HỌC THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT - HỌC THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.05 KB, 15 trang )

CHỦ ĐỀPHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT - HỌC THUYẾTVỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN1.Mục đích yêu cầu:- Khái lược sự ra đời của PDVBC: khái niệm, nội dung và đặc điểm của nó.- Phân tích, làm rõ nội dung hai nguyên lý cơ bản của PDVBC.- Rút ra phương pháp luận đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn, đặc biệt vận dụngvào giải quyết những nhiệm vụ của hoạt động quân sự hiện nay.2. Nội dung bố cục:I. Khái lược về PBCDV (30’ - 35’).II. Hai nguyên lý cơ bản của PDVBC (90’ - 100’).3. Thời gian:Thời gian toàn bài là 3 tiết (120’ - 135’).4. Phương pháp:- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp gợi mở nêu vấn đề và dụng sơ đồ đèn chiếu.- Có thể sử dụng trình chiếu Power Point.5. Tài liệu tham khảo:1. Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb CTQG.2. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H.1994.3. V.I.Lênin toàn tập, tập 23; tập 29; tập 42, Nxb Tiến bộ.Mở đầu: Thế giới vật chất gồm vô số các SVHT, song các SVHT ấy tồn tại như thế nào?Chúng hoàn toàn biệt lập hay phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau; hoàn toàn ở trạng thái ngưngđọng hay vận động, phát triển không ngừng? PBCDV sẽ lý giải một cách khoa học và xác đángnhững vấn đề nêu trên. Vậy PBCDV là gì? sự ra đời của nó như thế nào, nội dung, đặc điểm củanó ra sao?I. KHÁI LƯỢC VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG:1. Quá trình phát triển phép biện chứng:a. Phép biện chứng cổ đại:PBCCĐ đã có những tư tưởng biện chứng bắt đầu mô tả bức tranh của thế giới nhưngmới chỉ dừng ở phỏng đoán dựa trên sự cảm thụ phản ánh trực tiếp thế giới xung quanh, nó mangtính mộc mạc thô xơ, tự phát. chưa giải thích được nguồn gốc, quy luật vận động phát triển củasự vật hiện tượng.Xôcrát cho rằng: “Muốn hiểu biết phải bắt đầu từ sự nghi ngờ”.Hêraclít cho rằng: Thế giới là sự thống nhất của các mặt đối lập, thế giớiluôn vận động biến đổi không ngừng. Với câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hailần trên một dòng sông”, Hêraclít được Lênin đánh giá là ông tổ của PBC.b. Phép biện chứng duy tâm:PBCDT cho rằng thế giới vật chất do lực lượng siêu nhiên, đấng tối cao, do ý niệm, ýniệm tuyệt đối sinh ra và quyết định sự vận động biến đổi của thế giớiChúa Giáo cho rằng: Vạn vật do Chúa trời sinh ra và quyết định sự tồn tạimất đi của chúng.Đạo Hồi cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng đều do thánh Ala sinh ra và quyđịnh sự tồn tại, mất đi của chúngPlaton cho rằng: Thế giới vật chất chẳng qua là cái bóng của ý niệm, do ýniệm sinh ra và quyết định sự vận động biến đổi.Hêghen trong triết học của mình có đề cập tới PBC, hạt nhân của nó là tưtưởng phát triển biểu hiện ở các khái niệm, quy luật, cặp phạm trù. Ông là ngườiđầu tiên xây dựng PBC thành một hệ thống trên ba lĩnh vực: logic, triết học tựnhiên, triết học tinh thần. Song hạn chế của Hêghen là PBCDT, PBC lộn ngược:Các sự vật hiện tượng đều là do sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối “PBC củaHêghen như những bông hoa đẹp gắn trên cây cổ đại duy tâm” -Mác-Ăngghenc. Phép biện chứng duy vậtPhép biện chứng duy vật nghiên cứu các sự vật hiện tượng nằm trong một chỉnh thểmang tính lo gích hệ thống giữa các sự vật hiện tượng có mối quan hệ biện chứng với nhau,nghiên cứu mọi sự vật hiện tượng trong sự vận động biến đổi và phát triển không ngừng.(Trong lịch sử hình thành phép biện chứng còn có phép siêu hình: phép siêu hình khẳngđịnh sự vật hiện tượng tồn tại khách quan, phủ nhận tính siêu tự nhiên mà chủ nghĩa duy tâm, tôngiáo khoác lên mình nó; song quá trình nghiên cứu thế giới vật chất một cách cứng nhắc, dậpkhuôn, máy móc, xem xét các sự vật hiện tượng cô lập, tách rời chết cứng không có sự vận động,phát triển nếu có phát triển chỉ là phát triển đơn thuần về lượng mà thôi.VD: Phơ-bách cho rằng: Cái gì không là vật chất thì là tinh thần, cái gì không là tinh thầnthì là vật chất.)2. PBCDV là khoa học:Kế thừa có chọn lọc những thành quả của các nhà triết học tiền bối, vậndụng những thành tựu của khoa học đứng trên quan điểm lập trường duy vật,CNMLN đã khắc phục được những hạn chế trước đó phát triển làm cho PBCDVtrở thành một khoa học.a. Định nghĩa: PBCDV là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động pháttriển của tự nhiên, xã hội và tư duy.Như vậy, từ định nghĩa chúng ta hiểu PBCDV như sau:+ Về đối tượng nghiên cứu của PBCDV đó là: những quy luật chung nhất, những mốiliên hệ phổ biến của thế giới vật chất (khác khoa học cụ thể)• Đối tượng cụ thể của triết học là nghiên cứu những quy luật chung nhấtcủa tự nhiên, xã hội và tư duy.