Học Thuyết Ngũ Hành

lg dy1 Đăng ký        Đăng nhập English Tiếng Việt
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
      • Lịch sử phát triển
      • Chức năng nhiệm vụ
      • Điều lệ hoạt động
      • Hệ thống tổ chức
      • Ban Lãnh đạo Tổng hội
    • Gương mặt tiêu biểu
      • Giáo sư Trần Hữu Tước
      • Giáo sư Hồ Đắc Di
      • Giáo sư Hoàng Đình Cầu
      • Giáo sư Tôn Thất Tùng
      • Giáo sư Đăng Văn Ngữ
  • Tin hoạt động
    • Tin hoạt động Tổng Hội
      • Hội nghị MASEAN lần thứ 17 tại Thái Lan
      • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVI
      • Họp Ban Thường vụ khóa XV
    • Tin hoạt động Hội thành viên
  • Y đức
    • Gương sáng ngành y
    • Chuyện về ngành y
    • Các quy định về y đức
  • Chương trình AVANT
  • Phác đồ điều trị
    • Phác đồ của Việt Nam
      • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
      • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ XƠ GAN TIẾN TRIỂN
      • PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG GAN THẬN
    • Khuyến nghị của WHO
  • Chuyên khoa
    • Hỏi đáp
    • Dinh dưỡng
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
    • Nhi khoa
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
    • Ngoại khoa
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
    • Nội khoa
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
    • Y học cổ truyền
      • Bài giảng
      • Tin tức khoa học
      • Tấm lòng người thầy thuốc
    • Truyền nhiễm
    • Y học thường thức
  • Tạp chí
    • Tạp chí trong nước
    • Tạp chí nước ngoài
  • Thư viện
    • Hình ảnh
      • Menu con cấp 2
      • Menu con cấp 22
    • Tài liệu
    • Video
  • Liên hệ
Trang chủ Chuyên khoa y học Y học cổ truyền Học thuyết Ngũ hành Cập nhật: Lượt xem: Cỡ chữ I. Định nghĩa: Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý các tạng phủ: để chẩn đoán bệnh tật để tìm tính năng và tác dụng của thuốc để tiến hành công tác bào chế thuốc men II. Nội dung của học thuyết ngũ hành: 1. Ngũ hành là gì ? Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể. 2. Sự quy nạp của ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người
STT Ngũ hành
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
1 Ngũ Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
2 Ngũ Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy
4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
5 Ngũ chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ
6 Ngũ chất Gỗ Lửa Đất Kim loại Nước
7 Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
8 NgũVị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
9 Ngũ thời (mùa) Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông
10 Ngũ Phương Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Trong điều kiện bình thường ( sinh lý): Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sịnh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia) 3. Các quy luật hoạt động của ngũ hành. a. Quy luật tương sinh: Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cư lặp lại không ngừng. nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do nó sinh ra được gọi là “con”. Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc. b. Quy luật tương khắc: Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng. Trong cơ thể con người: can mộc khăc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý: Có hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia tạng kia quá mạnh mà sinh ra bệnh gọi là tương thừa; hoặc hành nọ tạng nọ không khắc được hành kia tạng kia gọi là tương vũ -VD về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh gây các hiện tượng như đau vùng thượng vị (dạ dầy), đi ngoài nhiều lần (ỉa chảy do TK), khi chữa phải chữa bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (tăng chức năng kiện vận của tỳ). – VD về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không khăc được thận thủy sẽ gây: ứ nước (bệnh ỉa chảy kéo dài) gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ và lợi niệu (để làm mất phù thũng). Quy luật tương sinh tương khắc được biểu diễn bằng sơ đồ sau. III. Ứng dụng trong y học 1. Trong quan hệ sinh lý:
STT Hiện tượng Ngũ tạng
Can Tâm Tỳ Phế Thận
1 Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
2 Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy
4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
5 Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ
2. Trong quan hệ bệnh lý:
STT Nguyên nhân bệnh VD: chứng mất ngủ bênh tại tâm có các nguyên nhân như
Can Tâm Tỳ Phế Thận
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
1 Chính tà ( bệnh nguyên phát) *
2 Hư tà (từ mẹ truyền cho con) *
3 Thực tà ( từ con truyền cho mẹ) *
4 Vị tà (nó bị khắc quá mạnh) *
5 Tặc tà ( nó không khắc được) *
3. Chẩn đoán học: Căn cứ vào các triệu chứng dấu hiệu của ngũ sắc, ngũ thể, ngũ vị, ngũ quan, ngũ chí để tìm bệnh thuộc tạng phủ có liên quan.
