Hội Chứng Bìu Cấp | Website Bệnh Viện Nhi đồng 2

  • Bản đồ bệnh viện
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM - Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724. CSKH:19001215
  • Trang chủ
  • |
  • Giới thiệu
    • Logo và ý nghĩa của logo bệnh viện
    • Lịch sử bệnh viện
  • |
  • Dịch Vụ Khám Bệnh
    • Phòng khám Theo yêu cầu chất lượng cao
  • |
  • Tin Tức - Sự Kiện
    • Tin Chuyên Môn
    • Tình hình BN nhập viện nội trú
    • Công tác xã hội
    • Hoạt Động Phong Trào
    • Bản Tin Công Đoàn
    • Đoàn Thanh Niên
    • Đảng Ủy Bệnh Viện
    • Điều Dưỡng
    • Hội nghị hội thảo
    • Quản lý chất lượng
    • Hội Ngoại nhi
    • CLB Quản lý trẻ BV Nhi Đồng 2
    • Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật
    • Bảo hiểm y tế
  • |
  • Chỉ Đạo Tuyến
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp lý
    • Đề Án 1816
    • Công tác tuyến
    • Lớp nội bộ
    • Lớp đào tạo mở rộng
    • Đào tạo thực hành 18 tháng
    • Nghiên cứu khoa học
    • Sách, phác đồ, tài liệu tham khảo
  • |
  • Văn Bản
    • Tuyển dụng
    • Luật
    • Thông Báo
    • Thông tư
    • Quyết Định
    • Nghị định
    • Công Văn
    • Kế hoạch
    • Cải cách hành chính
  • |
  • Giáo Dục Sức Khỏe
    • An toàn cho trẻ
    • Hướng dẫn chăm sóc gia đình
    • Dinh dưỡng
    • Tiêu hóa
    • Hô hấp
    • Thần Kinh
    • TMH - Mắt - RHM
    • Ngoại Khoa
    • Sơ Sinh
    • Thận Máu - Nội Tiết
    • Tim Mạch
    • Tâm Lý
    • Bệnh Truyền Nhiễm
    • Da Liễu
  • |
  • Giải Đáp Thắc mắc
    • Dinh Dưỡng
    • Tiêu hóa
    • Hô hấp
    • Thần Kinh
    • TMH-Mắt - RHM
    • Ngoại khoa
    • Sơ sinh
    • Thận Máu - Nội Tiết
    • Tim Mạch
    • Bệnh Truyền Nhiễm
    • Tâm Lý
    • Tư Vấn Chích Ngừa
    • Da Liễu
  • |
  • Tài Liệu
    • Phác đồ điều trị
    • Y học chứng cứ
    • Thông tin nhanh
    • NCKH Bác Sĩ
    • NCKH Điều Dưỡng
    • Chuyên đề SHKHKT Ngoại Khoa
    • Chuyên đề SHKHKT Nội Khoa
    • Chuyên đề SHKHKT Điều Dưỡng
    • Tuyên truyền
  • |
  • Thời Sự Y Dược
    • Cảnh Báo Thuốc
    • Thời Sự Y Dược
  • |
  • Bảng giá viện phí
    • Thông tư 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023
    • Thông tư 21/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023
    • Bảng giá DVKT phòng khám Y học cổ truyền
    • Bảng giá Vaccine dịch vụ
    • Bảng giá khám bệnh
    • Bảng giá viện phí
    • Bảng giá dịch vụ yêu cầu
    • Bảng giá thuốc
    • Bảng giá vật tư
    • Bảng giá giường bệnh
    • Bảng giá các loại tại phòng khám ngoài giờ
    • Bảng giá thu các loại tại PK TYC Chất lượng cao
    • Bảng giá phẫu thuật trong ngày năm 2021 (áp dụng từ ngày 10/05/2021)
Bấm vào hình để xem kích thước thật Giáo Dục Sức Khỏe -> Ngoại Khoa

Hội chứng bìu cấp

Ngày đăng: 01/08/2013

Lượt xem: 41334

Hội chứng bìu cấp là biểu hiện cấp tính tình trạng sưng, đỏ, đau vùng bìu, có thể kèm theo dấu hiệu toàn thân.

