Hỏi: Chồng Bị Nợ Xấu Thì Vợ Có Vay Ngân Hàng được Không?

1.5K

Chồng bị nợ xấu thì vợ có vay ngân hàng được không là một câu hỏi thường gặp đối với những người phải đối mặt với tình trạng tài chính khó khăn. Việc chồng có nợ xấu có ảnh hưởng đến khả năng vợ vay tiền từ ngân hàng hay không là một vấn đề phức tạp và cần được giải đáp đầy đủ.

Ficombank.com.vn sẽ giải đáp chi tiết đến bạn các nhóm nợ xấu cũng như sự tác động đến người thân. Cụ thể, vấn đề chồng bị nợ xấu thì vợ có vay ngân hàng được không sẽ được trả lời trong bài viết sau.

Nội dung

Toggle
  • Nợ xấu là gì, có mấy nhóm?
    • Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn:
    • Nhóm 2 – Nợ cần chú ý:
    • Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn:
    • Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ mất vốn:
    • Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn:
  • Lý giải ngân hàng không hỗ trợ khách hàng có nợ xấu
    • 1. Rủi ro thu hồi vốn
    • 2. Giảm uy tín ở ngân hàng, công ty tài chính
  • Chồng bị nợ xấu thì vợ có vay ngân hàng được không?
    • 1. Đối với vay trả góp, tín chấp
    • 2. Đối với vay có tài sản đảm bảo
  • Liệu vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không?
  • Không cùng hộ khẩu chồng nợ xấu thì vợ có vay được không?
  • Cách kiểm tra chồng/ vợ có bị nợ xấu hay không!
    • 1. Tải app ngân hàng
    • 2. Đăng ký dịch vụ CIC tại Ficombank
    • 3. Kiểm tra nợ xấu bằng website cic.org
  • Câu hỏi liên quan!
    • 1. Chồng nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng vợ vay ngân hàng không?
    • 2. Nợ xấu của vợ ảnh hưởng đến khả năng chồng vay tiền ngân hàng không?
    • 3. Tài chính của chồng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng vợ vay tiền từ ngân hàng?
  • Lời kết

Nợ xấu là gì, có mấy nhóm?

Nợ xấu có mua điện thoại trả góp được không?

Nợ xấu hay nợ khó đòi là một trong những vấn đề mà các ngân hàng hay các đơn vị tài chính rất lo ngại. Nợ xấu là khoản nợ khi người đi vay không trả cho bên vay đúng hạn thanh toán như đã cam kết trước đó dù lý do nào. Dựa vào thời gian thanh toán thực tế so với lịch thanh toán đúng hạn, các nhóm nợ được phân thành 5 nhóm, cụ thể:

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn:

  • Là các khoản nợ được thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo lịch hay trễ hạn thanh toán không đến 10 ngày;
  • Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 dựa theo quy định Khoản 2 Điều 10 thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý:

  • Là khoản nợ có thời gian thanh toán thực tế quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày;
  • Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và còn nằm trong thời gian cơ cấu lại;
  • Các khoản nợ khác được phân loại nợ xấu nhóm 2 dựa theo quy định Khoản 3 và 4 Điều 10 thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn:

  • Là khoản nợ có thời gian chậm thanh toán từ 90 ngày đến 180 ngày;
  • Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày dựa theo thời gian cơ cấu lại;
  • Các khoản nợ khác được phân loại nợ xấu nhóm 3 dựa theo quy định Khoản 3 và 4 Điều 10 thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ mất vốn:

  • Là khoản nợ có thời gian quá hạn thanh toán từ 181 ngày đến 360 ngày, khách hàng rơi vào nhóm nợ này được xem là có khả năng cao không thể thu hồi;
  • Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày dựa vào thời gian cơ cấu lại;
  • Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 dựa theo quy định Khoản 3 và 4 Điều 10 thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn:

  • Là khoản nợ có thời gian quá hạn thanh toán trên 360 ngày, các khoản này khoanh chờ Chính phủ xử lý;
  • Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày dựa vào thời gian cơ cấu lại;
  • Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 dựa theo quy định Khoản 3 và 4 Điều 10 thông tư số 02/2013/TT-NHNN.

Xem thêm:

  • Nợ xấu FE có vay lại được không?
  • Nợ xấu có ảnh hưởng tới người thân không?
  • Trong hộ khẩu có người nợ xấu có mua trả góp được không?

Lý giải ngân hàng không hỗ trợ khách hàng có nợ xấu

Như các thông tin chia sẻ phía trên, các tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 5 nhóm. Trong đó, nợ xấu thuộc những nhóm 3, 4, 5 và đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên. Ngân hàng sẽ không hỗ trợ các khách hàng có nợ xấu vì một số lý do dưới đây.

