Học Tiếng Việt Lớp 5 Lập Dàn ý Tả Cơn Mưa - Monkey

Vì sao cần phải có dàn ý trước khi viết bài văn?

Trước khi viết một bài văn nào đó thì giáo viên thường xuyên yêu cầu học sinh của mình phải lập một chiếc dàn ý chi tiết về đề bài đó. Vậy thì tại sao phải làm như vậy nhỉ? Việc lập dàn ý tả cơn mưa lớp 5 giúp ích gì cho người học? Câu trả lời nằm ngay sau đây nha các em.

Giúp bài viết mạch lạc, bố cục rõ ràng

Khi học cách lập dàn ý trên lớp, bao gồm cả dàn ý tả cơn mưa lớp 5, giáo viên luôn dạy các bé phải ghi ra đủ bố cục ba phần là mở bài, thân bài và kết bài. Dù cho là bài văn nghị luận xã hội hay là văn nghị luận văn học thì cũng đều cần lập dàn ý, bởi vì một khi trẻ lập được một chiếc dàn ý chi tiết về chủ đề nào đó thì đảm bảo trẻ sẽ có thể viết bài văn đó ra một cách mạch lạc, rành mạch từ trên xuống theo yêu cầu của đề bài.

Hơn nữa là việc tạo dựng dàn ý sẽ giúp cho bài viết đi theo một bố cục rõ ràng, dàn ý tốt sẽ giúp tạo ra một bài văn tốt. Và bố cục hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bài văn của trẻ trở nên logic, nhất quán từ đầu đến cuối. Đó chính là điểm cộng rất lớn để trẻ có thể nhận được con điểm cao trong kiểm tra hay thi cử môn này.

Ngoài ra thì khi bài viết văn của học sinh sở hữu một bố cục rành mạch, rõ ràng và hợp lý thì giáo viên chấm bài cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chấm. Nhờ đó mà trẻ sẽ dễ dàng được điểm cao vì giáo viên sẽ luôn luôn vui lòng cộng điểm cho một bài viết có sự đầu tư về bố cục, tính mạch lạc rõ ràng.

Lập dàn ý giúp bài viết mạch lạc, bố cục rõ ràng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đảm bảo đủ ý và nội dung đúng trọng tâm đề bài

Giúp bài viết có bố cục rõ ràng thôi thì chưa đủ, lập dàn ý tả cơn mưa lớp 5 hay bất kỳ chủ đề nào khác còn giúp học sinh có thể đảm bảo được đầy đủ các ý trong bài viết. Bởi vì khi trẻ lập dàn ý, từng nội dung và ý tưởng đều được học sinh tổng hợp và sắp xếp theo bố cục rõ ràng trên giấy. Khi đó, học sinh sẽ có được cái nhìn bao quát từ đầu đến cuối tất cả các nội dung mình đã soạn, nhờ vậy mà khi dựa trên dàn ý để viết bài văn thì đảm bảo bài viết sẽ ít gặp tình trạng bị sót ý hơn cả.

Ngoài ra thì khi các bé dành thời gian để soạn sẵn những chiếc dàn ý chi tiết thì chắc chắn trẻ sẽ có thời gian nghiền ngẫm đề bài. Nhờ đó mà bài viết sẽ đi đúng trọng tâm của đề bài nhiều hơn. Điều này thật sự rất quan trọng bởi vì nếu như một bài văn có hay, nội dung có đặc sắc đi nữa nhưng mà lại bị lạc đề thì chắc chắn con điểm cao nhất mà bài văn ấy nhận được sẽ chỉ là 5 điểm.

Hơn nữa là khi có một chiếc dàn ý đầy đủ nội dung, đúng trọng tâm đề bài và bố cục chuẩn thì việc còn lại mà các bé học sinh cần làm chỉ là viết nó ra giấy thi mà thôi. Giúp ích rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian làm bài và trẻ sẽ có thêm thời gian cuối giờ để rà lại lỗi chính tả hay là xem còn có thiếu sót ý nào hay không.

Quy trình từng bước chi tiết lập dàn ý mà học sinh lớp 5 nên biết

Sau khi đã hiểu được mức độ cần thiết của việc lập một chiếc dàn ý chi tiết trước khi viết bài thì giờ đây là đến lúc trẻ học cách lập dàn ý hay cho bản thân. Trẻ đọc kỹ và ghi nhớ lại các bước sau đây nhé!

