[Học Văn 9] Đạo Lí ân Nghĩa, Thủy Chung Của Con Người Việt Nam ...

Đề bài : Cảm nhận của em về nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam được thể hiện trong hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).

1/ Mở bài: Giới thiệu khái quát hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam.

2/ Thân bài: Trình bày cảm nhận và suy nghĩ về đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam trong hai bài thơ:

– Khái quát: Bằng Việt và Nguyễn Duy đều đã từng sống, trải qua những năm tháng khó khăn, thiếu thốn, khốc liệt của chiến tranh và được cưu mang, đùm bọc,sẻ chia, … Khi viết những tác phẩm này, hai nhà thơ đã được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no, hiện đại. Hai bài thơ đã gợi nhắc đạo lí về lòng biết ơn, lối sống ân nghĩa, thuỷ chung đối với mỗi người. Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn – đạo lí uống nước nhớ nguồn.

– Bài thơ Bếp lửa, đạo lý ân nghĩa thủy chung được thể hiện trong tình yêu thương và lòng biết ơn bà – thông qua hình tượng nghệ thuật bếp lửa nồng ấm (luôn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, sống bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà; xót xa, thương cảm, thấu hiểu những gian nan, cơ cực của cuộc đời bà; khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, toả sáng và sưởi ấm suốt cuộc đời cháu…)

– Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, đạo lý ân nghĩa thủy chung được thể hiện qua tâm tình của nhân vật trữ tình – thông qua hình tượng nghệ thuật vầng trăng tình nghĩa (thái độ, tình cảm của nhân vật trữ tình đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu)

– Khái quát: Ân nghĩa, thủy chung luôn là truyền thống đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình trong bài Bếp lửa đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước trong bài Ánh trăng.

3/ Kết bài : Khẳng định nét đẹp đạo lý ân nghĩa thủy chung trong hai bài thơ và nêu ấn tượng của bản thân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

No related posts.

Từ khóa » đạo Lí Sống ân Nghĩa Thủy Chung