Học Tiếng Pháp Bắt đầu Từ đâu? - VFE
Có thể bạn quan tâm
Là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, tiếng Pháp mang đến nhiều lợi thế và giá trị dành cho người học. Tuy nhiên, đối với đa số “newbie”, họ chưa biết nên bắt đầu học tiếng Pháp từ đâu, có những cách tự học tiếng Pháp nào hay nên học tiếng Pháp ở đâu? Hiểu rõ vấn đề ấy, VFE xin chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích thông qua bài viết “Học tiếng Pháp bắt đầu từ đâu? Bí kíp học tiếng Pháp dành người mới” ngay sau đây. Hãy cùng tham khảo nhé!
Học tiếng Pháp bắt đầu từ đâu? Cần lưu ý gì trước khi bắt đầu
Đầu tiên, trước khi làm quen những kiến thức và kỹ năng trọng tâm để cải thiện trình độ Pháp ngữ, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Xác định rõ mục đích học tiếng Pháp
Bạn nên xác định rõ mục đích học tập của mình. Cụ thể, việc nâng cao trình độ Pháp ngữ nhằm phục vụ giao tiếp hằng ngày, thoả mãn niềm yêu thích với một ngôn ngữ mới hay đảm bảo điều kiện bắt buộc về tiếng để du học,… Từ đó, chúng ta sẽ xây dựng được chương trình học tiếng Pháp hoặc lộ trình tự học tiếng Pháp phù hợp nhất với trình độ hiện tại.
Lựa chọn phương thức/cách thức học tập phù hợp
Học tiếng Pháp từ con số 0, bạn có thể hướng đến một vài phương thức/cách thức như: tự học tiếng Pháp tại nhà hoặc tham gia một khóa học tiếng Pháp offline, các lớp học tiếng Pháp online.
Dễ thấy, mỗi phương thức/cách thức đều có ưu điểm riêng, hoặc là giúp tiết kiệm chi phí, hoặc là tối ưu được lộ trình,… Do đó, hãy dựa trên nhu cầu và điều kiện thực tế của bản thân để cân nhắc phương thức/cách thức học tập tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với các phương pháp bổ trợ như học từ vựng theo chủ đề, học từ vựng ngắt quãng,… để tối đa hiệu quả ôn luyện.
Xây dựng một lộ trình học tối ưu
Lộ trình học tiếng Pháp tối ưu cần đảm bảo 2 yếu tố cơ bản:
- Phù hợp với trình độ hiện có của người học.
- Đem lại hiệu quả học tập tốt nhất với chi phí tiết kiệm nhất, cả về mặt tài chính và thời gian. Điều này đến từ phương pháp giảng dạy và học tiếng Pháp phù hợp.
Cũng vì thế, lộ trình của mỗi người không hoàn toàn giống nhau.
Ví dụ, cùng mục tiêu đạt trình độ B2 nhưng lộ trình và cách học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu sẽ khác người có chứng chỉ A2. Và ngay với nhóm học tiếng Pháp từ con số 0, thời gian thực tế để từng cá nhân chinh phục được B2 cũng chẳng như nhau.
Tại VFE, học viên luôn được tư vấn và hỗ trợ để cá nhân hóa lộ trình của bản thân, đảm bảo đạt được mục tiêu học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, nếu cần được tư vấn thêm về lộ trình của mình, bạn hãy đăng ký ngay theo form dưới đây nhé!
4 nội dung kiến thức cơ bản đối với người học tiếng Pháp
Trong phần này, chúng ta sẽ hướng đến các nội dung kiến thức và kỹ năng gần như bắt buộc trong chương trình học tiếng Pháp từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể:
Học phát âm tiếng Pháp – Kỹ năng đầu tiên cần chinh phục
“Học tiếng Pháp bắt đầu từ đâu?”
Rõ ràng là từ việc rèn luyện khả năng phát âm. Đây là nội dung cần có khi bạn lựa chọn bất kỳ ngôn ngữ nào. Nói riêng về việc phát âm tiếng Pháp, các học viên Việt Nam sẽ có những lợi thế nhất định khi cả 2 ngôn ngữ đều có những tương đồng nhất định về ghép âm và đánh vần.
