngành nào (công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng…) đều vận động theo công thức chung. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều được chuyển hóa thành tư bản. Do mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn hai. Khi những người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích lưu thông của tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động, đầy đủ của tư bản là: T-H-T’, trong đó T’= T + ∆T. ∆T là số tiền vượt trội hơn so với số tiền ứng ra, C.Mác gọi là giá trị thặng dư. Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích của lưu thông T-H-T’ là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động T-H-T’ là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Sau khi đưa ra công thức chung C.Mác phân tích là trong lưu thông hai trường hợp: ngang giá và không ngang giá, kể cả gian lận trong mua bán đều không làm tiền tệ lớn lên (đều không sinh ra ∆T). Và từ đây, C.Mác chỉ ra mâu thuẫn của công thức chung tư bản: “Vậy là tư bản không thể xuất hiện tư lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” [2, 216]. Và C.Mác đã giải quyết mâu thuẫn đó xuất phát từ yếu tố H, H chia thành ba loại: Hàng hóa tư liệu sản xuất, hàng hóa tư liệu tiêu dùng và hàng hóa sức lao động, áp dụng phương pháp loại trừ dần và tìm ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, nguồn gốc sinh ra ∆T và làm cho T lớn lên. C.Mác đã nhấn mạnh sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ hai điều kiện tiền đề: Một là, người lao động phải tự do về thân thể, phải làm chủ được sức lao động của mình và có quyền đem bán cho người khác. Vậy người có sức lao động phải có quyền sở hữu sức lao động của mình. Hai là, người lao động phải bị tước hết tư liệu sản xuất để trở thành người vô sản và bắt buộc phải bán sức lao động vì không còn cách nào khác để sinh sống. Cũng như những hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân, vợ con anh ta; những yếu tố tinh thần, dân tộc, tôn giáo của người công nhân, những chi phí đào tạo người công nhân. Giá trị hàng hóa sức lao động giống giá trị hàng hóa thông thường ở chỗ: Nó phản ánh một lượng lao động hao phí nhất định để tạo ra nó. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau căn bản: Giá trị của hàng hóa thông thường biểu thị hao phí lao động trực tiếp để sản xuất hàng hóa nhưng hàng hóa sức lao động lại là sự hao phí lao động gián tiếp thông qua việc sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Còn hàng hóa sức lao động ngoài yếu tố vật chất, nó còn có yếu tố tinh thần, lịch sử, dân tộc, tôn giáo, yếu tố gia đình và truyền thống, nghề nghiệp mà hàng hóa thông thường không có. Cũng giống như các hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động có khả năng thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của người mua. Nhưng giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có thuộc tính đặc biệt, nó khác hoàn toàn với hàng hóa thông thường ở chỗ: Khi đem tiêu dùng hay sử dụng nó thì không những không bị tiêu biến theo thời gian về giá trị và giá trị sử dụng mà ngược lại nó tạo ra một lượng giá trị mới c + m (c + m > v), với v là giá trị sử dụng của bản thân nó. Khoản lớn lên được sinh ra trong quá trình sử dụng sức lao động chính là ∆T hay giá trị thặng dư (ký hiệu “m”). Từ đó Mác kết luận: Hàng hóa sức lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị, hơn thế nữa là tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Và quá trình sản xuất giá trị thặng dư được thực hiện như thế nào? Mác cho rằng: Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên [3, 244]. Song, để sản xuất ra giá trị thặng dư thì trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Như vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động công nhân làm thuê. Vì vậy, C.Mác viết “Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hóa”. Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua nên có hai đặc điểm: Một là, người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu nhà tư bản chứ không thuộc về công nhân. C.Mác đã lấy việc sản xuất sợi của một nhà tư bản ở nước Anh làm ví dụ để nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Phương pháp giả định khoa học mà C.Mác đặt ra để nghiên cứu là: Không xét đến ngoại thương; giá cả thống nhất với giá trị; toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đem tiêu dùng chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm và chỉ nghiên cứu trong kinh tế tái sản xuất giản đơn. Từ các giả định này, C.Mác đưa ra một loạt các giả thiết để nghiên cứu: Nhà tư bản muốn sản xuất 10kg sợi đã mua 10kg