• Đối tượng cụ thể của toán học là các con số, công thức, định luật củalượng giác, hình học, đại số …• Đối tượng cụ thể của vật lý là nghiên cứu sự tương tác, biến đổi của cácvật thể ở lĩnh vực cơ học, hạt nhân, điện, …• Đối tượng cụ thể của hoá học là sự tác động, biến đổi của các chất, cáchợp chất với nhau hình thành các chất mới. VD: hoá học vô cơ, hoá học hữu cơ…* Như vậy sự khác nhau căn bản về đối tượng nghiên cứu giữa khoa học tự nhiên và đốitượng nghiên cứu của triết học là: khoa học tự nhiên cũng nghiên cứu sự vận động, phát triển củavật chất song chỉ ở một hoặc một số lĩnh vực cụ thể nhất định mang tính chất chuyên nghành,còn triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của mọi sự vậthiện tượng trong thế giới vật chất.+ Mục đích nghiên cứu: đó là nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới rút ra hệthống các quy luật chung nhất (cả phạm trù) và hệ thống PPL trong nhận thức và cải tạo thế giới.VD: con đường nhận thức chân lý của con người là từ TQSĐ đến TDTT vàtrở lại hoạt động thực tiễn. Từ đó rút ra PPL: Thực tiễn, hoạt động thực tiễn làđiểm khởi đầu và kết thúc của một quá trình nhận thức. Muốn nâng cao nhận thứccủa mình, con người phải gắn giữa lí thuyết và thực hành, giữa lí luận và thựctiễn…Tất cả các tư tưởng triết học trước Mác đều chỉ dừng ở nhận biết thế giới,ngắm nhìn thế giới. Và chỉ đến khi triết học Mác ra đời thì cùng với giải thích đúngđắn về nguồn gốc, sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng, triết học Mác cònđề cập và giải quyết vấn đề cải tạo thế giới vật chất của chủ thể đó chính là hoạtđộng lao động của con người.+ Phạm vi nghiên cứu: trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.PBCDV nghiên cứu cả ở lĩnh vực tự nhiên, xã hội và cả trong lĩnh vực tưduy, mà tư duy chỉ có ở con người do đó chứa đựng trong nó cả tính chủ quan củachủ thể. Vì vậy chúng ta có 2 loại: biện chứng khách quan và biện chứng chủquan.• Biện chứng khách quan: là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân các sự vậthiện tượng, quá trình tồn tại độc lập và ở bên ngoài ý thức con người.• Biện chứng chủ quan: là phạm trù dùng để chỉ tư duy biện chứng và biện chứng củachính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc của con người.* Mối quan hệ: Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan có quan hệ qua lại vớinhau trong đó biện chứng khách quan của bản thân đối tượng được phản ánh quy định biệnchứng chủ quan. Mặt khác, biện chứng chủ quan có tính độc lập tương đối của nó so với biệnchứng khách quan. Điều đó được hiểu với nghĩa, một là cái được phản ánh và cái phản ánhkhông bao giờ trùng khít hoàn toàn; hai là: quá trình tư duy, quá trình nhận thức còn có nhữngquy luật vốn có của nó.So sánh PBCDV - PBC tự phát - PBCDT - Phép siêu hình:- PBC tự phát nghiên cứu tìm sự vận động, phát triển của thế giới dựa trên sự cảm thụ,phản ánh trực tiếp, nó mang tính mộc mạc, thô xơ và chỉ dừng ở phỏng đoán chưa giải thíchđược nguồn gốc, quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.- PBCDT khách quan nghiên cứu tìm sự vận động, phát triển của thế giới xuất phát từ ýniệm, ý niệm tuyệt đối.- Phép siêu hình nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự tách rời biệt lập, không thấy đượcsự tác động qua lại, quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng- PBCDV nghiên cứu tìm nguyên nhân của sự vận động, phát triển của mọi sự vật hiệntượng dựa trên cơ sở khoa học và tiếp thu có chọn lọc các thành tựu triết học của nhân loại.b. Nội dung của PBCDVNội dung cơ bản của PBCDV được thể hiện ở các nguyên lý cơ bản, các cặp phạm trù cơbản và các quy luật cơ bản được sắp xếp một cách lôgíc, hệ thống. Trong đó:- Các nguyên lý cơ bản của PBCDV là những yếu tố đầu tiên có tính chất phổ quát nhất,định hướng toàn bộ nội dung, đồng thời xác định những nguyên tắc PPL cơ bản của cả hệ thống.