Hỏi: Bị Nổi Nhiều Gân Xanh Sau Sinh Dùng Bonivein Có đươc Không?

Mục lục [Ẩn]

Hỏi: Sau khi sinh con tôi thấy người nổi nhiều gân xanh, nhất là ở tay và chân, có lẽ tại tôi khi sinh xong không kiêng khem kĩ càng, tắm rửa, kỳ cọ kĩ nên gân nổi đầy lên. Trường hợp của tôi có dùng được BoniVein để giúp làm giảm gân xanh được hay không? (Nguyễn Thị Hằng, 30 tuổi, Ninh Bình)

Trả lời: Chào chị!

Quan niệm ngày xưa thường cho rằng phụ nữ sau khi sinh phải kiêng khem, không được tắm rửa, nếu tắm rửa và kì cọ gân sẽ nổi nhiều lên. Nhưng thực ra đây là 1 quan niệm rất sai lầm bởi thực ra cũng có rất nhiều phụ nữ dù kiêng khem kĩ nhưng gân vẫn nổi lên như thường.

Khoa học đã chỉ rất rõ rằng, phụ nữ khi mang thai, cân nặng tăng lên rất nhiều, thậm chí có người tăng từ 15-20 cân, cộng thêm sức nặng của thai nhi sẽ càng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở chân vì thế nên phụ nữ mang thai thường bị nổi nhiều gân xanh, có thể kèm theo những triệu chứng như thâm tím chân, nặng, nhức, mỏi, chuột rút, phù chân…Đây là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, vì thế trường hợp của chị dùng BoniVein không những giúp làm co nhỏ những tĩnh mạch bị giãn mà còn giúp làm giảm toàn bộ những triệu chứng như nhức, mỏi, đau, phù, chuột rút…

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm và tư vấn cụ thể, chị gọi trực tiếp tới số 1800.1044 (miễn phí giờ hành chính).

Chị cũng có thể tìm hiểu thêm về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch trong bài viết dưới đây:

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Trong cơ thể, động mạch giúp chuyển máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan và tĩnh mạch sẽ đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Do ngược chiều trọng lực, các tĩnh mạch thường khó đẩy máu về tim, chính vì vậy mà tĩnh mạch có các van (van tĩnh mạch) để giúp dòng máu chảy theo 1 chiều về tim được thuận lợi và không bị kéo xuống do tác động của trọng lực.

Khi các van tĩnh mạch này hoạt động không đúng cách, bị suy yếu hoặc bị hỏng, máu trong tĩnh mạch sẽ bị chảy dồn ngược lại và ứ đọng tại tĩnh mạch ngoại vi, gây ra giãn tĩnh mạch hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch gây ra nhiều dấu hiệu điển hình, trong đó phải kể đến các triệu chứng người nổi gân xanh, gân như mạng nhện ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở tay và chân.

Theo thống kê, suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở người trưởng thành, trong đó 70% là nữ. Tỷ lệ suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới cũng cao gấp 2-3 lần nam giới. Bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là ở đối tượng nhân viên văn phòng.

Người nổi nhiều gân xanh và mối liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác

Theo các chuyên gia vị trí nổi gân xanh không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn tố cáo tình trạng sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua. Ngoài bệnh suy giãn tĩnh mạch, nổi gân còn liên quan tới các vấn đề sau:

Nổi gân xanh ở tay và bàn tay

Các nhà khoa học cho rằng, nổi gân xanh ở tay và bàn tay là biểu hiện chất thải trong cơ thể đang ứ đọng ở dưới lưng và eo. Những người này thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng và thậm chí còn căng cứng cơ bắp.

Mặt khác, tĩnh mạch ở tay nổi lên có thể là dấu hiệu bất thường của vi mạch, suy mạch máu não, đau đầu. Những người này (đặc biệt là người cao tuổi) cần đề phòng hiện tượng đau đầu, chóng mặt thường xuyên hay thậm chí là đột quỵ.

nổi gân xanh ở bàn tay

Nổi gân xanh ở tay

Nếu nổi tĩnh mạch trong lòng bàn tay, tùy vị trí sẽ tố cáo tình trạng sức khỏe của bạn:

Nổi gân xanh gần ngón tay cái dấu hiệu cảnh báo bệnh đau lưng, thấp khớp.

