Hội Chứng Chèn ép Dây Thần Kinh: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và ...
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng chèn ép dây thần kinh là tình trạng dây thần kinh bị gia tăng áp lực, chẳng hạn như: sụn, xương, cơ… Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau và cản trở cuộc sống của bạn. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
4.9/5 - (286 bình chọn)- 1. Hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì?
- 2. Triệu chứng chèn ép dây thần kinh
- 2.1. Thường xuyên bị tê
- 2.2. Cảm giác như bị kim châm
- 2.3. Đau khớp
- 2.4. Bị yếu cơ ở một vùng nào đó
- 3. Nguyên nhân gây hội chứng chèn ép dây thần kinh
- 4. Bị chèn ép dây thần kinh phải làm sao?
- 4.1. Dùng thuốc tây
- Phương pháp vật lý trị liệu
- 5. Biện pháp phòng ngừa chèn ép dây thần kinh
1. Hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì?
Hiện tượng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi có quá nhiều áp lực tác động từ các mô xung quanh như: sụn, xương, cơ hoặc dây chằng… Áp lực này phá vỡ chức năng của dây thần kinh, gây đau, ngứa ran, tê hoặc yếu cơ.
Chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Ví dụ, thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép rễ thần kinh, gây đau và lan tỏa xuống mặt sau của chân hoặc chèn ép dây thần kinh ở cổ tay có thể dẫn đến đau và tê ngón tay.
2. Triệu chứng chèn ép dây thần kinh
2.1. Thường xuyên bị tê
Cảm giác tê nhức là triệu chứng điển hình của hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Bởi, khi tác động, dòng tín hiệu thần kinh bị gián đoạn gây tê cứng trong thời gian ngắn nhưng lặp lại liên tục. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra hiện tượng tê liệt vĩnh viễn.
2.2. Cảm giác như bị kim châm
Chức năng của dây thần kinh là truyền tín hiệu từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Do đó, bất cứ điều gì làm gián đoạn tín hiệu này đều xuất hiện triệu chứng tê như kim châm. Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở khu vực nhất định và kéo dài 3-5 phút. Nếu chúng xuất hiện liên tục thì bạn nên kiểm tra sức khỏe đề phòng mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh.
2.3. Đau khớp
Đau khớp là triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Cơn đau tỏa ra và di chuyển qua nhiều khớp nối với các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là vùng thắt lưng, khớp gối, bắp chân, cánh tay. Điều này xảy ra do dây thần kinh bị viêm và sưng, ảnh hưởng tới chức năng kết nối của chúng.
2.4. Bị yếu cơ ở một vùng nào đó
Suy yếu cơ bắp ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân thường là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh vận động đang bị chèn ép. Dây thần kinh vận động mang tín hiệu từ não đến cơ, cơ yếu là dấu hiệu cho thấy sự kết nối thần kinh đang gặp vấn đề.
Nếu dây thần kinh bị chèn ép tạm thời thì các triệu chứng sẽ hết sau khi cơ thể được nghỉ ngơi hoặc điều trị hợp lý. Tuy nhiên, nếu áp lực lên dây thần kinh không được kiểm soát, hiện tượng này có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn như: liệt…
>> Tìm hiểu nhanh: Mách bạn 5 cách chữa chèn ép dây thần kinh cổ tay hiệu quả
3. Nguyên nhân gây hội chứng chèn ép dây thần kinh
Có rất nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh như sau:
Độ tuổi: Theo một vài thống kê, người bước sang tuổi 30 thường có khả năng mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh cao hơn các đối tượng ở lứa tuổi khác.
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị hội chứng chèn ép dây thần kinh cao hơn nam giới, đặc biệt là người đang mang thai hoặc bước sang giai đoạn tiền mãn kinh.
Béo phì: Khi cân nặng bị dư thừa quá nhiều, cột sống chịu nhiều áp lực gây chèn ép dây thần kinh, lâu dần còn làm tổn thương cột sống.
Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng, nghệ sĩ dương cầm, piano, thợ may… là những đối tượng có khả năng cao bị chèn ép dây thần kinh so với những người làm công việc khác. Nguyên nhân là do những người này thực hiện lặp đi lặp lại cùng một hoạt động trong thời gian dài.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp … cũng có khả năng bị chèn ép dây thần kinh.
4. Bị chèn ép dây thần kinh phải làm sao?
Để chẩn đoán chính xác hiện tượng này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm: điện cơ, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm, kiểm tra dẫn truyền thần kinh. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán và tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp chữa trị phù hợp ở mỗi đối tượng.