- Các quy luật cơ bản của PBCDV phản ánh sự vận động, phát triển của thế giới hiệnthực trên những phương diện cơ bản nhất+ Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất vàngược lại, phản ánh phương thức của sự vận động phát triển+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập phản ánh nguồn gốc, động lực củasự phát triển+ Quy luật PĐCPĐ phản ánh khuynh hướng của sự phát triển qua việc làm sáng tỏ nhữngmối liên hệ giữa những nấc thang của quá trình đó.- Các cặp phạm trù cơ bản của PBCDV là những khái niệm chung nhất phản ánh nhữngmặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực.(cái chung - cái riêng, bản chất - hiện tượng, nội dung - hình thức, nguyên nhân - kết quả, tấtnhiên - ngẫu nhiên, khả năng - hiện thực)c. Đặc điểm của PBCDV- Tính hệ thống: PBCDV được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý nhữngphạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phán ánh đúng đắn thế giới hiện thực. Trong hệ thốngđó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quátnhất.- Tính hoàn bị: Đó là sự thống nhất giữa tính đảng với tính khoa học, giữa CNDV vàPBC thành môn khoa học duy nhất vừa là TGQ vừa là PPL, vừa là lý luận vừa là phương pháp.- Tính tự giác: nó dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, được xây dựng nên nhằm phục vụcho lực lượng vật chất xã hội năng động, cách mạng có sứ mệnh xóa bỏ áp bức, bóc lột, giảiphóng loài người.- Tính chất “mở”: PBCDV không phải là một giáo điều, tự bản thân nó luôn mở ra khảnăng và yêu cầu phải bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn và khoa học.Các triết học trước đó chưa có được đầy đủ những đặc điểm này và triết học Mác ra đờiđó là sự thay thế của PBCDT, phép siêu hình bằng PBCDV chỉ có ở triết học Mác:Triết học duy tâm của Hêghen có nhiều đóng góp song còn có nhiều hạnchế: tính khoa học chưa cao vì cho rằng mọi sự vật hiện tượng là kết quả của sựtha hoá của ý niệm tuyệt đối, là triết học bảo thủ, khép kín không có tính mở: sựphát triển cao nhất của xã hội chỉ dừng lại ở nhà nước Phổ.Triết học Phơ bách: rất ít đề cập tới thực tiễn, Phơ bách coi thực tiễn là titiện, bẩn thỉu, con buôn mà chỉ đề cập tới lí luận. Như vậy là thiếu một vế của triếthọc. Một mặt ông đòi xoá bỏ tôn giáo song mặt khác lại chủ trương xây dựng mộtthứ tôn giáo tình yêu: cổ vũ mọi người hãy ôm nhau đi, hôn nhau đi để cải tạo xâydựng xã hội tốt đẹp. Và như vậy ông lại trở thành duy tâm về mặt xã hội.* Tóm lại, PBC tự phát và PBCDTKQ tuy đã có tư tưởng tiến bộ, song còn nhiều hạnchế, hạn chế đó được PBCDV khắc phục và kế thừa những tư tưởng tiến bộ đó, PBCDV là đỉnhcao của PBC trong lịch sử PBC của nhân loại đòi hỏi những người Mác xít tiếp tục bổ xung, pháttriển cho ngày càng hoàn thiện.II. HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biếnVị trí: Đây là một trong hai nguyên lý cơ bản của PBCDV và là một đặc trưng cơ bản củaPBCDV.a. Khái niệm mối liên hệThế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trìnhkhác nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhauhay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qualại thì nhân tố gì qui định sự liên hệ đó?* Một số quan niệm trước Mác:- Quan niệm CNDT: những người theo CNDT hiểu cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lạivà sự vận động, chuyển hóa của các mối liên hệ là do các lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức, cảmgiác của con người.VD: Xuất phát từ quan điểm duy tâm chủ quan, Béccơli coi cơ sở của sựliên hệ giữa sự vật và hiện tượng là cảm giác. Hêghen với quan điểm duy tâmkhách quan lại tìm cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở ýniệm tuyệt đối.- Quan niệm siêu hình: quan niệm siêu hình phủ nhận sự liên hệ giữa các SVHT, cóchăng thì cũng chỉ là những mối liên hệ bề ngoài, ngẫu nhiên. Tuy cũng có người thừa nhận sựliên hệ và tính đa dạng của nó, nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hìnhthức liên hệ khác nhau.VD: Galilê cho rằng các mối quan hệ giữa các sự vật là những mối quan hệvề toán học. NewTơn cho rằng các mối quan hệ giữa các sự vật là những mốiquan hệ về cơ học.