Nổi gân xanh cổ tay hoặc vòng cổ tay có thể là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, dịch tiết âm đạo có vấn đề hay một số bệnh phụ khoa tương tự.

Nếu tĩnh mạch gần ngón tay cái nhìn thấy rõ và xoắn đó có thể là bệnh xơ cứng động mạch vành, đề phòng dẫn tới các cơ đau tim.

Nổi tĩnh mạch ở ngón tay giữa có thể là dấu hiệu bệnh xơ cứng động mạch não. Tương tự, nếu nhìn rõ tĩnh mạch ở các đốt ngón tay, đề phòng mắc bệnh tiêu hóa như dạ dày, táo bón, bệnh trĩ hoặc ung thư.

Nổi gân xanh trên đầu

Nếu bạn có thể nhìn rõ gân xanh ở các vùng trán, mũi, vùng miệng, cổ hay thấy biểu hiện tĩnh mạch ở đây sưng lên, cẩn thận với chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, xơ cứng động mạch não dễ dẫn đến đột quỵ.

Nếu nổi gân xanh ở mũi là dấu hiệu chất độc đang ứ đọng trong đường tiêu hóa gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, khó đi ngoài.

nổi gân xanh trên trán

Nổi gân xanh trên trán

Nếu nổi tĩnh mạch ở trán đó là bạn đang gặp căng thẳng và áp lực trong thời gian dài, cần nghỉ ngơi dưỡng sức.

Nếu nhìn rõ gân xanh ở vùng quanh miệng, bạn có thể đang gặp bệnh phụ khoa hoặc đau thắt lưng, thấp khớp chân.

Nổi gân xanh ở cổ tố cáo bạn đang có vấn đề ở tim, có thể là viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim.

Nổi gân xanh ở lồng ngực và vùng bụng

Nổi gân xanh ở vùng ngực và bụng cần hết sức chú ý, đặc biệt là chị em phụ nữ. Nổi tĩnh mạch ở bụng có thể là biểu hiện của xơ gan hay khối u trong khoang bụng. Những trường hợp này thường rất khó điều trị.

Nổi gân xanh ở chân

Nổi gân xanh ở bàn chân, cẳng chân thường do các bệnh sưng khớp, viêm thấp khớp gây nên. Càng để lâu các bệnh này càng khó điều trị.

Chân nổi gân xanh có phải là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới (khoeo chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi). Màu da của vùng tĩnh mạch bị giãn thường có màu xanh mà chúng ta hay gọi là tình trạng chân nổi gân xanh.

Gân xanh có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau trong tĩnh mạch, nổi gân xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) hay nổi to ngoằn ngoèo dưới da.

Ngoài dấu hiệu chân nổi gân xanh, còn dấu hiệu nào cho biết bạn đang mắc suy giãn tĩnh mạch không?

Ngoài tình trạng nổi gân xanh trên chân, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau, tùy vào mức độ và tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân của bạn:

  • Phù chân: Khi bạn cảm thấy mang giày dép chật so với bình thường thì có thể bạn đang bị phù chân và thường thấy ở vùng mắt cá chân, bàn.

  • Đau: đau dọc theo hai bắp chân, cơn đau thường tăng cao khi đứng lâu và giảm khi nghỉ ngơi.

  • Chuột rút (vọp bẻ): tình trạng mà các cơ bị co thắt một cách đột ngột, làm cho chúng ta có cảm giác đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho người bệnh không tiếp tục cử động được và ngoài ra còn có cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân…

  • Da vùng chân biến đổi màu sắc, ngứa, chàm rất khó chữa lành.

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể gặp tình trạng loét. Ban đầu loét chân tự lành, sau đó bệnh tiếp tục tiến triển, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng, điều trị rất phức tạp.