Bước 1: Tìm hiểu kỹ yêu cầu của đề bài

Việc tìm hiểu kỹ đề trước khi bắt đầu lập dàn ý là điều rất quan trọng, bởi vì đây là lúc quyết định xem ta nên tìm nội dung về chủ đề gì, cần phải có những ý chính phụ như nào. Và nếu như không may ta hiểu sai yêu cầu của đề bài thì sẽ dẫn đến việc lập dàn ý sai, mà điều đó cũng đồng nghĩa tới việc là bài viết làm văn của chúng ta cũng sẽ bị lệch đề. Do đó mà ở bước này, các bé không thể xem thường nó đâu nha.

Vậy thì tìm hiểu đề bài như thế nào mới gọi là kỹ? Nếu chỉ nghĩ thôi thì không dễ để giúp trẻ phân tích đề bài, vì thế nên các bạn học sinh hãy học cách phân tích bằng việc trả lời những câu hỏi sau đây nhé: “Loại văn mà đề bài yêu cầu là gì?”, “Yêu cầu của đề bài miêu tả về ai/cái gì?”, “Yêu cầu tả đồ vật hay đối tượng đó như thế nào?”.

Bé học tiếng Việt lớp 5 lập dàn ý tả cơn mưa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ví dụ như khi đề bài yêu cầu các bạn học sinh hãy miêu tả về một người mà em yêu thích nhất trong gia đình. Khi đó thì câu trả lời dựa trên ba câu hỏi theo đề bài sẽ là yêu cầu của đề bài thuộc loại văn miêu tả, đối tượng hướng đến là con người và yêu cầu đó là người mà em yêu thích nhất trong gia đình.

Bước 2: Tổng hợp ý cần có trong bài tập làm văn

Bước thứ hai của quy trình lập một bài dàn ý chuẩn đó là việc tìm kiếm những ý cần phải có trong bài viết. Sau khi đã nắm được yêu cầu của đề bài thì ta sẽ tiến hành việc tìm những thông tin, nội dung cần có cho bài viết dựa trên yêu cầu mà mình đã phân tích của đề. Việc phân tích này cũng không kém phần quan trọng vì nó yêu cầu các bạn học sinh chúng ta phải học cách quan sát sự vật, hiện tượng mà mình cần phải tả.

Khi quan sát vào sự vật hiện tượng ấy, trẻ cần ghi nhớ lại ngoại hình, vẻ ngoài hoặc là quang cảnh của nó. Ngoài ra cũng phải đi sâu phân tính mặt tính chất hay là sở thích, tính cách, hoạt động thường ngày nếu đó là đối tượng con người, con vật. Và còn phải quan sát cả những hành vi, cử chỉ hay những nét tiêu biểu đặc sắc của chính sự vật hiện tượng ấy.

Bước này sẽ giúp trẻ tổng hợp được các ý quan trọng và từ đó phân tích ra thêm những ý liên quan. Nó gần như quyết định xem việc dàn ý của mình có đủ ý hay không, có đi đúng trọng tâm của đề bài yêu cầu hay chưa. Vì vậy ở bước này, các bé học sinh phải hết sức lưu ý và chắt lọc lại những nội dung không mấy liên quan nhé.

Bước 3: Bắt đầu lập dàn ý

Đến bước cuối cùng này thì gần như ta đã có đầy đủ tất cả các mảnh ghép, giờ đây ta chỉ việc đặt các ý đã chuẩn bị vào đúng vị trí và bố cục của nó. Dựa vào bố cục mở bài, thân bài và kết bài thì ta sẽ ghép các ý vào, đồng thời ta còn phải triển khai các ý ấy sao cho mạch lạc, ý tứ rõ ràng và có sự liên kết logic với nhau.

Ngoài ra trong lúc viết ra dàn ý, các bé cũng nên tham khảo những dàn ý mẫu chuẩn của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa để có thể hiểu rõ hơn về cách lập, đồng thời cũng là học hỏi những cái hay của họ. Và đừng quên tự mình đặt ra những câu hỏi liên quan và trả lời chúng để có thể khai thác thêm nhiều ý tưởng cho bài dàn ý trở nên thật là đặc sắc nhé.

