Hội Chứng Chèn ép Dây Thần Kinh

Nội dung bài viết

  • Chèn ép dây thần kinh là gì?
  • Triệu chứng chèn ép dây thần kinh
  • Nguyên nhân
  • Yếu tố nguy cơ
  • Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng chèn ép dây thần kinh?
  • Điều trị chèn ép dây thần kinh
  • Biện pháp phòng ngừa bệnh chèn ép dây thần kinh

Hội chứng chèn ép dây thần kinh là tình trạng dây thần kinh bị gia tăng áp lực, chẳng hạn như: sụn, xương, cơ… Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau và cản trở cuộc sống của bạn. Bài viết sau đây của bác sĩ Lữ Thị Hồng Vân sẽ tổng hợp thông tin đầy đủ về bệnh chèn ép dây thần kinh, từ định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân tới cách chẩn đoán bệnh, cách điều trị và phòng chống bệnh này. Hi vọng sẽ giúp bệnh nhân có thêm thông tin tổng quan về căn bệnh này, từ đó ra quyết định đi khám phù hợp.

Chèn ép dây thần kinh là gì?

Bệnh chèn ép dây thần kinh xảy ra khi quá nhiều áp lực cho dây thần kinh từ các mô xung quanh – chẳng hạn như xương, sụn, cơ hoặc dây chằng. Áp lực này phá vỡ chức năng của dây thần kinh, gây đau, ngứa ran, tê hoặc yếu kém.

Chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể. Ví dụ, thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép lên rễ thần kinh. Gây đau lan tỏa xuống mặt sau của chân (bệnh đau thần kinh tọa). Hoặc là chèn ép dây thần kinh ở cổ tay có thể dẫn đến đau và tê ở bàn tay và ngón tay (Hội chứng ống cổ tay).

chèn ép dây thần kinh

Triệu chứng chèn ép dây thần kinh

1. Thường xuyên bị tê

Cảm giác tê nhức là triệu chứng điển hình của hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Bởi khi tác động, dòng tín hiệu thần kinh bị gián đoạn gây tê cứng trong thời gian ngắn nhưng lặp lại liên tục. Trong trường hợp nghiêm trọng, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra hiện tượng tê liệt vĩnh viễn.

2. Cảm giác như bị kim châm

Chức năng của dây thần kinh là truyền tín hiệu từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Do đó, bất cứ điều gì làm gián đoạn tín hiệu này đều xuất hiện triệu chứng tê như kim châm. Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở khu vực nhất định và kéo dài 3-5 phút. Nếu chúng xuất hiện liên tục thì bạn nên kiểm tra sức khỏe đề phòng mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh.

3. Đau khớp

Đau khớp là triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của tình trạng dây thần kinh bị chèn ép. Cơn đau tỏa ra và di chuyển qua nhiều khớp nối với các bộ phận khác trong cơ thể. Đặc biệt là vùng  thắt lưng, khớp gối, bắp chân, cánh tay. Điều này xảy ra do dây thần kinh bị viêm và sưng. Ảnh hưởng tới chức năng kết nối của chúng.

4. Bị yếu cơ ở một vùng nào đó

Suy yếu cơ bắp ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân thường là dấu hiệu cảnh báo dây thần kinh vận động đang bị chèn ép. Dây thần kinh vận động mang tín hiệu từ não đến cơ. Cơ yếu là dấu hiệu cho thấy sự kết nối thần kinh đang gặp vấn đề.

Đau thần kinh tọa là một chứng bệnh phổ biến ở người từ 30 – 60 tuổi. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng nó gây ra những cơn đau ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng YouMed hiểu thêm về căn bệnh đau thần kinh tọa qua bài viết sau: Tìm hiểu về đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân

Chèn ép dây thần kinh xảy ra khi nhiều áp lực cho dây thần kinh từ các mô xung quanh. Trong một số trường hợp, điều này có thể là mô xương hoặc sụn – chẳng hạn như trong trường hợp đĩa đệm cột sống thoát vị chèn ép rễ thần kinh. Trường hợp khác, cơ hoặc dây chằng có thể là thủ phạm. Trong trường hợp hội chứng ống cổ tay. Một loạt các mô có thể phải chịu trách nhiệm cho việc chèn ép thần kinh của ống cổ tay. Trong đó có bao vỏ gân sưng lên, hay dây chằng dày lên và biến chất.

Một số vấn đề có thể gây ra hiện tượng mô chèn ép dây thần kinh. Thương tích, sai tư thế, viêm xương khớp, căng thẳng từ sở thích lặp đi lặp lại, công việc hoặc hoạt động thể thao, và béo phì là nguyên nhân phổ biến của chèn ép thần kinh.