Các nguyên nhân thường gặp gây hội chứng bìu cấp: xoắn tinh hoàn, xoắn phần phụ tinh hoàn, viêm mào tinh-tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn. Trong đó xoắn tinh hoàn đe dọa gây tổn thương tinh hoàn không hồi phục nên phải được theo dõi cấp cứu cho đến khi loại trừ.

Xoắn tinh hoàn: xoắn các cấu trúc của thừng tinh, làm ngăn cản dòng máu đến tinh hoàn và mào tinh dẫn đến tinh hoàn có thể bị hoại tử. Thường xảy ra ở lứa tuổi sơ sinh và dậy thì. Có hai kiểu xoắn: xoắn trong tinh mạc và xoắn trên tinh mạc.

Chẩn đoán:

Cơ năng: cơn đau đột ngột, dữ dội và tăng dần, đặc biệt khởi phát từ ban đêm cần nghĩ đến nguyên nhân xoắn tinh hoàn. Nếu có sốt, nhiễm trùng tiểu gợi ý viêm mào tinh hoàn.

Thực thể: tinh hoàn sưng to, nằm cao và trục xoay ngang, kéo tinh hoàn xuống thấp gây đau nhiều hơn. Tinh hoàn ẩn xoắn bệnh nhân đau vùng ống bẹn, khối phồng ở vùng này, ấn đau và bìu cùng bên không sờ thấy tinh hoàn. Mất phản xạ da bìu là dấu hiệu có giá trị cao trong xoắn tinh hoàn. Đau giới hạn ở vị trí cực trên tinh hoàn gợi ý xoắn phần phụ tinh hoàn, thăm khám có thể tìm thấy một đốm xanh sậm màu xuyên qua da bìu (blue dot sign).

Dấu hiệu tinh hoàn nằm cao

Xét nghiệm: Khi có nghi ngờ xoắn tinh hoàn sau khi thăm khám, nên tiến hành phẫu thuật khẩn cấp. Siêu âm Doppler màu giúp chẩn đoán xoắn tinh hoàn, khảo sát sự tưới máu tinh hoàn còn hay mất.

Quyết định phẫu thuật một bệnh nhân có “bìu cấp” chủ yếu dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng chứ không chờ đợi kết quả chẩn đoán hình ảnh. Nên phẫu thuật thám sát ngay cả những trường hợp triệu chứng kéo dài hơn 36 giờ vì có những trường hợp mức độ xoắn nhẹ. Phẫu thuật trước 6 giờ có khả năng cứu 100%, từ 6 giờ đến 12 giờ 70% và 20% từ 12giờ đến 24 giờ.

Dấu hiệu tinh hoàn nằm cao Dấu hiệu blue dot sign

Chẩn đoán phân biệt:

Xoắn phần phụ tinh hoàn: Phản xạ da bìu vẫn còn và tinh hoàn vẫn di động. Đau khu trú ở cực trên tinh hoàn hoặc mào tinh, đau thường khởi phát tăng dần hơn là cấp tính và không kèm theo nôn, ói, đau bụng. Dấu hiệu blue dot sign là dấu đặc hiệu của xoắn phần phụ tinh hoàn, tuy nhiên “blue dot sign” chỉ phát hiện được ở 20% các trường hợp bệnh nhân bị xoắn phần phụ tinh hoàn. Xoắn phần phụ tinh hoàn không đòi hỏi phẫu thuật nếu được chẩn đoán chính xác.

Henoch-Schonlein purpura: Bệnh hiếm gặp vời biểu hiện sưng đau vùng bẹn. Thường kèm theo ban đỏ ở da, đau bụng cơn, đau khớp, đôi khi có tiểu máu do tổn thương cầu thận. Triệu chứng liên quan đến bộ phận sinh dục ngoài là sưng đau và bầm máu. Ảnh hưởng tại bìu thường là thứ phát của thương tổn mạch máu lan tỏa liên quan đến tinh hoàn. Bệnh tự giới hạn và đáp ứng tốt với corticoid.

Viêm mào tinh hoàn: Cơn đau khởi phát từ từ, sốt và tiểu đau hay đi kèm theo. Hay gặp từ 9-14 tuổi. Ở trẻ nhỏ hơn bệnh nhi kèm dị dạng hậu môn trực tràng hay dị dạng tiết niệu sinh dục.