Chi tiết hơn, chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với Bảng chữ cái – Alphabet Français (http://www.languageguide.org/french/alphabet/)
- Các nguyên âm cần tròn môi khi phát âm: \e\, \u\, \o\
- Các phụ âm cần tròn môi khi phát âm: \g\, \h\, \j\, \q\
- \h\ muet – âm \h\ câm
- Phụ âm \r\ không phải \r \ roulé (uốn lưỡi) mà sẽ rung từ cổ họng (bạn cũng sẽ phải phát âm này khi đọc chữ \y\ của tiếng Pháp)
VFE đang sử dụng cách viết để mọi người đều có thể dễ hình dung và áp dụng, nên những bạn học chuyên sâu hơn môn “Phonétique” hãy bỏ qua cách dùng từ như trên nhé!
Tiếp đó, hầu hết các từ tiếng Pháp được ghép vần như tiếng Việt. Do đó, bạn cần nắm được cách phát âm âm đầu, vần, âm cuối. Theo kinh nghiệm học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu, bạn có thể truy cập http://phonetique.free.fr, mục Phonèmes để rèn luyện khả năng đánh vần tốt hơn nhé.
LƯU Ý: Phụ âm, nguyên âm và bán nguyên âm ở đây không phải chữ cái mà là các âm vị (phonème). Bởi vậy, bạn cần note lại kí hiệu (signe) – chữ cái biểu thị cho âm đó.
Ví dụ: \au\, \eau\, \o\ đều được phát âm là \o\. Ô tô trong tiếng Việt chính là xuất phát từ \auto\ (viết tắt của automobile – xe hơi trong tiếng Pháp đó!).
>>> XEM THÊM: Bảng chữ cái tiếng Pháp và cách phát âm chuẩn 2024
Từ vựng tiếng Pháp – hãy luôn cố gắng trau dồi!
Không chỉ với người bắt đầu học tiếng Pháp, ngay cả những học viên “lão làng” cũng cần duy trì thói quen học từ vựng. Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần trau dồi thêm 10 từ mới. Như vậy, sau 1 năm, chúng ta đã biết thêm khoảng 3600 từ. Khá ấn tượng đúng không nào!
Một kinh nghiệm tự học tiếng Pháp dành cho các bạn, nhất là những ai học tiếng pháp từ đầu, hãy chia từ vựng theo các chủ đề nhỏ để ghi nhớ dễ dàng, nhớ được nhiều và lâu dài hơn.
- Đây là link kho từ vựng theo chủ đề, các bạn có thể tham khảo nhé: http://www.languageguide.org/french/vocabulary/.
- Fanpage VFE – Vietnam France Exchange cũng thường đưa ra các bài viết hay dành cho người đọc, bạn có thể LIKE/FOLLOW để không bỏ lỡ!
- Một Group Facebook cũng rất hữu ích dành cho bạn, mang tên HỘI QUÁN PHÁP. Đây là nơi bạn có thể tìm kiếm nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn băn khoăn câu chuyện “Học tiếng Pháp bắt đầu từ đâu?” hay cần tham khảo những chia sẻ học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu và kinh nghiệm ôn luyện, thi chứng chỉ hoặc thông tin du học Pháp. Hãy tham gia ngay nhé!
>>> XEM THÊM: Từ vựng tiếng Pháp cho người mới và cách học hiệu quả nhất
Học ngữ pháp tiếng Pháp cơ bản
Mọi bí quyết và kinh nghiệm học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu đều dựa trên nền tảng kiến thức cơ bản. Điều này càng đúng với nội dung mang tính cốt lõi như ngữ pháp.
Nắm vững ngữ pháp cơ bản là yêu cầu bắt buộc của bất cứ người học nào. Và trong cách học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu, bạn cần tập trung vào những yếu tố giúp xây dựng câu đơn giản, đúng với ngữ nghĩa, ngữ cảnh.
