Hội Chứng Hậu Covid-19 ở Trẻ Em Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Là Gì?

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, nguyên Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, dù trẻ mắc bệnh nhẹ, nhanh khỏi nhưng vẫn có thể mắc hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ em với những triệu chứng kéo dài, để lại di chứng nếu không được điều trị kịp thời.

khám di chứng hậu covid
ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang khám cho bệnh nhi. Ảnh: Quỳnh Châu.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong số các ca Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam, tỷ lệ mắc của nhóm 0-2 tuổi là 2,5%; 3-12 tuổi là 8,9%; 13-17 là 5,7%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm 0-2 tuổi là 0,19%; 3-12 tuổi là 0,06%; từ 13-17 tuổi là 0,09%. Mặc dù tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở trẻ không cao so với người lớn nhưng lại gây những tác động không nhỏ và lâu dài đến thể chất, tinh thần của trẻ, đặc biệt trẻ vẫn có thể mắc phải và lây bệnh cho người khác.

>>Xem thêm: Di chứng hậu Covid-19 kéo dài bao lâu? Cách khắc phục ra sao?

1/20 số trẻ em nhập viện do Covid-19 có thể bị suy giảm chức năng não

Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh, khoảng 1/20 số trẻ em nhập viện do Covid-19 có thể bị suy giảm chức năng não hoặc bị các biến chứng thần kinh kéo dài.

CDC Mỹ và các đối tác đang điều tra một tình trạng y tế hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến Covid-19 ở trẻ em được gọi là Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Với hội chứng này, trẻ cảm giác mệt mỏi, choáng váng, mất mùi; phát ban, đỏ mắt, sốt kéo dài, thậm chí mất hoặc thay đổi vị giác…

banner tâm anh quận 7 content

Không ít trẻ có tâm lý mặc cảm, tự ti sau mắc bệnh. Đặc biệt một biểu hiện khác ở trẻ khiến phụ huynh lo lắng là khó tập trung, không ghi nhớ và hiểu được kiến thức giáo viên giảng dạy, chữ viết xấu… Toàn bộ các biểu hiện này rất cần được theo dõi, đánh giá sớm và can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.

Tiến sĩ Jagdish Kathwate một chuyên Nhi khoa tại Bệnh viện Motherhood Hospital Kharadi Pune (Ấn Độ) cho biết, “Covid-19 có thể gây ra tình trạng “loạn khứu giác” vì virus có thể làm tổn thương tạm thời các thụ thể và dây thần kinh liên quan đến khứu giác. Điều này làm cho trẻ bị thay đổi khứu giác và vị giác dẫn đến tình trạng một số trẻ trở nên ‘kén ăn’.

Tình trạng “loạn khứu giác” làm ảnh hưởng đến việc cảm thụ mùi vị của trẻ với thức ăn, thay vì ngửi thấy mùi socola trẻ có thể ngửi thấy mùi xăng, mùi rác thải thậm chí là mùi trứng thối. Do vậy, một số trẻ em có thể sẽ cảm thấy không còn hứng thú với những món ăn mà bé từng rất thích trước đó.

Nhận biết triệu chứng hậu Covid-19 ở trẻ em

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa – nguyên Phó Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM – chia sẻ: “Virus gây bệnh Covid-19 xâm nhập vào hô hấp nên đối với trẻ mắc Covid-19, biểu hiện qua đường hô hấp là rõ ràng nhất, trẻ sẽ có biểu hiện sốt kèm ho, nghẹt mũi, chảy mũi. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể có triệu chứng ở đường tiêu hóa, như mắc ói, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng.

Một số trường hợp có biểu hiện phát ban, đỏ mắt. Riêng biểu hiện mất khứu giác, vị giác ở trẻ em ít gặp hơn ở người lớn. Theo một số báo cáo, mất vị giác khứu giác thường gặp ở trẻ lớn hơn trẻ nhỏ, điều này có thể là do trẻ nhỏ chưa có khả năng diễn tả được cảm giác của mình”.

Theo bác sĩ Kim Thoa, di chứng hậu Covid-19 ở trẻ em đa phần đều liên quan đến đường hô hấp như ho nhiều, ho kéo dài, cảm giác nặng ngực, hụt hơi, khó thở. Một số trẻ bị đau ngực, nhịp tim không đều, cảm giác mệt khi gắng sức do các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thường gặp là viêm cơ tim. Ngoài ra trẻ cũng bị giảm sức chịu đựng về thể chất như dễ mệt hơn bình thường ngay cả khi không có bệnh lý ở tim và hô hấp và giảm sự tập trung, trẻ dễ quên hơn bình thường, đau đầu và viết chữ xấu hơn.

Một số bé lớn có thể bị mất khứu giác, vị giác, ăn không ngon miệng kéo dài. Ở người lớn tình trạng mất khứu giác và vị giác có thể kéo dài trong nhiều tháng, nhưng ở trẻ em thường sẽ khỏi sau vài tuần mặc dù có một số trẻ phục hồi rất chậm. Đặc biệt ở trẻ em, có thể mắc hội chứng viêm đa hệ thống sau khi nhiễm Covid-19. Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng, ảnh hưởng rất nhiều cơ quan trong cơ thể và có thể gây tử vong, trẻ cần phải được nhập viện sớm để điều trị.

trẻ được thăm khám tại khoa nhi
Trẻ được thăm khám tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Quỳnh Châu.