1. Rủi ro thu hồi vốn

Một trong những lý do chính mà ngân hàng không hỗ trợ khách hàng có nợ xấu là rủi ro trong việc thu hồi vốn. Từ lâu, tình trạng “đứng cho vay, quỳ thu nợ” đã là nỗi ám ảnh của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Thông thường, khi không đủ khả năng trả nợ đúng hạn, khách hàng thường cắt liên lạc và rời khỏi nơi cư trú. Vì vậy, phía ngân hàng rất khó để thu hồi lại vốn.

2. Giảm uy tín ở ngân hàng, công ty tài chính

Một lý do khác mà ngân hàng không hỗ trợ khách hàng có nợ xấu là làm giảm uy tín ở ngân hàng, công ty tài chính.

Nếu một đơn vị có quá nhiều nợ xấu, những khách hàng mới sẽ dè chừng và ngại ngùng trong việc lựa chọn đây là nơi để vay vốn. Họ sẽ tự đặt ra những câu hỏi, thắc mắc rằng vì sao có quá nhiều khách hàng khác không trả nợ đúng hạn.

Chồng bị nợ xấu thì vợ có vay ngân hàng được không?

Chồng bị nợ xấu thì vợ có vay ngân hàng được không là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Nếu được thì trường hợp nào có thể vay, trường hợp nào không thể. Cùng nhau tìm hiểu những trường hợp bên dưới để tìm ra câu trả lời cho bản thân.

1. Đối với vay trả góp, tín chấp

Đối với vay trả góp, tín chấp, người vợ sẽ không thể vay được nếu chồng bị nợ xấu. Theo nhận định từ ngân hàng, khả năng cao là bạn đi vay để giúp chồng – ng

ười có nợ xấu không thể vay.

Do đó, hồ sơ vay vốn sẽ bị từ chối. Bên cạnh đó, đa số các ngân hàng đều từ chối cho vay ở những trường hợp này để hạn chế rủi ro bị mất vốn.

2. Đối với vay có tài sản đảm bảo

Chồng bị nợ xấu thì khả năng cao là hồ sơ vay vốn của người vợ sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều không được giải quyết. Nếu bạn vay có tài sản đảm bảo, ngân hàng và các hệ thống tín dụng sẽ hỗ trợ cho việc vay vốn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chỉ giải quyết hồ sơ vay với nợ xấu nhóm 2. Từ nhóm 3 trở lên, bạn không thể vay dù có tài sản đảm bảo.

Liệu vợ nợ xấu chồng có vay ngân hàng được không?

Việc vợ nợ xấu có ảnh hưởng đến khả năng chồng vay tiền từ ngân hàng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tình trạng tài chính của chồng: Ngân hàng sẽ đánh giá tình trạng tài chính của chồng để quyết định cho vay hay không. Nếu chồng có tình trạng tài chính ổn định, có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ đúng hạn, thì khả năng chồng vay tiền từ ngân hàng vẫn khả quan.
  • Tình trạng nợ xấu của vợ: Nếu vợ có nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay tiền của chồng, đặc biệt là nếu họ đăng ký vay chung. Ngân hàng sẽ cân nhắc tình trạng tài chính của vợ và tình trạng nợ của vợ để quyết định cho vay hay không.
  • Tổng thu nhập của gia đình: Nếu tổng thu nhập của gia đình vẫn đủ để trả nợ đúng hạn thì khả năng chồng vay tiền từ ngân hàng cũng sẽ tốt hơn.

Mặc khác, để đảm bảo khả năng vay tiền của chồng, bạn nên thực hiện các biện pháp để giảm tình trạng nợ xấu của vợ. Đồng thời, nếu chồng vẫn cần vay tiền từ ngân hàng, bạn có thể cân nhắc đăng ký vay riêng thay vì vay chung để tăng khả năng được duyệt vay.

Không cùng hộ khẩu chồng nợ xấu thì vợ có vay được không?

Khi tiến hành vay vốn tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, bạn sẽ được yêu cầu kiểm tra sổ hộ khẩu. Việc kiểm tra này để xem có ai đã hoặc đang dính nợ xấu trên hệ thống CIC hay không. Do đó, nếu không cùng hộ khẩu thì khả năng xét duyệt hồ sơ vay cho người vợ rất cao mặc dù chồng dính nợ xấu.

Như đã đề cập, người vợ sẽ có thể vay tín chấp được nếu không cùng sổ hộ khẩu với chồng có nợ xấu. Tuy nhiên, việc vay thế chấp nhóm 3 sẽ không được phép do việc xác minh lịch sử tín dụng của người thân sẽ được kiểm tra kỹ càng hơn.

Cách kiểm tra chồng/ vợ có bị nợ xấu hay không!

Ưu điểm dịch vụ kiểm tra CIC - Nợ xấu tại Ficombank

Nếu bạn đã tìm được câu trả lời cho việc chồng bị nợ xấu thì vợ có vay ngân hàng được không thì tiếp theo bài viết giúp bạn cách tự mình kiểm tra nợ xấu hay không. Hai cách đơn giản, phổ biến nhất đó là tải app ngân hàng và đăng ký dịch vụ CIC tại Ficombank.