Đặc biệt, suy giãn tĩnh mạch chân mặc dù phổ biến nhưng các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, rất dễ bỏ qua nên cần hết sức chú ý.

triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Một số triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ gây các hậu quả:

  • Hậu quả đầu tiên, ở những vùng bị giãn tĩnh mạch, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề. Do đó, những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây nên hiện tượng thiểu dưỡng chân bị giãn tĩnh mạch nông: dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng, chảy máu tại ổ loét... làm mất khả năng lao động của bệnh nhân, thậm chí phải cắt cụt chân.

  • Loét thiểu dưỡng và nhiễm trùng ổ loét ở chân lâu ngày sẽ dẫn đến biến chứng viêm nghẽn các tĩnh mạch sâu.

  • Hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân là do máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu ngày dễ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này sẽ trôi đi theo dòng máu, chảy về tim, từ tim, cục máu sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan, nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp (động mạch bị xơ vữa) thì rất dễ gây tắc nghẽn (qua mạch máu não gây thiếu máu não gây nhũn não hoặc xảy ra ở động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim). Cục máu đông đi về phổi và gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Làm sao để giảm thiểu sự tiến triển của suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch khi không được chú ý điều trị và có các biện pháp phòng ngừa sớm sẽ rất dễ tiến triển nặng hơn và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Cần chú ý thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Đặc biệt khi bạn bắt đầu có các dấu hiệu như chân nổi gân xanh, đau tức, nặng chân, nóng chân, phù chân, chân dễ bầm tím…

  • Tránh đứng quá lâu để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hình thành.

  • Kiểm soát cân nặng: Việc bạn tăng cân sẽ làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giãn tĩnh mạch. Việc duy trì một mức cân nặng hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho việc phòng chứng suy giãn tĩnh mạch.

  • Tăng cường vận động: Tập thể dục, đặc biệt là đi xe đạp, bơi lội và đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông ở chân và ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch…

  • Thay đổi tư thế ngồi: Việc bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu, dễ bị tê mỏi và hình thành tình trạng da sần vỏ cam cùng với chứng suy tĩnh mạch, vì vậy hãy tránh bắt chéo chân khi ngồi nhé.

  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chống oxy hóa.

Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch.

  • Sử dụng một số sản phẩm cho bệnh suy giãn tĩnh mạch như BoniVein

Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể tham khảo sản phẩm BoniVein 100% thảo dược, giúp phòng ngừa bệnh, và hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bệnh nhân như hiện tượng sưng, đau, nhức, buốt, ngứa, chuột rút, khiến bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhõm và thoải mái hơn.

Những ưu điểm của BoniVein, tại sao BoniVein phù hợp với tình trạng chân nổi gân xanh do suy giãn tĩnh mạch

Bạn có thắc mắc tại sao BoniVein đặc biệt không, tại sao nó được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng, thậm chí mua và giới thiệu cho nhiều người thân, bạn bè sử dụng. Đây cũng là một sản phẩm được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.

Đó chính là vì công thức kết hợp giữa các thành phần thảo dược thiên nhiên trong sản phẩm BoniVein:

Thành phần hạt dẻ ngựa, rutin từ hoa hòe trong BoniVein là thảo dược đặc biệt dùng để khắc chế bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Hạt dẻ ngựa chứa chất Aescin có tác dụng giúp làm bền thành mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương, cải thiện độ đàn hồi và sức bền thành mạch, giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như giảm đau chân, ngứa, sưng phù.

3 nghiên cứu trên 10.725 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cho thấy sau khi điều trị bằng hạt dẻ ngựa trong 4-6 tuần, 84% bệnh nhân giảm sưng phù chân, 91% bệnh nhân giảm đau chân, 85% bệnh nhân bớt nặng chân. Trong 1 nghiên cứu 12 tuần, việc sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa có hiệu quả làm giảm sưng phù chân tương đương với biện pháp mang vớ ép.

Ngoài ra, BoniVein còn chứa diosmin và hesperidin là flavonoid từ thực vật, sự hiệp đồng tác dụng này sẽ giúp làm tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu.