Cô dạy trò rèn luyện học tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi đã lập được dàn ý của riêng mình thì các bạn đừng quên kiểm tra lại nó nhiều lần nha. Bởi vì có thể trong lúc viết chúng ta đã không may bỏ rơi mất một ý hay nào đó cần phải có cho bài viết ấy, đồng thời cũng phải kiểm tra tính logic của bài viết cho thật chuẩn chỉnh nhé. Và quan trọng hơn cả đó là trọng tâm của bài viết, hãy đọc kỹ lại xem là bài dàn ý đã đi đúng trọng tâm của đề bài hay chưa, khi đã có một bài dàn ý hoàn hảo như vậy thì việc viết bài tập làm văn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Với mục đích giúp trẻ xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cũng như hiểu biết xã hội, cuộc sống xung quanh, Monkey Việt Nam đã cho ra mắt ứng dụng VMonkey - Học tiếng Việt theo chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. Với kho truyện tranh, sách nói đa dạng, bài học vần bài bản, VMonkey giúp trẻ tích lũy vốn từ ngữ phong phú, thành thạo cách sử dụng các từ, câu, tăng khả năng đọc - hiểu, diễn đạt... từ đó vận dụng tốt vào các bài tập làm văn, trong đó có tả cảnh cơn mưa.

Ba mẹ và bé có thể cùng trải nghiệm VMonkey miễn phí trước khi đăng ký gói học: TẠI ĐÂY

Các bài viết không thể bỏ lỡ \displaystyle

VMonkey - Xây dựng nền tảng ngôn ngữ tiếng Việt vững chắc cho trẻ

\displaystyle

Tiếng Việt lớp 5 lập dàn ý tả cảnh: Hướng dẫn chi tiết và một số dàn ý mẫu hay

\displaystyle

Tính từ tiếng Việt lớp 5 là gì? Phân loại, chức năng và kinh nghiệm học hiệu quả

Một số bài mẫu lập dàn ý tả cơn mưa lớp 5 hay

Để giúp cho việc lập dàn ý của trẻ có thể thành thạo hơn thì đừng quên học tập và tham khảo thêm các bài dàn ý hay của những tài liệu uy tín trên mạng nhé. Vì vậy trong bài viết này, Monkey xin gửi đến các bạn học sinh lớp 5 những bài dàn ý tả về một cơn mưa hay và chi tiết, nhớ lấy giấy bút ra để có thể ghi chép lại để dành cho những lúc kiểm tra hay thi cử đó nha. Các bạn học sinh cũng có thể tự làm sơ đồ tư duy tả cơn mưa để không bỏ qua bất kỳ nội dung quan trọng nào của bài văn.

Lập dàn ý tả cơn mưa lớp 5 vào mùa hạ

  1. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh xung quanh trước khi đổ cơn mưa vào mùa hạ. (Trời mùa hạ nắng oi bức, khó chịu kéo dài. Cây cối dưới cái nắng nóng như muốn bị khô héo lại. Và rồi có cơn gió mát rượi cùng những đám mây đen xám đua nhau kéo đến phủ đầy bầu trời).

  2. Thân bài: Miêu tả cảnh cơn mưa mùa hạ theo trình tự thời gian.

a. Khi trời sắp đổ mưa:

  • Những đám mây xám đục bủa vây trên bầu trời.

  • Không còn màu xanh trong cùng những cái nắng bức oi ả mà đổi lại là những trận gió thổi dập dìu, ngày một mạnh hơn.

  • Cây cối xung quanh dần nghiêng ngả theo chiều gió thổi.

  • Những trận cát bụi tung lên mù mịt, gần như che mất lối đi,...

b. Khi trời bắt đầu đổ mưa:

  • Những giọt nước mưa rơi ngày một dày đặc và nhanh hơn, mạnh mẽ trút xuống khắp nơi trên mặt đất.

  • Cây xanh xung quanh khi nãy còn ngả nghiêng giờ đây trông như đang nhảy nhót dưới làn mưa mát mẻ.

  • Mọi người xung quanh thì đang tấp nập hối hả tìm chỗ trú mưa, có người thì dừng tạm nơi nào đấy để mặc áo mưa vào và tiếp tục cuộc hành trình.

  • Phía xa xa có những cô cậu nhóc đang vui đùa dưới mưa, mặc cho xung quanh mọi người đang cuốn cuồn gọi trẻ vào nhà vì sợ các bạn sẽ bị cảm.

  • Tiếng sấm lớn, chớp nhoáng trên bầu trời như xé toang cả những đám mây đen kịt.

  • Mưa càng lớn, dòng nước trên mặt đất cũng cuồn cuộn dâng trào.