1. Tải app ngân hàng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tích hợp tiện ích vay vốn vào các ứng dụng điện tử. Một số app tiêu biểu cho việc kiểm tra nợ xấu có thể kể đến như Mbbank, tnex, cake.

Bạn chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng và lựa chọn tính năng vay vốn trên app. Tất cả các thông tin cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được hiển thị đầy đủ.

[elementor-template id=”3106″]

2. Đăng ký dịch vụ CIC tại Ficombank

CIC là hệ thống ghi nhận lịch sử của tất cả khách hàng khi vay vốn tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhờ dịch vụ này mà Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được tình hình nợ và đánh giá được mức độ uy tín của khách hàng. Do đó, bạn có thể đăng ký và truy cập vào hệ thống CIC tại Ficombank để tự mình kiểm tra nợ xấu hay không một cách nhanh chóng.

Việc đăng ký dịch vụ kiểm tra CIC tại Ficombank vô cùng đơn giản, không yêu cầu khách hàng phải am hiểu nhiều về công nghệ. Chỉ cần một số bước đơn giản dưới đây là bạn có thể sử dụng dịch vụ thành công.

  • Bước 1: Bạn cần cung cấp thông tin cá nhân và thanh toán chi phí dịch vụ. Bạn có thể thanh toán qua các ứng dụng điện tử hoặc chuyển khoản. Mức giá cho các dịch vụ tại Ficombank không quá cao, phù hợp mọi đối tượng.
  • Bước 2: Nhân viên tại Ficombank sẽ tiến hành xác thực thông tin. Vì vậy, bạn cần giữ điện thoại thường xuyên để nhân viên liên hệ. Nếu thông tin được cung cấp chính xác, hệ thống bắt đầu việc tra cứu nợ xấu.
  • Bước 3: Hệ thống sẽ gửi một bản báo cáo CIC 5 năm gần nhất đến bạn sau khoảng 30 phút. Tất cả thông tin sẽ được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết trong báo cáo. Nếu có thắc mắc, bạn có thể liên hệ đội ngũ nhân viên tại Ficombank để được giải đáp.

Kiểm tra nợ xấu (CIC) chi tiết

3. Kiểm tra nợ xấu bằng website cic.org

Website cic.org là một công cụ hữu ích để tra cứu thông tin về nợ xấu tại Việt Nam. Để sử dụng website này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập website cic.org.vn
  • Bước 2: Đăng ký tài khoản bằng cách nhấn vào nút “Đăng ký” ở góc trên bên phải trang web.
  • Bước 3: Điền thông tin đăng ký tài khoản, bao gồm họ tên, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, email và số điện thoại.
  • Bước 4: Xác nhận thông tin đăng ký và đồng ý với các điều khoản sử dụng của trang web.
  • Bước 5: Sau khi hoàn tất đăng ký, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản của mình để tra cứu thông tin nợ xấu bằng cách nhập vào số CMND/CCCD của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu nợ xấu của các ngân hàng để kiểm tra thông tin nợ xấu của mình. Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ này và bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn của từng ngân hàng để tra cứu thông tin nợ xấu của mình.

Câu hỏi liên quan!

1. Chồng nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng vợ vay ngân hàng không?

Vấn đề nợ xấu của chồng có thể ảnh hưởng đến khả năng vợ vay tiền từ ngân hàng, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng nợ xấu của vợ và tổng thu nhập của gia đình.

2. Nợ xấu của vợ ảnh hưởng đến khả năng chồng vay tiền ngân hàng không?

Nếu vợ có tình trạng nợ xấu, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chồng vay tiền từ ngân hàng, đặc biệt là nếu họ đăng ký vay chung. Ngân hàng sẽ cân nhắc tình trạng nợ xấu của vợ để quyết định cho vay hay không.

3. Tài chính của chồng ảnh hưởng như thế nào đến khả năng vợ vay tiền từ ngân hàng?

Tình trạng tài chính của chồng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vợ vay tiền từ ngân hàng. Nếu chồng có tình trạng tài chính ổn định, có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ đúng hạn, thì khả năng vợ vay tiền từ ngân hàng vẫn khả quan.

Lời kết

Câu trả lời cho việc chồng bị nợ xấu thì vợ có vay ngân hàng được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhóm nợ, hình thức vay,… Thông tin chi tiết về vấn đề này đã được chúng tôi cập nhật một cách đầy đủ ở nội dung bài viết trên.

Có thể bạn chưa biết!

  • Findo.vn lừa đảo?
  • Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? 
  • Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không?
  • Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào?
Nợ xấu

Từ khóa » Chồng Nợ Xấu Vợ Có Vay được Không