Vì thế, với liều 4-6 viên mỗi ngày, BoniVein làm giảm nhanh những triệu chứng đau chân, nặng chân, tê bì, nhức mỏi, chuột rút sau 2-3 tuần sử dụng và làm co nhỏ tĩnh mạch suy giãn sau 2-3 tháng.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng BoniVein cho bệnh suy giãn tĩnh mạch của mình vì Bonivein rất an toàn, không hề có tác dụng phụ: Thành phần 100% thiên nhiên, được sản xuất tại nhà máy đạt GMP sử dụng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano giúp loại bỏ nguồn ô nhiễm và đạt tới độ tinh khiết gần như tuyệt đối.

BoniVein - Sản phẩm được hàng trăm nghìn bệnh nhân tin dùng

Rất nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đã và đang sử dụng BoniVein nhận được những tín hiệu tích cực từ bệnh đã chia sẻ:

  • Cô Phạm Thị Sơn, 67 tuổi, 2/3 Quang Đàm, Sở Dầu, Hải Phòng, Đt: 0904.169.152

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm, ban đầu chỉ bị chuột rút sau đó có thêm những triệu chứng đau, nhức, nặng, chân sưng múp lên như bà bầu xuống máu, và gân xanh tím nổi lên rất nhiều nhất là từ phần bắp chân trở xuống. Cô dùng thuốc tây trị suy giãn tĩnh mạch nhưng không cải thiện, cô đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein và chuyển sang dùng hẳn, bỏ thuốc tây. Sau 1 tuần chân cô đã xẹp hẳn xuống hết sưng, Sau 2 tháng những triệu chứng nặng, mỏi, đau nhức, chuột rút đã đỡ hoàn toàn, gân xanh cũng giảm được tầm 70%, đặc biệt khi sờ tay vào những đường gân thường thấy những cục nổi lên lộm cộm nhưng giờ đã không thấy đâu nữa. Cô tin tưởng BoniVein nên tiếp tục dùng.

cô phạm thị sơn dùng bonivein

  • Cô Huỳnh Thị Út, 63 tuổi, ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành, Cần Giuộc, Long An, đt: 01677.514.579

“Cô bị bệnh gần 2 năm nay, với những triệu chứng là nặng chân, đi bộ thấy rất mệt, tê bì ở phần bắp chuối, cô phải kê cao gối treo chân với ngủ yên được vài tiếng. Cô đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không đỡ, mà chỉ thấy chân nổi nhiều tĩnh mạch xanh tím và sờ vào thấy có những cục như hạt đậu tương nổi lên.

Tình cờ đọc báo cô có biết tới sản phẩm BoniVein của Canada, thấy giới thiệu hay quá nên cô mùa về dùng ngay. Dùng được có 1 lọ mà chân đã đỡ tê bì, nặng và nhức, sau 3 lọ thì đã giảm hẳn. Sau 1.5 tháng tĩnh mạch xanh tím cũng mờ được tới 50% rồi, đi lại chạy nhảy thoải mái, không ảnh hưởng. Mừng quá nên cô sẽ kiên trì tiếp tục sử dụng.

cô huỳnh thị út dùng bonivein

  • Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16 Tô Ngọc Vân, kp3, phường Linh Đông, Quận thủ đức, Đt: 0908.512.260

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu cách đây 10 năm, ban đầu cô bị suy tĩnh mạch sâu tức là chỉ có những triệu chứng như nặng nhức, mỏi, tê bì. Cô có đi bệnh viện khám dùng thuốc tây Daflon nhưng không đỡ mà càng ngày những tĩnh mạch ở dưới da càng hiện rõ ràng hơn, ngày nào cô cũng bị chuột rút tới mấy lần liền. Cô có đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein, cô thấy nó tác dụng với cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ mà cô cũng vừa chích trĩ xong nên muốn chuyển sang dùng để cải thiện 2 bệnh luôn. Cô dùng được 3 tháng thì bỏ hẳn được vớ y khoa, tĩnh mạch xanh tím đã mờ dần, còn những triệu chứng trước đây đã hết hoàn toàn, cô đi lại nhẹ nhõm, thoải mái lắm.

cô châu thị sáng dùng bonivein

Suy giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh như chân nổi gân xanh, tức, nặng chân, thường xuyên bị chuột rút… hãy sớm đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến suy giãn tĩnh mạch, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

XEM THÊM: Kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch, quá đơn giản!

Từ khóa » Chân Nổi Gân Xanh Sau Sinh