  • Còn đường càng trở nên nhiều sắc màu hơn từ những chiếc ô, chiếc áo chống mưa đủ màu đủ sắc.

Mẹ luyện cho bé học tiếng Việt lớp 5. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

c. Khi trời bắt đầu tạnh mưa:

  • Những đám mây đen ngày một tan biến trên hư không.

  • Hạt mưa càng ngày nhỏ dần rồi biến mất, chỉ còn lại những giọt nước mưa còn bám trên cây côi, băng ghế đá, mặt đất hay trên mái nhà của khu dân cư đông đúc.

  • Những đàn chim, đàn bướm cũng rời khỏi chỗ ẩn nấp của mình và vỗ cánh bay cao.

  • Cây cối mát mẻ, xanh tươi như vừa được tiếp thêm nguồn sức sống sau những ngày nắng nóng oi bức.

  • Mọi người xung quanh cũng dần quay trở lại tiếp tục công việc hiện tại của mình.

  1. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về khung cảnh khi trời mưa và cảnh vật lúc sau cơn mưa.

Lập dàn ý tả một cơn mưa vào cuối mùa

  1. Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát về cơn mưa cuối mùa. (Mưa trút vào ban đêm trong khi mọi người đang say giấc…)

  2. Thân bài: Miêu tả cơn mưa cuối mùa theo trình tự diễn biến của cơn mưa.

a. Khi trời bắt đầu đổ mưa:

  • Lúc đầu chỉ lấm tấm vài giọt trên mái nhà nhưng dần mưa ngày một lớn, trút xuống ào ạt và ầm ỉ.

  • Mưa ngày càng to, cơn gió thổi theo cuồn cuộn đập vào vách nhà tạo ra những âm thanh lớn, gần như làm thức tỉnh những người đang trong giấc ngủ say.

  • Cũng nhờ cơn mưa mà không khí trong gian phòng giờ đây thật mát mẻ và dễ chịu.

b. Quang cảnh sau cơn mưa:

  • Chỉ còn vài giọt rơi lộp độp trên mái nhà thì tai đã lập tức nghe được tiếng kêu ộp ệch thật vui tai, nghe rộn vang khắp gian nhà.

  • Đến sáng ra sân thì dường như cơn mưa đêm qua đã giúp cho những chiếc lá héo hon, úa tàn có thể được nghỉ ngơi trên nền đất và đón chào một loạt những chiếc chồi non xanh mướt, tươi mát được ra đời.

  • Bầu trời của buổi sáng mai trong veo thật rạng rỡ, không có lấy một áng mây nào.

  1. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với cơn mưa cuối mùa ấy, em có yêu quý hay có điều nào tiếc nuối với thời khắc cuối mùa này.

Dàn ý tả về cơn mưa mùa hạ ở thành phố

  1. Mở bài: Trong phần mở bài dàn ý tả cơn mưa lớp 5 vào mùa hạ ở thành phốchúng ta sẽ giới thiệu khái quát về thành phố và thời tiết hiện tại trước cơn mưa.

  2. Thân bài: Miêu tả cảnh mưa mùa hạ thay đổi theo trình tự thời gian.

a. Lúc trời sắp chuyển mưa:

  • Mây đen dần kéo đến, trải một màu xám kịt khắp bầu trời.

  • Những làn gió mạnh nổi lên, thổi cùng hơi nước mát lạnh như đang đẩy lùi đi hơi nóng oi ả của cái nắng mùa hạ.

b. Khi trời bắt đầu mưa:

  • Những giọt mưa đầu tiên cũng cuốn theo chiều gió mà rơi xuống mặt đất.

  • Cơn mưa ngày một nặng dần, tuôn như hối hả, mạnh mẽ trút xuống.

  • Sấm chớp từng cơn chớp nhoáng trên bầu trời, xé toạc cả những đám mây đen dày đặc nhất.

  • Nước trên mặt đất chảy từng dòng cuồn cuộn, ngập đường ngập phố.

  • Cây cối xung quanh thì như được tắm táp mát mẻ sau những ngày thời tiết nóng bức oi ả.

  • Làn người đông đúc trên phố lúc bấy giờ thì giờ đây chỉ còn có vài người đang mặc áo mưa mà chạy nhanh dưới làn nước mưa ào ạt. Những người kia thì đã nhanh chóng tìm được nơi trú mưa an toàn cho riêng mình.