Viêm tinh hoàn: có thể là nhiễm trùng hay viêm, là do ảnh hưởng trực tiếp từ viêm mào tinh. Nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng đến tinh hoàn hiếm gặp ở trẻ em, đây là hậu quả của vi trùng lan tỏa theo đường máu hoặc sau khi bị quai bị.

Chấn thương bìu: Chấn thương bìu có thể gây ra tụ máu trong bìu, chảy máu trong tinh hoàn hoặc rách màng bao tinh hoàn, tinh hoàn lộ ra ngoài bìu. Siêu âm là phương tiện chẩn đoán tốt nhất. Nếu có vỡ tinh hoàn (rách màng bao) là có chỉ định phẫu thuật.

Xử trí: Khi nghi ngờ có xoắn tinh hoàn có chỉ định phẫu thuật thám sát, đây vừa là động tác chẩn đoán cũng như điều trị.

Đăng bởi: Ths.Bs.Phạm Ngọc Thạch - PP.KHTH

[Trở về]

Các tin khác

Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023

Bé gái bị phì đại âm vật phẫu thuật ở lứa tuổi trễ 16/04/2021

CÓ HAY KHÔNG BỆNH “TINH HOÀN THỦY TINH” Ở TRẺ EM? 02/04/2021

Sa niêm mạc niệu đạo gây chảy máu âm hộ trẻ gái 03/03/2021

Tắc ruột vì 14/01/2021

Đầu nước - giãn não thất - não úng thủy ở trẻ em 03/05/2020

Phẫu Thuật Thận Ứ Nước (Hydronephrosis) Do Hẹp Khúc Nối Bể Thận – Niệu Quản Bằng Phương Pháp Phẫu Thật Nội Soi 3D 06/04/2020

Tiêm Keo Sinh Học – Một Lựa Chọn Điều Trị Mới Ít Xăm Lấn Cho Những Trẻ Bị Trào Ngược Bàng Quang – Niệu Quản 20/02/2020

Phẫu Thuật Trả Về Hình Thái Tự Nhiên Dị Tật Bẩm Sinh Sinh Dục Ở Trẻ Trai Lỗ Tiểu Thấp 25/11/2019

Điều trị xẻ nang niệu quản ở trẻ em với dụng cụ hỗ trợ 11/09/2019

Từ khóa tìm nhiều nhất trong tháng

tuyển dụng, lịch khám bệnh, Tâm Lý, khoa tâm lý, Khám dinh dưỡng, báo giá, bệnh hen, hồ sơ bệnh án, bệnh sởi, Lịch khám Xem nhiều nhất

Dính môi bé ở bé gái và các điều cần biết 21/08/2013

Bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em 23/06/2010

Nhiễm trùng da ở trẻ em 01/12/2011

Một số điều cần biết về viêm hạch. 09/10/2013

Tật ngón tay cò súng ở trẻ em và các điều cần biết 10/11/2012

Vật lý trị liệu trong điều trị vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ 22/08/2011

Viêm ruột thừa và những điều cần biết 23/02/2012

Khi nào cần nong - cắt bao da qui đầu cho bé? 02/06/2011

NONG HẬU MÔN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 19/02/2013

Kén (nang) giáp lưỡi ở trẻ em (phần 1) 29/01/2011

Dính môi bé ở bé gái và các điều cần biết

Tại phòng khám ngoại khoa, nhiều phụ huynh đem con là bé gái đến khám vì những lý do khiến bác sĩ cũng “hết hồn”: “Bác sĩ ơi, con tôi không có lỗ âm đạo”, “Con tôi bị dị dạng đường sinh dục”... Nhưng sau khi được thăm khám, các bác sĩ phát hiện đơn giản là các bé gái này bị dính vùng âm môi bộ phận sinh dục nữ hay chính xác hơn là dính môi bé đơn thuần....

Bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em

Một bệnh lý đơn giản ở trẻ em, nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm cần được phụ huynh lưu tâm.