bông, giá 1$/kg bông, để biến số bông đó thành sợi người công nhân phải lao động trong 6 giờ, giá trị sức lao động là 3$/ngày, ngày lao động là 12 giờ, mỗi giờ lao động người công nhân tạo ra 1 lượng giá trị là 0,5$ và hao mòn máy móc là 2$. Nếu công nhân chỉ lao động cho nhà tư bản 6 giờ thì chi phí nhà tư bản ứng ra là 15$ và giá trị của sản phẩm mới (10kg sợi) bán đi thu được 15$, nhà tư bản không thu lợi gì, tiền chưa biến thành tư bản. Nhưng trước khi mua sức lao động nhà tư bản đã tính đến trả tiền mua sức lao động trong 1 ngày và việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền nhà tư bản. Từ sự nghiên cứu trên rút ra một số nhận xét: Thứ nhất, khi phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra (20kg sợi), chúng ta thấy có hai phần: Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo tồn và di chuyển vào sản phẩm mới, gọi là giá trị cũ (24$). Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là giá trị mới (6$), phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Từ đó, C.Mác đi đến khái niệm về giá trị thặng dư: “Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra mà nhà tư bản chiếm không” [3, 232]. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị kéo dài vượt khỏi giới hạn tại một điểm mà giá trị sức lao động được trả ngang giá. Thứ hai, ngày lao động của công nhân được chia thành 2 phần: Phần thời gian lao động cần thiết: phần ngày lao động mà công nhân tạo ra lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình (3$), lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động cần thiết. Phần thời gian lao động thặng dư: tạo ra giá trị thặng dư (3$) và bị nhà tư bản chiếm không, lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư. Thứ ba, qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư cho thấy mâu thuẫn công thức chung của tư bản đã được giải quyết. Việc chuyển hóa tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được thứ hàng hóa đặc biệt, đó là hàng hóa sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hóa đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lưu thông để sản xuất giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Từ đó tiền của nhà tư bản mới trở thành tư bản. Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư, do đó giai cấp tư sản đã không từ bất cứ thủ đoạn nào để bóc lột giá trị thặng dư. Những phương pháp cơ bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối. Một là, phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối. Bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết (hay mức tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là không đổi). Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giả định ngày lao động được kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên, trình độ bóc lột tăng lên đạt 200% (m’ = 200%). Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đã đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản, mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hóa, nhưng nó lại tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy, ngoài thời gian công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, người công nhân đòi hỏi phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hóa đặc biệt, vì vậy ngoài yếu tố vật chất, người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến phong trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phái rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Vì vậy, giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Hai là, phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Bóc lột giá trị thặng dư tương đối được tiến hành bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết để trên cơ sở đó mà kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài của ngày lao động là không đổi. Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, trình độ bóc lột là 100%. Bây giờ chúng ta lại giả thiết rằng, công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư trong trường hợp đó cũng không đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300% (m’ = 300%). Để có thể rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì các nhà tư bản phải tìm mọi biện pháp, đặc biệt là phải áp dụng tiến bộ và công nghệ vào trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động xã hội, giảm giá thành và tiến tới giảm giá cả thị trường của sản phẩm. Đặc biệt nâng cao năng suất lao động xã hội trong những ngành, những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Từ đó tiến tới hạ thấp giá trị sức lao động. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối chiếm vị trí chủ yếu. Hai phương pháp trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch: Là giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng sư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại luôn tồn tại. Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. 2. Quy luật giá trị thặng dư - Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản 2.1. Nội dung của quy luật giá trị thặng dư Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế cơ bản phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó. Theo C. Mác, quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Không có sản xuất gái trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Nội dung của quy luật giá trị thặng dư là sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản; đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn. Quy luật giá trị thặng dư không những chỉ vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt mục đích như: tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất. Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản, đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. 2.2. Vai trò của quy luật giá trị thặng dư Quyết định mục đích, bản chất, nguyên tắc phân phối cơ bản và phương hướng phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chi phối các quy luật kinh tế khác, hướng sự hoạt động của các quy luật kinh tế này phục vụ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội tư bản. Một mặt, nó thúc đẩy kỹ thuật, phân công lao động xã hội phát triển, làm cho lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng lên nhanh chóng và nền sản xuất được xã hội hóa cao. Mặt khác, nó làm cho các mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng sâu sắc, quy định xu hướng lịch sử tất yếu phải thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội mới cao hơn. 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác 3.1. Ý nghĩa thời đại của học thuyết Học thuyết giá trị thặng dư vạch ra động cơ, mục đích và kết quả vận động của tư bản. Nó bóc trần bản chất bóc lột tinh vi của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và mâu thuẫn đối kháng giữa hai giai cấp đó. Do đó, học thuyết giá trị thặng dư là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản. Phục vụ cho phong trào công nhân đương thời và ngày nay. Học thuyết giá trị thặng dư đã luận chứng một cách khoa học tính chất lịch sử quá độ của chủ nghĩa tư bản, sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản và tính tất yếu của sự quá độ lên phương thức sản xuất mới cao hơn. Dưới điều kiện của chủ nghĩa tư bản đương đại, mặc dù khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã trở thành tiền đề cơ bản của sự tồn tại và phát triển hơn nữa của nhân loại, nhưng kinh tế tri thức lấy tri thức là cơ sở vừa không làm thay đổi nguồn gốc của giá trị thặng dư vừa không làm thay đổi thực chất nhà tư bản bóc lột công nhân. Vì vậy, học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại ngày nay vẫn có những giá trị nhất định: - Muốn xã hội giàu có về của cải vật chất và tinh thần, phải coi trọng tăng năng suất lao động xã hội. - Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ mối quan hệ giữa năng suất lao động, lao động thặng dư và giá trị thặng dư. Chỉ khi nào xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định, trên cơ sở năng suất lao động đạt đến một giai đoạn lịch sử nhất định, thì người lao động mới có thể cung cấp lao động thặng dư và sản phẩm thặng dư. C.Mác cho rằng, sự giàu có của xã hội không phải do lao động thặng dư quyết định, mà là do năng suất của lao động thặng dư quyết định. Do vậy, muốn xã hội giàu có thì phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phải tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ hiện đại. - Phải coi trọng phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Con người là lực lượng sản xuất hàng đầu, là vốn quý nhất, là nguồn lực có tầm quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại. Phải đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược phát triển. Vì vậy, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ phải là quốc sách hàng đầu. 3.2. Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của Mác là cần thiết và có lợi cho sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát là nước tiểu nông, nghĩa là từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hóa, mặc dù có sản xuất hàng hóa. Nhưng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do vậy “cách tổ chức của kinh tế xã hội” theo kiểu sản xuất hàng hóa cũng mang tính quá độ. Nghĩa là, trong cùng một nền kinh tế vừa có kinh tế hàng hóa vì lợi ích của Nhân dân, vừa có kinh tế hàng hóa vì lợi ích của tư nhân. Nhưng dù là nền kinh tế hàng hóa nào thì sản phẩm cũng đều mang hình thức giá trị thặng dư, mặc dù chúng phản ánh những quan hệ xã hội đối lập nhau. Trong đó, giá trị thặng dư phản ánh mối quan hệ bóc lột và bị bóc lột vẫn được coi là nhân tố “trợ thủ của chủ nghĩa xã hội”, “xúc tiến chủ nghĩa xã hội”, là cái “có ích” và “đáng mong đợi”. Vì thế, cốt lõi của vấn đề là phải tạo điều kiện môi trường cho sự gia tăng khối lượng giá trị thặng dư toàn xã hội ngày càng lớn, tỷ suất ngày càng cao. Điều đó cho thấy, trước hết, chính sách áp dụng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn. Việc áp dụng lý luận giá trị thặng dư của C.Mác vào quá trình phát triển kinh tế cho ta thấy: Muốn phát triển được nền kinh tế của đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển thì không thể không tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường cải tiến khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động, nâng cao hiệu số sản xuất... Có thay đổi những yếu tố đó thì mới đem lại được năng suất lao động cao từ đó thu được nguồn lợi nhuận lớn. Ngày nay, trải qua thực tiễn, chúng ta ngày càng nhận thức rõ: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng” [4, 97]. Thực tiễn chứng minh, trong nền kinh tế thị trường thì thành phần kinh tế tư nhân có vai trò rất to lớn, là động lực lớn cho nền kinh tế. Nghiên cứu để khẳng định sự đúng đắn về lý luận giá trị thặng dư không phải để nhằm kỳ thị thành phần kinh tế tư nhân. Trái lại, hiểu rõ mục đích, bản chất, động lực của kinh tế tư nhân để có chính sách thích hợp, vừa khuyến khích nó phát triển, vừa có chính sách quản lý và điều tiết hợp lý để sử dụng kinh tế tư nhân phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khai thác động lực kinh tế tư nhân là để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách đúng đắn và bảo đảm mức lợi nhuận thỏa đáng cho tư nhân. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội vẫn còn phạm trù giá trị thặng dư. Vì thế, chúng ta phải học tập các nhà tư bản để sản xuất ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt. Điều đó hoàn toàn phù hợp với lý luận của V.I.Lênin: “Tri thức về chủ nghĩa xã hội thì chúng ta có, nhưng chúng ta chưa có tri thức về tổ chức với quy mô hàng triệu người, chưa có tri thức về tổ chức và phân phối sản phẩm” [5, 314-315]. Theo tinh thần đó, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư là cần thiết và có lợi. Ngày nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc nghiên cứu, vận dụng học thuyết này ở nước ta trở thành một việc làm cần thiết. Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù nền kinh tế hàng hóa ở nước ta có những đặc trưng riêng của nó, song đã là sản xuất hàng hóa thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải nói đến gái trị và giá trị thặng dư. Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất hàng hóa tư bản, nghiên cứu những phạm trù, quy luật và việc sử dụng chúng trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa từ di sản lý luận của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, H.2003, tr.76 [2] C.Mác: Tư bản. Nxb Sự thật, H.1987, Q1, tập 1, tr 216 [3] (Bộ GD&ĐT, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, H.2014, tr 244] [4] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1996, tr 97. [5] V.I Lê nin: Toàn tập, tập 36, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva - Sự thật, H.1977, tr 314-315. Tác giả bài viết: Tiến Cảnh Từ khóa:học thuyết, giá trị, thặng dư, ra đời, cơ sở, nghiên cứu, phương thức, sản xuất, tư bản, chủ nghĩa, phát hiện, cách mạng, thực sự, toàn bộ, khoa học, kinh tế, giai cấp, vô sản, khí sắc, đấu tranh, ý nghĩa
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồiÝ kiến bạn đọc
Trần Thanh Tùng - Đăng lúc: 26/05/2020 20:07 Cám ơn bạn vì bài viết rất đầy đủ và dễ hiểu Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng nàyNhững tin mới hơn
- Quy định Pháp luật về đảm bào quyền của người lao động (17/01/2019)
- Điều kiện kết hôn theo Luật Gia đình nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (22/02/2019)
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề tại Trường Trung cấp Luật Đồng Hới (22/05/2019)
- Một số ý kiến về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (06/06/2019)
- Chợ và vấn đề quản lý chợ ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và gải pháp (28/12/2018)
- Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - Cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam (13/12/2018)
- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (07/12/2018)
- Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (07/12/2018)
- Hệ thống cơ quan tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (07/12/2018)
- Tổng quan về hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (07/12/2018)
Những tin cũ hơn
- Tổng quan hệ thống pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (23/11/2018)
- Một số nội dung cơ bản về Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2012 của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (26/10/2018)
- Quy định của pháp luật quốc tế về đối xử tối huệ quốc (MFN) theo quy định của GATT (05/08/2018)
- Một số vấn đề về “Lẽ công bằng” theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (25/06/2018)
- Pháp luật về mức lương tối thiểu và thực tiển thi hành (25/06/2018)
- Tăng cường vai trò Đoàn Thanh niên Trường Trung cấp Luật Đồng Hới gắn kết với công tác giảng dạy chuyên ngành Luật (20/05/2018)
- Thực trạng quy định của pháp luật về đăng kí doanh nghiệp trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành khác và định hướng hoàn thiện (15/05/2018)
- Tăng cường thực hành và khả năng tự nghiên cứu của sinh viên trong đào tạo Luật (07/05/2018)
- Xây dựng và sử dụng tình huống pháp luật trong giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Luật (04/04/2018)
- Quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự về việc ghi âm, ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can (31/03/2018)
Điểm báo
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp cung cấp thông tin “chính thống” của Bộ, ngành Tư pháp
- Tăng cường tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật
- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
- Khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Khánh thành và bàn giao công trình “Ánh sáng vùng biên”
8 năm thành lập trường
- Mười năm một chặng đường hình thành và phát triển
- 10 năm vỗ cánh
- Chẳng đâu bằng
- Thầy ơi
- Điều ước
Hỏi đáp pháp luật
Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Vui lòng chọn website... Cổng thông tin Quốc hội Cổng thông tin Chính phủ Cổng thông tin Bộ Tư pháp Cổng thông tin Bộ Giáo dục Cổng thông tin Quảng Bình Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật quốc giaVideo
Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình Trường Trung cấp Luật Đồng Hới vượt khó hoàn thành nhiệm vụNghiên cứu trao đổi
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng tự nhận thức bản thân
- Hòa giải thương mại tại Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
- Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý hành vi buôn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện
Văn bản mới
Số: 117/2020/NĐ-CP Tên: (Nghị định Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế) Ngày BH: (28/09/2020) Số: 85/2015/QH13 Tên: (Luật Bầu của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân) Ngày BH: (28/07/2015) Số: 42/NQ-CP Tên: (Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19) Ngày BH: (09/04/2020) Số: 16/CT-TTg Tên: (Chỉ thị về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19) Ngày BH: (31/03/2020)MƯỜI NĂM THÀNH LẬP
- Mười năm một chặng đường hình thành và phát triển
- 10 năm vỗ cánh
- Chẳng đâu bằng
- Điều ước
- Thầy ơi
- Mái Trường xưa
- Ngày chụp kỷ yếu
- Nhớ những mùa tuyển sinh
- Ngôi Trường thân thương
- Trường tôi mười tuổi
- Trường Trung cấp Luật Đồng Hới tám năm xây dựng và trưởng thành
- Tâm tình Trường Luật
Từ khóa » Giá Trị Thặng Dư Trong Chủ Nghĩa Tư Bản
-
Giá Trị Thặng Dư – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Lý Luận Của C.mác Về Giá Trị Thặng Dư Và Các Hình Thức Biểu Hiện Của ...
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Nguồn Gốc, Bản Chất Và ý Nghĩa Của Giá Trị ...
-
Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư Vẫn Còn Nguyên Giá Trị Trong Bối Cảnh Mới
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Ví Dụ Giá Trị Thặng Dư - Luật Hoàng Phi
-
Bóc Lột Giá Trị Thặng Dư Là Gì ? Phân Tích Như Thế ... - Luật Minh Khuê
-
Tư Bản Và Giá Trị Thặng Dư - Chu Nghia Mac-Lenin
-
Vận Dụng Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư Của C.Mác Trong Phát Triển Nền ...
-
Các Mác Với Học Thuyết Giá Trị Thặng Dư – Bản Chất Của Chủ Nghĩa Tư ...
-
[PDF] Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin 2
-
Sản Xuất Giá Trị Thặng Dư - Quy Luật Kinh Tế Tuyệt đối Của Chủ Nghĩa Tư ...
-
ý Nghĩa Ngày Nay Của Học Thuyết Về Giá Trị Thặng Dư Của C. Mác
-
[PDF] BÀI 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - Topica
-
Giá Trị Thặng Dư Là Gì? Ý Nghĩa Thực Tiễn Của Giá Trị Thặng Dư