  • Lũ chim lúc nãy còn bay cao hót vang, giờ đây đã lấp ló dưới các mái hiên, các tán cây to.

Trẻ học cách lập dàn ý tả cơn mưa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

c. Khi trời mưa đã tạnh:

  • Các hạt nước mưa rơi thừa dần rồi tạnh hẳn. Mây đen cũng tan biến để lại một bầu trời tươi xanh, không một điểm gợn.

  • Những tia nắng của ánh mặt trời sau cơn mưa không còn gay gắt mà trở nên dịu nhẹ, ấm áp vô cùng.

  • Lũ chim cũng rời khỏi chỗ ẩn nấp của mình và bay lượn ríu rít khắp nơi.

  • Cây cối sau khi được tắm gội tưới mát giờ đã trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết.

  • Con đường trên phố giờ đây đã quay về dáng vẻ tấp nập, đông người chen chúc như ngày nào.

  • Những cửa hàng xung quanh con phố cũng đã mở cửa, tiếp tục công việc bận rộn mỗi ngày.

  1. Kết bài: Hãy bày tỏ cảm nhận của em đối với cơn mưa mùa hạ ở thành phố này.

Dàn ý tả quang cảnh một cơn mưa rào

  1. Mở bài: Giới thiệu một cách khái quát về quang cảnh trước khi có cơn mưa rào. (Trời nóng ẩm, không khí oi bức ngột ngạt. Bỗng nhiên có những làn gió thổi ào ạt, cuốn những đám mây đen kịt trải đầy khắp bầu trời lúc nào còn trong xanh…).

  2. Thân bài: Nội dung chính của dàn ý tả cơn mưa lớp 5 là cơn mưa rào bạn nên bắt đầu tả quang cảnh trời sắp mưa, bắt đầu mưa và khi trời tạnh.

a. Diễn tả cảnh trời lúc sắp mưa:

  • Mây đen giờ đây che lấp cả bầu trời, không gian trở nên tối sầm lại.

  • Làn gió thổi cuồn cuộn, càng ngày càng mạnh mẽ hơn, thổi bay bụi tứ tung mịt mù.

  • Những tán cây cũng phải cúi đầu nghiêng ngả theo làn gió mạnh.

b. Diễn tả lúc bắt đầu trận mưa:

  • Mưa tuôn ngày một mạnh mẽ, trút ào ạt xuống vạn vật. Con đường giờ đây như trắng xóa.

  • Những trận gió như cuồng phong thổi mạnh cuốn theo những làn nước mưa đi khắp mọi nơi.

  • Những tán cây được tắm táp mát mẻ dưới làn mưa rào.

  • Con người nhanh chóng tìm kiếm nơi trú mưa cho bản thân mình, có người thì ngay lập tức lấy áo mưa che chắn, có người thì cố gắng chạy thêm một chút vì điểm đến cũng đã cận kề.

  • Con đường hiện tại trở nên nhiều màu sắc hơn so với con đường lúc nãy nhờ vào những chiếc áo mưa đầy sắc màu.

  • Chim muông cũng trốn chạy cơn mưa rào dưới những tán cây, hiên nhà.

Dàn ý tả cảnh một cơn mưa rào. (Ảnh: Trà Đào)

c. Miêu tả quang cảnh lúc trời tạnh

  • Hạt mưa nhỏ giọt rồi dần tan biến, cùng với đó là những đám mây đen trên bầu trời đâu cũng đã biến mất.

  • Giờ đây chỉ còn chút làn gió nhẹ nhàng mát mẻ như lướt đi trên làn da mềm mại.

  • Cây cối sau trận mưa rào giờ đây càng trở nên lung linh, tươi mát.

  • Mọi người đã quay về với công việc hiện tại mà mình còn dang dở.

  • Chim chóc bay lả muôn nơi như đang tận hưởng bầu không khí tươi vui, mát mẻ.

  1. Kết bài: Nêu lên cảm xúc của em từ cơn mưa rào hối hả ấy.

Và trên đây là những dàn ý tả cảnh cơn mưa mà thường xuyên xuất hiện trong chương trình học dàn ý tả cơn mưa lớp 5. Các bé hãy dành thời gian học tập, tham khảo và ghi nhớ những ý mà mình cho là hay và thu hút nhé. Chúc các bé có thể lập được cho bản thân những dàn ý thật hay và chi tiết nha.

Từ khóa » Dàn ý Tả Cơn Mưa Rào Mùa Hạ Lớp 5