4.1. Dùng thuốc tây
Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để ngăn ngừa tình trạng đau nhức và tê bì do chèn ép dây thần kinh gây ra:
Thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen, Meloxicam…): giúp giảm triệu chứng sưng và đau, đồng thời ngăn ngừa viêm phát triển.
Thuốc Corticosteroid dạng uống: giúp giảm đau và sưng, thường dùng trong trường hợp chèn ép dây thần kinh ở mức độ trung bình.
Thuốc giảm đau đơn thuần: Paracetamol….
Tuy nhiên, các loại thuốc tân dược nêu trên chưa điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh mà chỉ giảm được triệu chứng. Bên cạnh đó, việc tùy tiện sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày… Vì vậy, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp sử dụng thuốc tây không đỡ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các mô gây chèn ép dây thần kinh. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn có thể tái phát trở lại.
Phương pháp vật lý trị liệu
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như: chườm nóng và lạnh, xoa bóp, massage… cũng là cách giúp giảm sưng, đau khi bị chèn ép dây thần kinh.
- Chườm nóng và lạnh: Để giảm sưng, đau, đồng thời tăng tuần hoàn máu đi nuôi dưỡng cơ bắp và các khớp, bệnh nhân nên chườm luân phiên giữa nóng và lạnh. Trước tiên, người bệnh chườm đá lạnh 3-4 lần, mỗi lần 15 phút để giảm sưng, sau đó, chườm nước ấm để giảm triệu chứng đau nhức, tê bì.
- Massage: Các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng tại vùng bị tổn thương sẽ giảm áp lực lên dây thần kinh, từ đó, cơ bắp được thư giãn, bớt đau nhức. Người bệnh chú ý, không nên mạnh tay hoặc tác động xấu vào các mô bên dưới khiến cho triệu chứng nặng hơn.
5. Biện pháp phòng ngừa chèn ép dây thần kinh
Để ngăn ngừa hiện tượng chèn ép dây thần kinh tái phát hoặc tiến triển nặng, người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây:
- Thường xuyên vận động cơ thể: Hoạt động thể thao, thực hiện các bài tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày. Từ đó, giúp cho các khớp xương được linh hoạt, hạn chế tình trạng đau nhức, tê bì.
- Tăng cường thực phẩm chứa kali: Kali liên quan đến quá trình trao đổi chất ở tế bào, thiếu kali làm liên kết giữa các dây thần kinh yếu đi, khiến cho hiện tượng chèn ép dây thần kinh thêm nặng. Do đó, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa kali như: mơ, chuối, cam, các loại hạt…
- Bổ sung canxi: Bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, ví dụ như sữa, phomai, cải xoăn, cải bó xôi… giúp hạn chế áp lực chèn ép dây thần kinh, đồng thời cải thiện tình trạng chung của sức khỏe.
- Hạn chế các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán…
- Tránh sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá…
- Không nên ngồi làm việc quá lâu trước máy tính.
- Kiểm soát cân nặng lành mạnh, tránh tăng cân quá mức gây chèn ép dây thần kinh.
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin về hội chứng chèn ép dây thần kinh là gì, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như biện pháp phòng tránh đúng cách. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hiện tượng này hoặc chưa tìm được phương pháp điều trị phù hợp, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo Hotline: 0343446699 để được hỗ trợ tư vấn. Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi được không?
- Viêm dây thần kinh cánh tay nguy hiểm ra sao?
- Đau thần kinh liên sườn, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Từ khóa » Chèn Dây Thần Kinh Làm Tê Tay
-
Chèn Dây Thần Kinh Gây Tê Tay: Triệu Chứng & Điều Trị
-
Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Tê Bì Tay Chân | Vinmec
-
Thoái Hoá đốt Sống Cổ Gây Tê Tay Và Các Dấu Hiệu Nhận Biết | ACC
-
Tê Bì Tay Chân Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tê Bì Chân Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Tê Bì Ngón Tay Nguyên Nhân Là Gì Và Phương Pháp Chẩn đoán Bệnh
-
Bật Mí: Thường Xuyên Tê Chân Tay Là Dấu Hiệu Bệnh Gì | Medlatec
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Tê Ngón Tay, Bàn Tay Là Do Hội Chứng ống Cổ Tay – Cách Nhận Biết Và ...
-
Tình Trạng Tê Bì Tay Chân
-
Tê Bì - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thoái Hóa đốt Sống Cổ Gây Tê Tay Và Những điều Người Bệnh Nên Biết
-
Chèn ép Dây Thần Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Tê Ngón Tay út Và áp út (trái - Phải): Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - JEX