* Quan niệm CNDVBC:Liên hệ là gì?Liên hệ là sự quy định tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, các quá trình và cácyếu tố trong một sự vật.Cơ sởXuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giớiXuất phát từ kết cấu của vật chất(Các sự vật hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữathì cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngaycả tư tưởng, ý thức của con người vốn là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ ócngười, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của quá trình vật chất khách quanMọi sự vật hiện tượng đều được cấu thành từ các bộ phận, giữa các bộ phận có mối liêmhệ với nhau)CNDVBC khẳng định: mọi SVHT vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại,chuyển hóa lẫn nhau; cơ sở của mối liên hệ giữa các SVHT là tính thống nhất vật chất của thếgiới.Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyểnhóa lẫn nhau các SVHT hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới.- Liên hệ là một đặc trưng của thế giới khách quan.Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và mọi bộ phận củathế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau.- Liên hệ là cơ sở tồn tại của mọi SVHTChúng ta đều biết vận động là “thuộc tính cố hữu của vật chất”, là “phương tức tồn tạicủa vật chất”. Mà vận động là thuộc tính bên trong, vốn có của sự vật, là sự tự thân vận động dosự liên hệ giữa các yếu tố nội tại cấu thành sự vật.* Phân biệt liên hệ và quan hệ, mối liên hệ cụ thể và mối liên hệ phổ biến+ Liên hệ và quan hệ vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt. Quan hệ là sự ràng buộcphụ thuộc, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa các SVHT. Liên hệ trước hết là mối quan hệ giữacác SVHT, song không phải là mọi mối quan hệ đều là liên hệ. Chỉ những mối quan hệ nào màsự thay đổi của một bên nhất định kéo theo sự thay đổi của bên kia mới là liên hệ.+ Mối liên hệ phổ biến: là những mối liên hệ chung nhất có ở mọi sự vật hiện tượng. Mốiliên hệ cụ thể: là những mối liên hệ chỉ xuất hiện ở một số lĩnh vực hoặc chỉ tồn tại trong mộtthời điểm nhất định.b. Nội dung và tính chất của mối liên hệ:Mọi sự vật hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại trong một chỉnh thể thống nhấtthông qua các mối liên hệ phức tạp chằng chịt giữa chúng với nhau.Vì sao?Vì thế giới vật chất là khách quan và giữa chúng có vô số các mối liên hệ; vận động làkhách quan do đó liên hệ là khách quan và ngay cả hình ảnh trong óc người chẳng qua đó là sựphản ánh mối liên hệ của thế giới khách quan vào óc người.- Tính khách quan:+ Mối liên hệ là vốn có của các SVHT, nó tồn tại không phụ thuộc vào lực lượng siêunhiên, ý thức hay cảm giác của con người.Cơ sởMối liên hệ là vốn có của sự vật hiện tượng mà sự vật hiện tượng luôntồn tại khách quan. Do đó mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng làkhách quan.Xuất phát từ kết cấu vật chất (thế giới vật chất là vô cùng vô tận,không có vật nhỏ nhất, không có vật lớn nhất, chỉ có vật vô cùng nhỏvà vật vô cùng lớn. Giữa các bộ phận cấu thành nên sự vật hiện tượngcó mối liên hệ với nhau, do đó mối liên hệ là khách quan)Biểu hiện: Sự tồn tại hay mất đi của mối liên hệ này làm cơ sở cho sự ra đời của mối liênhệ khác đều do quy luật khách quan quy định.Do vậy: con người trong nhận thức sự vật hiện tượng phải tìm ra, nhận thức mối liên hệ,từ đó tác động vào mối liên hệ trong hoạt động thực tiễn chứ không được áp đặt chủ quan cácmối liên hệ.- Tính phổ biến:+ Biểu hiện: mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi SVHT, mọi quá trình, ở tất cả các lĩnhvực tự nhiên, xã hội, tư duy; ngay trong các mặt, các yếu tố, các bộ phận của một SVHT haygiữa các giai đoạn của nó cũng có liên hệ với nhau.• Trong tự nhiên: mối liên hệ thể hiện ở sự tác động lẫn nhau giữa các sự vậthiện tượng trong quá trình tiến hoá từ vô cơ đến hữu cơ, trong quá trình xuất hiệnsự sống, mối liên hệ giữa động vật và thực vật, giữa cơ thể sống và môi trường,giữa các loài, giống thực vật, động vật với nhau.• Trong xã hội: mối liên hệ phổ biến thể hiện ở sự tác động qua lại giữa cácmặt của đời sống xã hội như: kinh tế - chính trị, quan hệ con người - con ngườitrong lịch sử xã hội, trong lao động sản xuất, trong đấu tranh giai cấp, QHSX-LLSX, CSHT - KTTT…• Trong tư duy: biểu hiện sự liên hệ giữa các hình thức, các trình độ, các giaiđoạn của tư duy (khái niệm - phán đoán - suy luận).