Đối với những trẻ đã mắc Covid-19, phụ huynh cần theo dõi sát các biểu hiện bất thường nơi trẻ để có thể đưa trẻ đưa trẻ đi khám ngay khi cần thiết. Trẻ sau khi mắc Covid-19 có thể có tình trạng “não sương mù” làm trẻ suy nghĩ chậm, giảm trí nhớ và thiếu tập trung. Trẻ cần thời gian nhiều hơn để học và nhớ bài. (1)

Do đó, trẻ cần hỗ trợ về mặt tâm lý từ phụ huynh và thầy cô để giúp trẻ vượt qua được khó khăn trong học tập, tránh tâm trạng lo lắng bi quan có thể làm xấu hơn tình trạng của trẻ. Tiếp đó là hỗ trợ về thể chất, phụ huynh nên khuyên trẻ tập thể dục nhẹ nhàng, tăng lên dần dần chứ không quá sức khiến trẻ dễ mệt và sẽ từ chối hoạt động. Từ đó các sự hỗ trợ về tinh thần và thể chất, dần dần trẻ sẽ quay trở về nhịp sống bình thường.

Nhiều phụ huynh cũng lo ngại về Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ 6 – 15 tuổi, vào khoảng 2 đến 6 tuần sau khi mắc Covid-19, do rối loạn đáp ứng miễn dịch. Nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt, các cơ quan tiêu hóa… có thể bị tổn thương.

Trẻ bị thường bị sốt rất cao liên tục kèm theo biểu hiện tổn thương niêm mạc mạc (nổi ban, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ như quả dâu tây, phù nề bàn tay, bàn chân); rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, nôn) hoặc biểu hiện tổn thương các cơ quan khác (tim, thận, thần kinh…)

“Tuy nhiên để chẩn đoán hội chứng viêm đa hệ thống hậu Covid-19, hoặc một trong số các biểu hiện trên có phải hậu Covid-19 hay không cần có sự thăm khám rất kỹ của bác sĩ. Đôi khi cần làm thêm một số xét nghiệm khác, loại trừ tất cả các nguyên nhân khác có thể gây triệu chứng tương tự nhằm chẩn đoán đúng bệnh và có những phương pháp điều trị phù hợp”, bác sĩ Kim Thoa chia sẻ.

Xem thêm phát hiện và xử trị hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ em:

Bảo vệ trẻ hậu nhiễm Covid-19

Số ca mắc Covid-19 ở trẻ nhỏ đang có xu hướng tăng nhanh so với giai đoạn đầu của đại dịch, một phần do trẻ em là đối tượng chưa được tiếp cận nhiều với tiêm chủng vaccine Covid-19 và sự biến chủng của virus SARS-CoV-2.

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa khuyến cáo, nếu trong gia đình có trẻ mắc Covid-19 thì tuyệt đối không được chủ quan ngay cả khi chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng đông, kháng viêm chỉ được chỉ định sử dụng khi trẻ nhập viện, và thuốc kháng đông dành cho trẻ là dạng sử dụng đường chích không phải  là thuốc uống của người lớn. Nếu cho trẻ sử dụng thuốc kháng đông dạng uống của người lớn thì “lợi bất cập hại”.

Sau khi trẻ khỏi bệnh, âm tính ít nhất 2-3 tuần, người nhà cần theo dõi sát, đi khám khi có các biểu hiện bất thường về thể chất hay tinh thần; và thậm chí là tiếp tục theo dõi đến tận 2-3 tháng sau đó.

Trẻ em luôn là những đối tượng cần được quan tâm nhất về vấn đề sức khỏe, đặc biệt là khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Riêng tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang triển khai nhiều gói khám hậu Covid-19 nhằm tầm soát bệnh kết hợp các phương pháp xét nghiệm cao cấp để phát hiện sớm những nguy cơ biến chứng và can thiệp phù hợp với sức khỏe có, bên cạnh đó kết hợp tư vấn về tâm lý, thể chất để bé hồi phục hoàn toàn.

Ngoài việc kết hợp với bác sĩ điều trị cho bé, phụ huynh nên đồng hành cùng bé trong những hoạt động tại nhà như khuyến khích con vận động phù hợp, chơi thể thao, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính điện thoại, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý…

Phụ huynh có thể yên tâm cho các thiên thần nhỏ đến khám tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM mà không lo ngại về vấn đề “bệnh chồng bệnh”. Tại khoa Nhi, chúng tôi có hệ thống phòng khám và nội trú dành cho các bé cần nhập viện với sự phân luồng khoa học, tránh lây nhiễm chéo cho trẻ. Tất cả điều dưỡng, chăm sóc khách hàng làm việc tại phòng khám được huấn luyện để phân biệt bệnh lây nhiễm, bệnh thông thường.

“Đối với bệnh lây nhiễm, chúng tôi tổ chức riêng khu khám và phòng khám. Thậm chí những nhóm trẻ cùng một bệnh như tay chân miệng, thủy đậu sẽ được khám ở khu vực riêng biệt nhau. Khu vực nội trú Nhi cũng được phân luồng. Những trẻ mắc bệnh lây nhiễm sẽ được bố trí nằm riêng. Vệ sinh, khử khuẩn khu khám và nội trú Nhi được thực hiện rất nghiêm ngặt và thường xuyên”, bác sĩ Kim Thoa cho biết.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Khoa Nhi hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, giàu tâm huyết, được đào tạo chuyên sâu về hồi phục sức khỏe trẻ em sau điều trị Covid-19. Bên cạnh đó với ưu điểm có sự phối hợp đa khoa chuyên sâu: tim mạch, tâm thần, chẩn đoán hình ảnh, phục hồi chức năng… xây dựng phác đồ điều trị toàn diện, tối ưu. Hệ thống thăm dò cận lâm sàng hiện đại, cơ sở vật chất, phòng nội trú chuẩn 5 sao mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái, nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị.

Từ khóa » Phát Ban Hậu Covid ở Trẻ Em