Nhiễm trùng da ở trẻ em

Thời tiết nóng bức làm cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi. Đây là yếu tố thuận lợi để bụi bẩn với rất nhiều vi khuẩn bám vào da khiến cho da trẻ bị tổn thương và dễ mắc các bệnh ngoài da nhất là nhiễm trùng da.

Một số điều cần biết về viêm hạch.

Viêm hạch là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho thuộc hệ bạch huyết của cơ thể. Các hạch lympho này là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của các vật lạ (siêu vi, vi trùng). Khi các hạch này bị tấn công thì sẽ có hiện tượng viêm phản ứng và tạo ra tình trạng viêm hạch.

Tật ngón tay cò súng ở trẻ em và các điều cần biết

Một số bà mẹ nhận thấy ngón tay cái con mình hay bị co rút lại như cò súng, nếu cố duỗi ra thì một lát sau vẫn co lại như cũ hoặc bé đau, khóc không cho mẹ làm. Đến khám tại bệnh viện, các bé được bác sĩ chẩn đoán là tật ngón tay cò súng, hay ngón tay bật và có chỉ định mổ. Điều này khiến nhiều cha mẹ rất lo lắng vì nhiều bé còn quá...

Vật lý trị liệu trong điều trị vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ

Vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ (VCBSDTC) hay còn gọi là u cơ ức đòn chũm (Congenital muscular torticolli), là một trong những tật về cơ quan vận động thường gặp ở trẻ sơ sinh.Nguyên nhân chưa rõ ràng,nhưng thường do tư thế xấu trong tử cung (ở trẻ sanh ngôi mông,dây nhau choàng cổ..) dẫn đến mạch máu nuôi cơ bị chèn ép làm cho cơ ức đòn chũm bị xơ hoá  hoặc...

Viêm ruột thừa và những điều cần biết

Bé gái N.T.D, 13 tuổi, đau bụng 1 ngày vùng bụng dưới kèm theo sốt nhẹ, tiêu lỏng. Vì gần ngày hành kinh nên bé tưởng mình bị đau bụng kinh, ráng chịu đựng và không nói với cha mẹ. Đến khi hết chịu nổi, bé mới nói và được gia đình đưa đi khám phát hiện ra bé bị viêm ruột thừa hóa mủ. Bé trai T.T.L, 5 tuổi, đau bụng vùng quanh rốn 2 ngày nay , có...

Khi nào cần nong - cắt bao da qui đầu cho bé?

Bao quy đầu là phần da bao phủ quy đầu liên tục với da bao thân dương vật. Bao quy đầu gồm phần da bên ngoài và phần da mỏng bên trong (niệm mạc)  dính vào quy đầu. Giữa phần da mỏng này và quy đầu có một lớp dịch mỏng giúp cho quy đầu TỰ TUỘT LÊN được. Khi lớp dịch này cùng với lớp tế bào của niêm mạc bao quy đấu tróc ra đọng lại thành một...

NONG HẬU MÔN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Nong hậu môn sau 1 số phẫu thuật đặc biệt là hết sức cần thiết. Các bậc cha mẹ có con cần nong hậu môn cần chú ý 1 số vấn đề sau để kết quả sau phẫu thuật của con mình được tốt và lấu dài

Kén (nang) giáp lưỡi ở trẻ em (phần 1)

Các bậc cha mẹ đôi khi rất tình cờ, lúc tắm cho con hoặc sờ thấy, phát hiện dưới vùng cằm của bé có 1 nang, kích thước có thể từ 2 cho đến vài cm, di động theo nhịp nuốt của bé. Khi đưa con tới khám ở bệnh viện thì được bác sĩ khám và chẩn đoán là nang (kén) giáp lưỡi, cần phải phẫu thuật làm không ít bậc làm cha làm mẹ bối rối vì không...

Lịch Khám Bệnh & Tái khám

Liên hệ / Gửi câu hỏi

Họ tên

Email

Điện thoại

Mã bảo vệ

Nhập Mã bảo vệ

Gửi góp ý

Nội dung

Trang báo điện tử này thuộc bản quyền của BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 ©2007

Ghi rõ nguồn www.benhviennhi.org.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Các đồng nghiệp, các công tác viên muốn đóng góp bài viết vui lòng vào phần Liên hệ

Từ khóa » Da Bìu Sậm Màu