+ Cơ sởDựa vào kết cấu vật chấtMỗi SVHT vừa có kết cấu riêng, lại vừa nằm trong kết cấu chungcủa thế giới vật chất, nên giữa chúng có mối liên hệ về mặt khônggian tạo thành một chỉnh thể thế giới, do đó mối liên hệ có ở mọisự vật hiện tượng.Dựa vào lịch sử tồn tại của các SVHT, không có SVHT nào ra đờitừ hư vô, bao giờ nó cũng có nguyên nhân từ những SVHT trướcnó, nên giữa chúng có mối liên hệ về mặt thời gian. Chính nhữngmối liên hệ này làm cho các SVHT có thể chuyển hóa (thay thế)được cho nhau, do đó mối liên hệ có ở mọi sự vật hiện tượng.-Tính đa dạng muôn vẻ:Cơ sở: Xuất phát từ sự đa dạng, phong phú muôn hình muôn vẻ về kết cấu, phạm vi, trìnhđộ… của ự vật hiện tượng, cho nên mối liên hệ cũng hết sức đa dạng muôn vẻ.Biểu hiện:+ Về phạm vi: Có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ bao quáttoàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực của thế giới.• Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận,giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật.VD: Sự tác động qua lại giữa hai quá trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thểsống, giữa điện tử và hạt nhân trong nguyên tử.• Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhauVD: Sự liên hệ giữa 2 học viên với nhau, sự tác động qua lại giữa CNTB vàCNXHChú ý: PBCDV tập trung nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến tức là những mối liênhệ chung nhất, bao quát nhất của toàn bộ thế giới. Còn các hình thức và các kiểu liên hệ cụ thểtrong các lĩnh vực khác nhau của thế giới là đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể.+ Về tính chất: Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ chủyếu và mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên: có mối liên hệtrực tiếp và mối liên hệ gián tiếp...• Mối liên hệ cơ bản là mối liên hệ quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triểncủa sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trìnhtồn tại của sự vật.VD: Mối liên hệ giữa học viên và giáo viên là mối liên hệ cơ bản trong suốtquá trình học tập của học viên.Mối liên hệ không cơ bản là mối liên hệ về một phương diện nào đó của sự vật, nó quyếtđịnh sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.VD: Mối liên hệ của 2 học viên là đồng hương nhưng khác lớp.• Mối liên hệ bản chất là mối liên hệ quyết định sự tồn tại và phát triển của các sự vật.VD: Trong một PTSX thì mối liên hệ giữa QHSX và LLSX là mối liên hệbản chất.Mối liên hệ không bản chất là mối liên hệ tác động hoặc quy định một mặt nào đó của sựvật.VD: Trong một chế độ XH thì mối liên hệ giữa kinh tế với văn hoá, với đạođức, với tôn giáo... là mối liên hệ không bản chất.* Tuy nhiên trong thực tiễn, xét trong những điều kiện nhất định có những mối liên hệvừa mang tính cơ bản, vừa mang tính bản chất.VD: Trong một PTSX thì mối liên hệ giữa QHSX và LLSX là mối liên hệbản chất ở chỗ nó phản ánh có bóc lột giai cấp hay không? Đồng thời đây cũng làmối liên hệ cơ bản của xã hội ở mọi giai đoạn.+ Về vai trò: Có mối liên hệ đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, cómối liên hệ chỉ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của sự vật.* Như vậy: quan điểm DVBC về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trongsự phân loại các mối quan hệ, phạm vi và vai trò các mối liên hệ trong hiện thực không ngangbằng nhau. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá như vậy có thểdiễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát trong khi xem xét hoặc do kết quả sự vận động khácnhau của chính sự vật và hiện tượng.VD: mối liên hệ giữa 2 học viên là mối liên hệ bên ngoài của từng học viênnhưng khi xem xét 2 học viên đó là thành viên của một lớp học thì mối liên hệ đólà mối liên hệ bên trong.c. ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa vận dụng* ý nghĩa phương pháp luận- Cần có quan điểm toàn diện trong nhận thức, xem xét các SVHT cũng như trong hoạtđộng thực tiễn. Phải xem xét tất cả các mối liên hệ song phải tìm ra đâu là mối liên hệ cơ bản đểcó tác động thích hợp (thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động phát triển).