STT Hiện tượng Bệnh thuộc tạng
Can Tâm Tỳ Phế Thận
1 Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
2 Ngũ chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ
3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy
4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
a. Đề ra nguyên tắc chữa bệnh: Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con Vd: Trong bệnh phế khí hư, phế lao… trong điều trị phải kiện tỳ, vì tỳ thổ sinh phế kim đây chính là con hư bổ mẹ Trong bệnh cao huyết áp, nguyên nhân do can dương thịnh, phải chữa vào tâm (an thần), vì can mộc sinh tâm hoả đây chính là mẹ thực tả con. b. Về châm cứu: Trong châm cứu người ta tìm ra các loại ngũ du huyệt ngũ du: Tuỳ vào kinh âm kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh, giữa hai đường kinh âm và dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi trong đường kinh như dòng nước chảy:
Tên huyệt ngũ du Ý nghĩa của nó
Huyệt hợp Nơi kinh khí đi vào
Huyệt kinh Nơi kinh khí đi qua
Huyệt du Nơi kinh khí dồn lại
Huyệt huỳnh Nơi kinh khí chảy xiết
Huyệt tỉnh Nơi kinh khí đi ra
Dưới đây là sơ đồ sắp xếp các huyệt ngũ du lien quan đến tương sinh và tương khắc của ngũ hành:
Kinh Loại huyệt ngũ du
Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp
Dương Âm Kim Mộc Thuỷ Hoả Mộc Thổ Hoả Kim Thổ Thuỷ
Khi sử dụng huyệt ngũ du để điều trị bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyên tắc hư bổ mẹ và thực tả con ( giảng kỹ tại phần châm cứu). 4. Về sử dụng dược: a. Người ta xét tác dụng của vị thuốc đối với bệnh tật tại các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị thuốc, màu sắc thuốc với tạng phủ
Vị thuốc Màu thuốc Tác dụng vào tạng/ phủ
vị chua Màu xanh tạng can – đởm
vị đắng Màu đỏ tạng tâm / tiểu trường
vị ngọt Màu vàng tạng tỳ / vị
vị cay Màu trắng tạng phế/ đại trường
vị mặn Màu đen Tạng thận / bàng quang
b. Người ta còn dung ngũ vị này để bào chế làm thay đổi tính dược của các vị thuốc, đưa thuốc vào các tạng theo yêu cầu điều trị:
Thuốc sao với Tác dụng vào tạng:
Sao với dấm Thuốc đi vào tạng can
Sao với muối Thuốc đi vào thận
Sao với đường Thuốc đi vào tỳ
Sao với gừng Thuốc đi vào phế
Theo bài giảng YHCT ĐH Y Hà Nội Về trang trước Lên đầu trang Gửi email In trang Các dịch vụ khác: Học Thuyết Âm Dương (178841 Lượt xem)Cách nhớ nhanh các đường kinh y học cổ truyền ( P3) (69058 Lượt xem)Bài thuốc hay từ vỏ trái măng cụt (5429 Lượt xem)Trị nhiệt miệng hiệu quả bằng bài thuốc dân gian (10291 Lượt xem)Hà thủ ô chữa thiếu máu (8410 Lượt xem)Cây trong vườn trị giời leo (6693 Lượt xem)Ớt “vị thuốc” diệu kỳ chống lại ung thư (6263 Lượt xem)Thuốc quý từ quả chanh (11237 Lượt xem)Hạt mã đề - bạn tốt của gan thận (5392 Lượt xem)8 tác dụng nổi bật của quả vải (43200 Lượt xem) CHUYÊN KHOA Y HỌC Tin tức Thông báo Thuốc lá Phổ biến kiến thức Y học Công khai Nội khoa Sản phụ khoa Nhi khoa Y học cổ truyền Y học thường thức Truyền Nhiễm Dinh dưỡng Ngoại khoa Y đức - Y nghiệp Tạp chí trong nướcXem tất cả Tạp chí Y học Việt Nam tháng 4 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 4 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 4 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 2/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 2/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 2/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 3 - số 1/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 2 - số đặc biệt/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 2 - số đặc biệt/2020 Tạp chí Y học Việt Nam tháng 2 - số đặc biệt/2020 THƯ VIỆN HÌNH ẢNH THƯ VIỆN VIDEO
  • Lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu các hội ngành toàn quốc năm 2017
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVI
  • Hội nghị khoa học thường niên lần thứ IV
  • Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập THYHVN
  • Tổng hội Y học Việt Nam với MASEAN
  • Bác Hồ với GS. Trần Hữu Tước
  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV nhiệm kỳ 2006-2010
  • Hội nghị MASEAN IX tại ks.Daewoo
  • Hội nghị MASEAN lần thứ 12 tại Malaysia
  • Hội thảo khoa học Giải pháp chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa
  • Vi chất dinh dưỡng và sức khỏe huyết học
  • I am a good antimicrobial steward
  • PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên trả lời VTV về cách đeo khẩu trang đúng cách phòng virus Corona
  • VTV1 - Hội nghị MASEAN lần thứ 18
  • VTC14 - Hội nghị MASEAN lần thứ 18
  • Hội nghị khoa học thường niên lần 5
  • Hội nghị khoa học thường niên lần 4
  • Khúc ca ngành Y - Trường Đại học Y Dược Huế
  • Giới thiệu tổng quan Khối ngành Y dược
Liên kết websiteWHObn2MASEAN2bnbn3bn1Công đoàn Y tế Việt NamViện Y học ứng dụng Việt Nam
TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM Địa chỉ: 68A Phố Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 024. 3 943 9323 Email: vanphongtonghoiyhoc@gmail.com - Website: tonghoiyhoc.vn DMCA.com Protection Status
Đang online: 5 Tổng số truy cập: 10.811.552 Bản quyền 2015 thuộc về Tonghoiyhoc.vn Website được thiết kế bởi Tất Thành X ĐÓNG LẠI

Từ khóa » Ngũ Hành Và Bàn Tay