Dưới đây là một số nội dung bạn không thể bỏ qua:
- Giới từ (les prépositions): Là những từ dùng để chỉ sự vị trí hoặc mối quan hệ giữa các đối tượng trong câu. Ví dụ: à (tới), dans (trong), avec (với), entre (giữa), etc.
- Tính từ (les adjectifs): Là những từ dùng để mô tả tính chất của danh từ. Tính từ thường đứng trước danh từ và phải thay đổi phù hợp với giới tính và số của danh từ. Ví dụ: grand (lớn), petit (nhỏ), beau (đẹp), etc.
- Trợ động từ “avoir” và “être”: Là hai trợ động từ quan trọng nhất trong tiếng Pháp, được sử dụng để hình thành các thì trong câu. Ví dụ: j’ai (tôi có), il est (anh ta là).
- Thì hiện tại đơn (le présent simple): Là thì được sử dụng để diễn tả sự việc xảy ra trong hiện tại. Ví dụ: Je parle français. (Tôi nói tiếng Pháp.)
- Thì quá khứ đơn (le passé composé): Là thì được sử dụng để diễn tả sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Thì này thường được hình thành bằng cách sử dụng trợ động từ “avoir” hoặc “être” kết hợp với quá khứ phân từ của động từ. Ví dụ: J’ai mangé une pomme. (Tôi ăn một quả táo.)
- Cách đặt câu hỏi: Trong tiếng Pháp, câu hỏi thường được đặt bằng cách đảo ngữ hoặc thêm từ “est-ce que” vào trước câu. Ví dụ: Où habites-tu? (Bạn sống ở đâu?), Est-ce que tu parles anglais? (Bạn có nói được tiếng Anh không?), Par où commencer pour apprendre le français ? (Học tiếng Pháp bắt đầu từ đâu?)
Sau khi chinh phục ngữ pháp tiếng Pháp cơ bản, bạn có thể hướng đến ngữ pháp tiếng Pháp nâng cao, tùy thuộc vào mong muốn và mục tiêu học tập của mình.
>>> XEM THÊM: Tổng quan về ngữ pháp tiếng Pháp dành cho người mới bắt đầu
Học tiếng Pháp, không thể bỏ qua phần đọc hiểu và viết
Từ việc nắm vững phát âm, từ vựng, ngữ pháp, bạn đừng quên nâng cao trình độ với đọc hiểu và luyện viết. Tất nhiên, nếu còn trong giai đoạn học tiếng Pháp cơ bản, bạn nên ưu tiên lựa chọn các bài văn ngắn và đơn giản.
Ví dụ, nếu muốn viết một đoạn văn ngắn về chuyến đi du lịch của mình, bạn nên bắt đầu bằng việc chọn từ vựng tiếng Pháp phù hợp như “voyage” (chuyến đi), “visiter” (thăm quan), “découvrir” (khám phá) và “profiter” (tận hưởng).
Sau đó, hãy sử dụng các quy tắc ngữ pháp cơ bản để tạo thành các câu văn đơn giản như “J’ai fait un voyage en France l’été dernier” (Tôi đã thực hiện một chuyến đi đến Pháp vào mùa hè năm ngoái) hoặc “J’ai visité beaucoup de sites historiques et j’ai découvert la culture française” (Tôi đã thăm quan nhiều di tích lịch sử và khám phá văn học).
Nhìn chung, đây là kinh nghiệm tự học tiếng Pháp vô cùng hữu ích mà bạn nên áp dụng.
5 tuyệt chiêu giúp nâng cao trình độ cho người học tiếng Pháp từ đầu
Cùng với đáp án cho câu hỏi “Học tiếng Pháp bắt đầu từ đâu?”, chúng ta cũng không thể bỏ qua các tips, các phương pháp học tiếng Pháp hiệu quả, bao gồm:
- Đọc sách tiếng Pháp: Đọc sách là một cách tự học tiếng Pháp tuyệt vời, vừa nâng cao trình độ ngôn ngữ, vừa mở rộng vốn kiến thức cho bản thân. Bạn có thể bắt đầu với các cuốn sách dành cho trẻ em hoặc sách dạy tiếng Pháp cơ bản. Sau đó, hãy thử thách hơn với tác phẩm văn học hay các bài báo.