- Trong hoạt động thực tiễn, muốn cải tạo sự vật, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp,nhiều phương diện khác nhau để tác động làm thay đổi các mối liên hệ tương ứng. Đồng thờiphải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách trọng điểm”Trong xem xét cải tạo các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đó làsự cải biến các mối liên hệ, mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, cácthuộc tính khác nhau trong 1 sự vật và mối liên hệ, mối liên hệ giữa các sự vật vớinhau. Đề cập tới nội dung trong phương pháp nhận thức sự vật, V.I.Lênin nhấnmạnh: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tấtcả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” -V.I.Lênintoàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 1979, tập 42, tr.364-.- Chống xem xét phiến diện một chiều, áp đặt chủ quan nóng vội hoặc trông chờ ỷ lạitrong cải tạo sự vật hiện tượng. Đây là cơ sở để đấu tranh phê phán các quan điểm của chủ nghĩatriết chung và thuật ngụy biện.* ý nghĩa vận dụngVận dụng quan điểm toàn diện và đánh giá thời cuộc hiện nay theo tinh thần Nghị quyếtđại hội XII của Đảng.+ Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hoá, sự phát triển của đất nước ta bêncạnh những thời cơ còn tồn tại những nguy cơ thách thức. Đảng ta xác định có 4 nguy cơ đó là:tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới, chệch hướng XHCN, thamnhũng, chiến lược diễn biến hoà bình của CNĐQ và các thế lực thù địch.+ Trong đường lối phát triển Đảng ta xác định: đổi mới phải toàn diện trước hết là đổimới kinh tế đồng thời với đổi mới kinh tế là đổi mới hệ thống chính trị: “lấy đổi mới kinh tế làtrọng tâm, xây dựng Đảng làm then chốt”, đổi mới kinh tế làm cơ sở vững chắc cho đổi mớichính trị, đổi mới chính trị phải tiến hành từng bước vững chắc. (mối quan hệ: kinh tế - chính trị)+ Trong xác định chính sách đối ngoại: tiến hành đa phương hoá, đa dạng hoá thực hiệnquan hệ đa phương, song phương trên quan điểm: tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toànvẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trên cơ sở đôi bên cùng có lợi đồngthời giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc... Thực chất chính sách đối ngoại của Đảng ta là giảiquyết tốt mối quan hệ, mối liên hệ của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới để phục vụ chođịnh hướng tiến lên CNXH.2. Nguyên lý về sự phát triểnVị trí: Đây là một trong hai nguyên lý cơ bản của PDVBC, nó khẳng định khuynh hướngphát triển tất yếu của BCKQ và BCCQa. Phát triển là gì?* Một số quan điểm trước Mác:- Quan niệm duy tâm, tôn giáoCNDT, tôn giáo giải thích nguồn gốc của sự phát triển thần linh, thượng đế ở các lựclượng siêu nhiên, hay ở ý thức con người.- Quan niệm siêu hìnhNhìn chung họ không thừa nhận sự phát triển của sự vật hoặc có thừa nhận sự phát triểncủa các SVHT nhưng lại hiểu sự phát triển chỉ là sự tăng hay giảm thuần túy về mặt lượng,không có sự thay đổi về chất của sự vật. Vì vậy họ quan niệm con đường phát triển ấy cũng chỉdiễn ra theo đường tròn khép kín, hoặc là lại hiểu phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục,không có những bước quanh co, phức tạp.VD: Pitago với “học thuyết con số” giải thích xã hội như sau: xã hội pháttriển đến một trình độ nhất định lại quay về vị trí ban đầu theo một chu kỳ là78.000 (năm).* Quan điểm của CNDVBC:Sự phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, đó là sự tựthân vận động và phát triển. Sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đódiễn ra vừa tuần tự, vừa nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Nguồn gốc của sựphát triển là do mâu thuẫn bên trong sự vật quy định.Vậy phát triển là gì?Khái niệm: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận độngtiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.Từ khái niệm trên cho thấy:- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có mối quan hệ biệnchứng với nhau, vì nhờ có mối liên hệ thì sự vật mới có sự vận động phát triển.+ Phân biệt vận động và phát triển: Vận động và phát triển là 2 khái niệm thống nhấtnhưng không đồng nhất.Thống nhất: Cùng được hiểu như là sự biến đổi nói chung của sự vật hiện tượng. (Pháttriển là một trường hợp đặc biệt của vận động)Khác nhau: Vận động là sự vận động biến đổi theo nhiều phương chiều khác nhau, là cơsở tiền đề cho sự phát triển. Phát triển là sự biến đổi theo hướng nhất định, hướng đi lên và đánhdấu bằng sự ra đời của cái mới.