Áp lực gây ra viêm dây thần kinh và làm mất chức năng của thần kinh. Nếu thần kinh bị chèn ép chỉ trong một thời gian ngắn, thường không có thiệt hại vĩnh viễn. Khi áp lực nhẹ, sẽ trả về chức năng thần kinh bình thường. Tuy nhiên, nếu áp lực vẫn tiếp tục, đau mãn tính và tổn thương thần kinh vĩnh viễn có thể xảy ra.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh:

  • Tư thế sai bổ sung thêm áp lực cho cột sống và dây thần kinh.
  • Viêm xương khớp: Thần kinh bị chèn ép có thể từ gai xương do viêm xương khớp.
  • Vận động quá mức: Công việc hoặc sở thích yêu cầu lặp đi lặp lại bàn tay, cổ tay hoặc chuyển động vai. Chẳng hạn như công việc dây chuyền lắp ráp, tăng khả năng chèn ép dây thần kinh bị.
  • Bệnh béo phì: Thừa cân có thể thêm áp lực cho thần kinh.
  • Di truyền: Một số di truyền dễ mắc các vấn đề dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép. 

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng chèn ép dây thần kinh?

Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng của bạn. Sau đó, có thể sử dụng các xét nghiệm và khám thực thể để xác định hội chứng chèn ép dây thần kinh.

Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán các dạng hiếm hơn của hội chứng chèn ép dây thần kinh bao gồm:

  • Kiểm tra dẫn truyền thần kinh;
  • Điện cơ;
  • Siêu âm;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Đối với hội chứng đường hầm cổ tay và hội chứng chèn ép thần kinh trụ. Xét nghiệm chẩn đoán không phải lúc nào cũng cần thiết. Tuy nhiên, chúng cung cấp thông tin hữu ích về vị trí và mức độ nghiêm trọng của chèn ép.

Điều trị chèn ép dây thần kinh

Với mỗi trường hợp chèn ép dây thần kinh của từng bệnh nhân thì sẽ có phương án điều trị riêng. Nhưng thông thường sẽ nằm trong cách cách dưới đây:

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập trị liệu, máy trị liệu. Phương pháp này cần điều trị lâu dài, kiên trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể điều trị Vật lý trị liệu tại các khoa Phục hồi chức năng trong Bệnh viện hoặc các phòng khám bên ngoài. 
  • Thuốc men (điều trị Nội khoa): Sau khi thăm khám, bác sĩ thần kinh sẽ kê đơn thuốc uống, thuốc dạng tiêm… nhưng phương pháp này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, kiểm soát không cho bệnh tiến triển nặng, khó điều trị dứt điểm bệnh được. 
  • Phẫu thuật nếu điều trị Nội khoa và các phương pháp bảo tồn khác không đáp ứng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chèn ép dây thần kinh

Để ngăn ngừa hiện tượng chèn ép dây thần kinh người bệnh nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Thường xuyên vận động cơ thể: Hoạt động thể thao, thực hiện các bài tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày. Từ đó, giúp cho các khớp xương được linh hoạt, hạn chế tình trạng đau nhức, tê bì.
  • Tăng cường thực phẩm chứa kali: Kali liên quan đến quá trình trao đổi chất ở tế bào. Thiếu kali làm liên kết giữa các dây thần kinh yếu đi. Điều đó khiến cho hiện tượng chèn ép dây thần kinh thêm nặng. Do đó, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa kali như: mơ, chuối, cam, các loại hạt…
  • Bổ sung canxi: Bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi, ví dụ như sữa, phomai, cải xoăn, cải bó xôi… giúp hạn chế áp lực chèn ép dây thần kinh. Đồng thời cải thiện tình trạng chung của sức khỏe.
  • Hạn chế các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán…
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá…
  • Không nên ngồi làm việc quá lâu trước máy tính.
  • Kiểm soát cân nặng lành mạnh, tránh tăng cân quá mức gây chèn ép dây thần kinh.

Chèn ép dây thần kinh là một bệnh không quá nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện sớm. Bài viết trên đây YouMed cung cấp cho bạn một kiến thức chung cơ bản về hội chứng chèn ép dây thần kinh. Nếu bạn có các triệu chứng hay có bất kì thắc mắc nào thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như điều trị kịp thời.

Liệt dây thần kinh số VII hay còn gọi là liệt mặt. Triệu chứng phổ biến là yếu một bên mặt, mí mắt hoặc một bên miệng. Bệnh khá nguy hiểm có thể để lại di chứng cả đời. Ở bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về “liệt dây thần kinh số VII”: Liệt dây thần kinh số VII và những điều bạn nên biết

Từ khóa » Chèn Dây Thần Kinh ở Bàn Chân