- Nghe bản tin tiếng Pháp: Nghe các bản tin tiếng Pháp sẽ giúp bạn nâng cao phản xạ lắng nghe và suy luận. Bạn có thể nghe các chương trình bản tin trên đài phát thanh, truyền hình, hoặc tìm kiếm các đoạn phát thanh trên YouTube. Mẹo dành cho “newbie” là đừng cố nghe hết cả câu, hãy chọn ra các từ key, thường là tên riêng, đại từ, động từ, tính từ trong câu thoại.
- Xem phim tiếng Pháp: Đây cũng là cách học tiếng Pháp bạn nên tham khảo. Không chỉ giúp cải thiện trình độ, nó còn mang đến những giây phút thư giãn và thoải mái. Tất nhiên, ưu tiên lựa chọn là các bộ phim thuộc thể loại bạn yêu thích. Nhưng, vẫn nên bắt đầu với các phim dành cho trẻ em hoặc phim có phụ đề tiếng Pháp để bắt nhịp tốt hơn.
>>> XEM THÊM: 50 bộ phim tiếng Pháp chọn lọc – tuyệt vời từ nội dung tới diễn xuất!
- Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ: Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng được tạo ra với mục đích hỗ trợ người học tiếng Pháp. Phải kể tới như Duolingo, LingoDeer, MosaLingua, Mondly, FluentU,… Dẫu vậy, cần nhớ rằng, chúng không hoàn toàn là phương pháp học tiếng Pháp mà chỉ là công cụ bổ trợ, không nên quá lạm dụng.
>>> XEM THÊM: 10+ website học tiếng Pháp hữu ích cho người mới bắt đầu
- Tham gia lớp học, khóa học tiếng Pháp: Đây là nơi bạn sẽ được đào tạo tiếng Pháp theo lộ trình cụ thể với những phương pháp giảng dạy bài bản. Song, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ để chọn được trung tâm và đơn vị dạy tiếng Pháp uy tín, chất lượng nhất nhé!
Hiện nay, VFE – Vietnam France Exchange là đơn vị hàng đầu về đào tạo tiếng Pháp và hỗ trợ du học Pháp tại Việt Nam. VFE cung cấp nhiều khóa học offline/online chất lượng, phù hợp với nhiều mục tiêu trình độ khác nhau.
Đặc biệt, tại đây, bạn sẽ được giảng dạy theo phương pháp độc quyền mang tên EXTRA-INTERACTIVE, được xây dựng trên mô hình Multi Access. Nhờ vậy, người học không chỉ được nâng cao khả năng tương tác và xử lý tình huống mà còn đạt hiệu quả học tập cao hơn tới 70%. Do đó, đừng quên tham khảo các khóa học tại VFE nhé!
Những câu hỏi thường gặp với người bắt đầu học tiếng Pháp
Song song với câu hỏi “Học tiếng Pháp bắt đầu từ đâu?”, “Học tiếng Pháp nên bắt đầu từ đâu?”, người học cũng quan tâm tới một số vấn đề khác. Cụ thể:
Học tiếng Pháp có khó không?
Không chỉ tiếng Pháp, việc học bất cứ ngôn ngữ nào cũng đều trải qua những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết với một định hướng rõ ràng và phương pháp phù hợp.
Do đó, thay vì tốn quá nhiều thời gian cho câu hỏi “Học tiếng Pháp có khó không?”, bạn nên tập trung vào việc xây dựng lộ trình học tập tối ưu nhất.
Học tiếng Pháp mất bao lâu?
Thật khó để đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi “Học tiếng Pháp mất bao lâu?”. Bởi lẽ, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ phía người học lẫn đơn vị giảng dạy. Đặc biệt là vấn đề xây dựng lộ trình và áp dụng phương pháp hay kinh nghiệm tự học tiếng Pháp phù hợp.