+ Phân biệt phát triển với tiến bộ, tiến hoá: Phát triển và tiến bộ, tiến hoá có điểm tươngđồng nhưng không đồng nhất.Tương đồng: Cùng phản ánh sự vận động theo xu hướng tiến lên của sự vật hiện tượng.Không đồng nhất: Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên thay đổi về chất và đánhdấu bằng sự ra đời của cái mới. Tiến bộ có nội hàm hẹp hơn so với phát triển, đó chỉ là một trongnhững tiêu chí, biểu hiện một mặt nào đó của sự phát triển. Tiến hoá thể hiện sự biến đổi vềlượng (nếu có thay đổi về chất chỉ là chất không cơ bản)- Phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động, đó là sự vận động theo khuynhhướng tiến lên và gắn với sự ra đời của những tính quy định mới cao hơn về chất. Nó làm thayđổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động chức năng vốn có của sự vật theohướng ngày càng hoàn thiện hơn.b. Nội dung và tính chất của sự phát triểnMọi sự vật hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại trong sự vận động phát triểnkhông ngừng.- Phát triển mang tính khách quan và là khuynh hướng chung của thế giớiVì sao?+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, là sựtự thân vận động, mang tính tất yếu khách quan mà phát triển là một trường hợp đặc biệt của vậnđộng, do đó phát triển mang tính khách quan.+ Đối với một sự vật hiện tượng thì có quá trình sinh ra - lớn lên - mất đi, sự vật này mấtđi thì sự vật khác ra đời, do vậy khuynh hướng chung của thế giới là phát triển nhưng nó baohàm cả sự thụt lùi tạm thời.- Phát triển mang tính phổ biến bởi vì phát triển nó diễn ra ở tất cả các sự vật hiện tượng,tất cả mọi lĩnh vực, mọi quá trình, mọi giâi đoạn, mọi lĩnh vực của thế giới, cả tự nhiên, xã hộivà tư duy.+ Trong giới sinh vật: theo “thuyết tiến hoá” của Đác uyn thì sự phát triển thể hiện ở sựtiến hoá từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn bào đến đa bào, từ thực vật đến động vật, từ động vậtbậc thấp đến động vật bậc cao và đến con người; ở sự không ngừng hoàn thiện các cơ quan chứcnăng đảm bảo cho sự thích nghi với diễn biến phức tạp của môi trường và sự bảo tồn các loàigiống.+ Trong xã hội loài người: sự phát triển biểu hiện ở lịch sử phát triển của xã hội loàingười thông qua dòng chảy kế tiếp, sự thay thế của các HTKTXH từ thấp tới cao.+ Trong tư duy: sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ,đúng đắn đối với hiện thực tự nhiên và xã hội.- Sự phát triển là một khuynh hướng phổ biến nhưng mang tính tất yếu, tuân theo nhữngquy luật bên trong của SVHT:+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ rõ nguồn gốc, động lực của sựvận động phát triển.+ Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất vàngược lại chỉ rõ cách thức vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng.+ Quy luật phủ định của phủ định chỉ rõ chiều hướng sự phát triển của sự vật hiện tượngkhông phải diễn ra theo đường thẳng, không diễn ra theo vòng tròn mà diễn theo hình “xoáy ốc”.Chú ý: Trong xu thế phát triển, sự vật hiện tượng này mất đi làm cơ sở tiền đề cho sự vậthiện tượng khác ra đời ở trình độ cao hơn. Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiệntượng, nó vừa mang tính liên tục vừa mang tính đứt đoạn trong đó bao hàm cả sự thụt lùi tạmthời nhưng vẫn nằm trong xu thế phát triển.c. ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa vận dụng* ý nghĩa phương pháp luận- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần có quan điểm phát triển.+ Xem xét nhận thức sự vật hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động phát triển, phảiphát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng.+ Trong xem xét không chỉ thấy sự vật như là cái đang có, mà còn phải nắm được khuynhhướng phát triển trong tương lai của nó. Trên cơ sở nhận thức được cái mới, cái tiến bộ đồng thờiphải thấy được tính quanh co, phức tạp, khó khăn thậm chí thụt lùi trong sự vận động phát triển.+ Chống tư tưởng bi quan, dao động trong hoạt động thực tiễn.+ Kiên quyết đấu tranh chống lại cái cũ, cái lạc hậu đồng thời tích cực ủng hộ cái mới,tạo điều kiện cho cái mới, cái tiến bộ hợp quy luật ra đời phát triển.- Cần chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong nhận thức và hoạt động thực tiễn- Thấy được sự phát triển là một quá trình khó khăn, phức tạp, mang tính khuynh hướng,nên khi đánh giá sự phát triển phải có quan điểm lịch sử- cụ thể.