Hội Chứng Ruột Kích Thích: Nguyên Nhân Và Cách Kiểm Soát Bệnh

1. Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích

hội chứng ruột kích thích (tên tiếng Anh: Irritable Bowel Syndrome) là bệnh do tình trạng ống tiêu hóa rối loạn gây ra. Các biểu hiện của bệnh chủ yếu xuất hiện ở đại tràng, có thể tái phát thường xuyên và nhiều lần. Tuy nhiên, bệnh không gây ra thương tổn về mặt giải phẫu, sinh hóa hay cấu trúc ruột.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh

Hội chứng này tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng việc bệnh kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh, tạo thành tâm lý lo lắng và gây suy nhược cơ thể.

2. Điểm danh các nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Cho đến nay, vẫn chưa làm sáng tỏ được nguyên nhân gây hội chứng này. Cũng chính vì vậy mà cũng chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.

Một số ý kiến cho rằng do rối loạn chức năng nên mới dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Lý do là vì khi thăm khám đại tràng đều sẽ không phát hiện bất cứ dấu hiệu nào. Người bệnh tuy luôn có cảm giác mất tự tin và khó chịu nhưng đường ruột lại không có biểu hiện tổn thương.

Bên cạnh đó, nhiều yếu tố cũng chỉ ra sự liên quan giữa hội chứng ruột kích thích và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Cụ thể, một người nếu bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thì có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn đến 6 lần.

Hội chứng ruột kích thích có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Hội chứng ruột kích thích có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích có thể là do một trong số những nguyên nhân sau:

- Chế độ ăn ít chất xơ, chứa các loại thực phẩm không phù hợp với bệnh nhân.

- Đại tràng tổn thương sau khi nhiễm độc thức ăn hoặc nhiễm khuẩn.

- Rối loạn điều hòa nhu động đại trang của trục não - ruột.

- Tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới là bởi trong giai đoạn của bệnh các hormone sinh dục nữ thường tăng cao.

3. Các biểu hiện điển hình của hội chứng ruột kích thích

Người mắc hội chứng này thường gặp phải những biểu hiện điển hình tại ống tiêu hóa, cụ thể như:

- Bụng sôi, đau quặn.

- Đầy hơi, chướng bụng.

- Trào ngược dạ dày - thực quản dẫn đến ợ hơi.

- Liên tục có cảm giác mót rặn, táo bón.

- Đi ngoài nhiều lần phân nát, phân lỏng hoặc phân nhầy máu mũi, nhiều bọt.

 Đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

Đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

Thường sau khi ăn đồ ăn lạ hay gặp phải sang chấn tâm lý nào đó sẽ xuất hiện các biểu hiện này.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có các biểu hiện ngoài ruột như lo lắng, mệt mỏi, đau đầu mất ngủ, suy giảm các hoạt động thể chất, khả năng tập trung suy giảm,...

Mặc dù có các biểu hiện lâm sàng rõ rệt nhưng kết quả xét nghiệm mô bệnh học đại tràng cũng như kết quả xét nghiệm máu, phân đều không có gì bất thường.

4. Chế độ ăn uống phù hợp với những người mắc hội chứng ruột kích thích

4.1. Nên ăn những thực phẩm nào?

Đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích, việc tăng cường bổ sung chất xơ là vô cùng quan trọng. Các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như rau xanh, bột bắp, gạo lứt và đặc biệt là cám gạo hay được khuyên dùng.

Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp cải thiện rõ rệt các biểu hiện táo bón hay tiêu chảy ở một số người. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người bệnh phù hợp với chế độ ăn ít chất xơ. Do đó, tùy từng người mà chế độ dinh dưỡng sẽ được điều chỉnh sao cho hiệu quả nhất.

Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp cải thiện tình trạng hội chứng ruột kích thích ở một số người

Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp cải thiện tình trạng hội chứng ruột kích thích ở một số người

Ngoài ra, người mắc hội chứng này cũng cần lưu ý một số điều như ăn chậm, nhai kỹ khi ăn. Điều này giúp hạn chế tình trạng chướng hơi, đầy bụng, từ đó giảm thiểu tình trạng ruột co bóp giúp giảm đau và giảm đi ngoài.

4.2. Nên hạn chế những loại thực phẩm nào?

Để giúp cải thiện tình trạng ruột kích thích, người bệnh cần đặc biệt lưu ý và hạn chế ăn các loại thực phẩm dưới đây:

- Một số loại rau dễ gây đầy hơi như: cải bắp, cải xanh, hành,...

- Các loại hoa quả có tính axit, quả chua.

- Đường: tránh ăn bánh kẹo, siro, mứt, các loại trái cây hay nước trái cây chứa đường vì dễ khiến đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều chất béo như phomai, mayonnaise, bánh quy,... Tránh đồ ăn chiên rán béo, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên sử dụng chất béo thực vật không bão hòa.

- Các loại đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích đều cần hạn chế tối đa. Ngoài ra, các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt cũng không tốt đối với người mắc hội chứng ruột kích thích.

- Để tránh tình trạng hệ tiêu hóa quá tải, không nên nạp quá nhiều chất dinh dưỡng gây khó tiêu, từ đó dễ dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.

- Một số thực phẩm nhạy cảm: nhiều trường hợp người bệnh nhạy cảm với một số loại đồ ăn nhất định thì nên tránh ăn là tốt nhất.

4.3. Sinh hoạt theo chế độ hợp lý

Luyện tập và duy trì thói quen đi ngoài vào một thời gian thích hợp trong ngày, tốt nhất là buổi sáng. Trước khi đi ngoài nên thực hiện xoa bóp nhẹ vùng bụng.

Xoa bóp nhẹ vùng bụng vào mỗi buổi sáng giúp dễ đi ngoài

Xoa bóp nhẹ vùng bụng vào mỗi buổi sáng giúp dễ đi ngoài

Thiết lập cho mình chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc lao lực và căng thẳng.

Rèn luyện sức khỏe và tập thể dục thư giãn đều đặn mỗi ngày cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng ruột kích thích.

Có thể nói, hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh “tâm căn” bởi nguyên nhân gây ra liên quan đến yếu tố tâm lý.

Để được tư vấn cụ thể, người bệnh có thể liên hệ với hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch và được thăm khám chi tiết, kỹ lưỡng hơn.

Từ khóa » đường Ruột Kích Thích