Tại VFE – đơn vị uy tín về đào tạo tiếng Pháp ở Việt Nam, lộ trình học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu đạt trình độ A2 thường kéo dài 6 tháng, từ A2 lên B1 hoặc B1 lên B2 là khoảng 5 tháng.
Học tiếng Pháp từ con số 0 nên chọn sách gì?
Đối với các “newbie”, bên cạnh thắc mắc “Học tiếng Pháp bắt đầu từ đâu?”, họ còn đứng trước bài toán lựa chọn đầu sách và tài liệu bổ trợ phù hợp.
Nếu bạn không học theo lộ trình đặc biệt thì thầy cô thường sử dụng “Le Nouveau Taxi!” trong quá trình giảng dạy. Đây là cuốn này khá chất lượng, được cộng đồng học viên và giảng viên đánh giá cao. Tuy nhiên, do sử dụng 100% tiếng Pháp nên Le Nouveau Taxi sẽ phù hợp hơn đối với những bạn có giảng viên kèm cặp.
Tham khảo link tải tại: Le Nouveau Taxi!
Ngược lại, nếu muốn tìm cách tự học tiếng Pháp tại nhà, bạn nên tham khảo một số cuốn sách được biên soạn bằng tiếng Việt, ví dụ như bộ “TỰ HỌC TIẾNG PHÁP”.
Đặc biệt, dành riêng cho những bạn muốn tìm kiếm các đầu sách học tiếng Pháp sử dụng Anh ngữ, VFE gợi ý một số cái tên như:
- EASY FRENCH STEP BY STEP – cẩm nang hướng dẫn học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu, hội tụ đầy đủ những kiến thức cần thiết, gồm ngữ pháp, từ vựng, cách dùng từ, bài tập áp dụng.
- LEARN FRENCH THE FAST AND FUN WAY – cuốn sách tuyệt vời dành cho những ai muốn học tiếng Pháp nhanh chóng và cấp tốc.
>>> XEM THÊM: [Phải biết] 5 cuốn sách học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu
Tổng kết
Qua bài viết “Học tiếng Pháp bắt đầu từ đâu? Bí kíp học tiếng Pháp dành cho người mới 2023”, VFE mong rằng, bạn đọc, nhất là những ai muốn chinh phục Pháp ngữ nhưng chưa biết bắt đầu học tiếng Pháp từ đâu sẽ có định hướng phù hợp nhất cho quá trình rèn luyện của bản thân.
Cuối cùng, nếu cần hỗ trợ và tư vấn về các khóa học của VFE, bạn đừng quên đăng ký theo form dưới đây nhé!
Từ khóa » Cách Dùng Y Trong Tiếng Pháp
-
Đại Từ En Và Y Trong Tiếng Pháp - CAPFRANCE
-
Đại Từ Y Trong Tiếng Pháp
-
Học Về Đại Từ En Và Y Trong Tiếng Pháp – DatNuocPhap.Com
-
ĐẠI TỪ Y | LE PRONOM "Y" - European Education Campus
-
Cách Dùng ĐẠI TỪ EN -Y... - Học Tiếng Pháp - Pháp Ngữ Bonjour
-
CÁCH SỬ DỤNG ĐẠI TỪ “Y”... - Học Tiếng Pháp - Cap France
-
CÁCH SỬ DỤNG ĐẠI TỪ Y - EN (A1 )
-
Cách Sử Dụng Đại Từ Y Trong Tiếng Pháp | CAP FRANCE - YouTube
-
Bài 72: Các đại Từ Y Và En - Les Pronoms Y Et EN - YouTube
-
Ngữ Pháp / Đại Từ Mang Trọng âm (moi, Toi...) Và Giới Từ "chez"
-
Những Lưu ý để Học Tiếng Pháp Tốt Hơn
-
Cách Sử Dụng "de" Và "du" Trong Tiếng Pháp
-
Nói Đồng Ý Như Thế Nào Trong Tiếng Pháp - SachHocTiengPhap.Net
-
Đại Từ Nhân Xưng – Wikipedia Tiếng Việt