* ý nghĩa vận dụng- Vận dụng quan điểm phát triển vào phân tích sự đánh giá về CNXH hiện thực và triểnvọng của nó theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng+ Đi lên CNXH hiện nay là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Đó là sự lựachọn duy nhất đúng của chính lịch sử nước ta. CNTB hiện nay đã lỗi thời lạc hậu, mặc dù đã cónhững điều chỉnh thích nghi trên một số lĩnh vực và còn sự phát triển nhất định song sự pháttriển đó không phải là không có giới hạn. Tuy nhiên bản chất của nó không thay đổi và tất yếu sẽbị diệt vong do sự vận động tất yếu, khách quan của những mâu thuẫn nội tại trong lòng nó.CNXH là xã hội đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân loại, là cái mới trong sự pháttriển. CNXH hiện thực đã khẳng định tính ưu việt của nó+ Con đường đi lên CNXH là gay go, phức tạp, quyết liệt. Cuộc đấu tranh giữa CNXH vàCNTB diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, giữa cái mới và cái cũ nhưng cuối cùng CNXH sẽ là cáimới, cái tất thắng.-Vận dụng quan điểm phát triển vào phân tích sự đánh giá những thành tựu và những yếukém, khuyết điểm trong việc thực hiện Nghị quyết Đại, tại văn kiện Đại hội IX khẳng định“Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủđộng và đạt nhiều kết quả tốt”, dù phát triển quanh co nhưng xu thế chung của thời đại khôngthay đổi: đó là thời đại “quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới”.KẾT LUẬN- PBCDV là một chỉnh thể thống nhất, các yếu tố, bộ phận của nó có quan hệ hữu cơ vớinhau. Do đó, khi xem xét các sự vật hiện tượng phải vận dụng tổng hợp các nguyên tắc phươngpháp luận được rút ra từ 2 nguyên lý cơ bản vào toàn bộ PBCDV.- Hiện nay, việc bảo vệ phát triển hoàn thiện PBCDV có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận và cuộc đấu tranh chống bệnh giáo điều, kinh nghiệm chủnghĩa.

Tài liệu liên quan

  • Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển phép biện chứng duy vật Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển phép biện chứng duy vật
    • 23
    • 3
    • 8
  • Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và thực tiễn Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và thực tiễn
    • 13
    • 7
    • 11
  • TIỂU LUẬN: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – HỌC THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN pptx TIỂU LUẬN: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – HỌC THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN pptx
    • 22
    • 7
    • 138
  • Tiểu luận triết học: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và thực tiễn pps Tiểu luận triết học: Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và thực tiễn pps
    • 16
    • 1
    • 1
  • PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật về mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN và sự PHÁT TRIỂN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật về mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN và sự PHÁT TRIỂN
    • 4
    • 423
    • 2
  • PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật là KHOA học về mối  LIÊN hệ PHỔ BIẾN và sự PHÁT TRIỂN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật là KHOA học về mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN và sự PHÁT TRIỂN
    • 10
    • 1
    • 3
  • Anh (chị) hãy trình bày phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và phát triển Anh (chị) hãy trình bày phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và phát triển
    • 8
    • 455
    • 1
  • BÀI GIẢNG TRIẾT  CHI TIẾT - HỌC THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT - HỌC THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN
    • 15
    • 2
    • 11
  • Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
    • 18
    • 574
    • 0
  • Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập
    • 14
    • 218
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(34.33 KB - 15 trang) - BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT - HỌC THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bài Powerpoint Về Nội Dung Và ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến