Hội Chứng Sợ Bóng Tối Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Vượt Qua
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) không giống với cảm giác sợ bóng đêm ở thời thơ ấu. Hội chứng này đặc trưng bởi nỗi sợ tột độ, quá mức về bóng tối và điều này gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống như mất ngủ, suy nhược, căng thẳng thần kinh,…
Hội chứng sợ bóng tối là gì?
Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) là thuật ngữ đề cập đến nỗi sợ tột độ, vô lý và dai dẳng về bóng tối. Nỗi sợ này kéo dài ít nhất 6 tháng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống – đặc biệt là giấc ngủ.
Khi còn nhỏ, hầu hết chúng ta đều sợ bóng tối vì không thể nhìn rõ mọi vật và lo sợ sẽ có quái vật xuất hiện. Nỗi sợ này là một phần của quá trình phát triển tâm lý nên không được xem là bất thường. Trong khi đó, hội chứng sợ bóng tối có thể xảy ra ở cả người lớn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất, tinh thần.
Nyctophobia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, trong đó nyktos có nghĩa là bóng tối/ ban đêm và phobos là nỗi sợ hãi. Hội chứng này được đề cập từ khá lâu và tỷ lệ người mắc bệnh là không hiếm. Dù vậy, Nyctophobia vẫn chưa được công nhận là rối loạn tâm lý chính thức và không được thống kê trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5).
Hội chứng sợ bóng tối dễ bị nhầm lẫn với nỗi sợ thông thường, bởi hầu hết mọi người đều cảm thấy không an toàn vào ban đêm. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân không được phát hiện và điều trị sớm. Trang bị những kiến thức về hội chứng sợ bóng đêm sẽ giúp người bệnh có cơ hội chăm sóc sức khỏe kịp thời.
Triệu chứng của hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia)
Như đã đề cập, chứng Nyctophobia dễ bị nhầm lẫn với nỗi sợ bóng đêm thông thường. Tuy nhiên, nếu chú ý sẽ nhận thấy người mắc chứng bệnh này có nỗi sợ quá mức và khó có thể lý giải. Nỗi sợ khiến họ trở nên hoảng loạn, mất ngủ và đi kèm với các triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, đau tức ngực, khó thở,…
Các dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ bóng tối:
- Có nỗi sợ quá mức về bóng đêm và tình trạng này kéo dài ít nhất 6 tháng
- Cảm thấy lo lắng, bất an khi nghĩ đến việc bản thân ở trong bóng tối
- Khi đối diện với bóng tối, người bệnh sẽ trở nên hoảng loạn, sợ hãi và thậm chí có thể gây ngất xỉu,…
- Ngoài cảm giác sợ hãi, khi ở trong bóng tối, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng thể chất như đổ mồ hôi, choáng ngợp, cơ thể nóng hoặc lạnh bất thường, khó chịu ở bụng, chóng mặt, choáng váng, khó thở,…
- Một số bệnh nhân cảm thấy mất kiểm soát, hoảng loạn, phát điên, cảm giác tê liệt và tách rời khỏi thực tại khi phải đối mặt với bóng đêm.
- Có các hành vi né tránh bóng tối như sợ ra ngoài vào ban đêm hoặc đến những nơi ít ánh sáng như rạp chiếu phim, hang động,…
- Luôn luôn bật đèn khi ngủ, không dám ngủ một mình
- Một số người thức vào ban đêm vì sợ hãi sẽ bị bóng tối bao trùm khi ngủ và chọn cách ngủ bù vào ban ngày
- Bệnh nhân ý thức được nỗi sợ thái quá và vô lý của bản thân nhưng không thể nào kiểm soát. Cảm giác bất lực có thể đi kèm với căng thẳng, âu lo, phiền muộn,…
Chứng sợ bóng tối ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Do nỗi sợ chi phối, bệnh nhân thường thức khuya, ngủ ít và ngủ không ngon giấc. Chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng nhiều đến thể chất, gây căng thẳng thần kinh, giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng nhiều đến việc học, nghề nghiệp,…
Ở trẻ nhỏ, chứng Nyctophobia có thể đi kèm với rối loạn lo âu chia ly. Ngoài ra, người mắc hội chứng này cũng có thể mắc đồng thời với chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, rối loạn lo âu lan tỏa, stress,…
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bóng tối
Khi còn nhỏ, chúng ta thường sợ hãi nhiều thứ xung quanh bao gồm cả bóng tối. Tuy nhiên, nỗi sợ về bóng tối sẽ giảm dần theo thời gian khi nhận thức được phát triển toàn diện. Trẻ từ 12 – 15 tuổi trở lên đã không còn sợ bóng tối vì nhận thức được rằng, bóng tối là hiện tượng hoàn toàn bình thường do sự chuyển động của trái đất và không có bất cứ sự đe dọa nào như ma quỷ hay quái vật,…
Hội chứng sợ bóng tối là nỗi sợ vô lý, thái quá về bóng đêm. Hiện tại, đã có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định cơ chế bệnh sinh và căn nguyên nhưng vẫn chưa có kết luận nào chính thức.
Các chuyên gia cho rằng, chứng Nyctophobia có liên quan đến những yếu tố sau:
- Do quá trình tiến hóa: Theo lý thuyết tiến hóa, nỗi sợ quá mức về bóng tối có thể là kết quả của quá trình tiến hóa. Bóng tối thường tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ như bị thú dữ tấn công, dễ gặp tai nạn,… Theo thời gian, con người trở nên nhạy cảm hơn với bóng tối và gen có thể biến đổi để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống.
- Trải nghiệm trong quá khứ: Tương tự như các chứng ám ảnh khác, chứng sợ bóng tối thường bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Chẳng hạn như bị bỏ lại trong bóng tối, đi lạc bố mẹ vào ban đêm, gặp tai nạn vào ban đêm,… Những trải nghiệm này là điều kiện để hình thành nỗi sợ và sự ám ảnh về bóng tối.
- Do những câu chuyện kỳ bí, tâm linh: Những câu chuyện tâm linh, kỳ bí về ma quỷ có thể góp phần gây ra chứng sợ bóng tối. Ngoài ra, xem các bộ phim có hình ảnh kinh dị và hiện tượng siêu nhiên xuất hiện vào ban đêm cũng tiêm nhiễm nỗi sợ bóng đêm vào tâm trí.
- Tiền sử gia đình mắc chứng Nyctophobia: Các chuyên gia cho rằng, nỗi sợ quá mức về bóng tối có thể do bố mẹ mắc chứng Nyctophobia. Khi nhìn thấy phản ứng của bố mẹ, trẻ cũng sẽ hình thành phản ứng tương tự và nhiều khả năng sẽ phát triển hội chứng sợ bóng tối.
- Gia đình chăm sóc, bảo bọc quá mức: Gia đình chăm sóc, bảo bọc quá mức khiến trẻ lớn lên thiếu kinh nghiệm sống. Do đó, trẻ có xu hướng sợ hãi quá mức về nhiều thứ như độ cao, sợ rừng rậm, sợ động vật và sợ bóng tối.
Ảnh hưởng của hội chứng sợ bóng tối Nyctophobia
Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Vào ban đêm, những người mắc chứng bệnh này thường rất khó ngủ, mất ngủ do bị nỗi sợ chi phối và luôn có cảm giác bất an, thấp thỏm lo âu. Về lâu dài, bệnh nhân phải đối mặt với các rối loạn giấc ngủ, căng thẳng và suy nhược thần kinh.
Chứng sợ bóng tối không được điều trị sẽ làm giảm hiệu quả học tập, làm việc, ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung. Các vấn đề về giấc ngủ cũng dẫn đến nhiều bệnh lý như cao huyết áp, suy nhược cơ thể, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu,… Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, chứng bệnh này khiến cho trẻ chậm phát triển thể chất và sức khỏe tinh thần kém.
Nỗi sợ hãi và ám ảnh về bóng tối không được kiểm soát có thể tạo điều kiện phát triển các rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ,… Ngoài ra, hành vi né tránh ra ngoài vào ban đêm và đến những nơi ít ánh sáng cũng giới hạn việc trải nghiệm cuộc sống. Bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi học tập, tìm kiếm việc làm. Một số người có xu hướng cách ly xã hội, cô lập, ít giao tiếp và hạn chế về các mối quan hệ xã hội.
Chẩn đoán chứng sợ bóng đêm
Nỗi sợ thông thường hiếm khi ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong khi đó, chứng Nyctophobia khiến bệnh nhân gặp phải nhiều vấn đề như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc và đôi khi gặp phải hiện tượng bóng đè.
Hội chứng sợ bóng đêm chưa được công nhận là bệnh tâm lý. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể chẩn đoán Nyctophobia thông qua tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Các chứng ám ảnh thường có chung biểu hiện lâm sàng và điểm khác biệt duy nhất là nguồn gốc gây ra nỗi sợ.
Hội chứng Nyctophobia thường được chẩn đoán khi người bệnh đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Có nỗi sợ vô lý, quá mức về bóng đêm và tình trạng phải kéo dài ít nhất 6 tháng
- Có các hành vi né tránh như không đến rạp chiếu phim, hang động và những nơi ít ánh sáng. Luôn mở đèn khi ngủ, sợ ngủ một mình và thậm chí thức hoàn toàn vào ban đêm
- Gặp phải nhiều vấn đề về giấc ngủ do cảm giác sợ hãi, lo lắng và bất an
- Nỗi sợ và ám ảnh về bóng tối gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống như luôn buồn ngủ vào ban ngày, giảm hiệu suất lao động, học tập, cơ thể suy nhược, căng thẳng,…
Các phương pháp điều trị hội chứng sợ bóng tối
Dù chưa được công nhận là rối loạn tâm lý chính thức nhưng điều trị hội chứng sợ bóng tối là cần thiết. Nếu để lâu dài, cơ thể có thể bị suy nhược, sụt cân, tinh thần căng thẳng và giảm khả năng tập trung. Chứng Nyctophobia còn gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý và tâm thần khác.
Hội chứng sợ bóng tối sẽ được điều trị nếu bệnh nhân sợ hãi tột độ, hoảng loạn kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Hiện tại, hội chứng này thường được điều trị bằng những phương pháp sau:
1. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý là phương pháp chính trong điều trị hội chứng sợ bóng tối. Bởi nguồn gốc của nỗi sợ thường bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ như bị bắt cóc vào ban đêm, bị bỏ rơi hoặc đi lạc trong bóng tối,… Các chuyên gia sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định được nguyên nhân gây ra nỗi sợ quá mức về bóng đêm.
Các phương pháp tâm lý trị liệu được cân nhắc trong điều trị hội chứng sợ bóng tối:
- Liệu pháp phơi nhiễm: Liệu pháp phơi nhiễm thường được áp dụng cho những người bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi bao gồm cả chứng sợ bóng tối. Liệu pháp này giúp người bệnh học cách đối phó với nỗi sợ và học các kỹ năng giải tỏa căng thẳng. Chuyên gia sẽ cho người bệnh tiếp xúc với bóng đêm với mức độ tăng dần, từ đó giúp bệnh nhân thích nghi với bóng tối mà không còn sợ hãi hay hoảng loạn.
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): CBT là một trong những phương pháp tâm lý trị liệu được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong liệu pháp này, chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ tiêu cực về bóng tối và hiểu được rằng bóng tối không phải lúc nào cũng tiềm ẩn những mối nguy. Liệu pháp nhận thức hành vi kém hiệu quả khi áp dụng đơn độc nên thường được thực hiện song song với liệu pháp phơi nhiễm.
- Thôi miên: Thôi miên ít khi được chỉ định cho các hội chứng ám ảnh sợ. Tuy nhiên, hội chứng sợ bóng tối thường đi kèm với chứng mất ngủ và đau đầu mãn tính. Vì vậy, thuật thôi miên sẽ được thực hiện để cải thiện giấc ngủ và giảm các triệu chứng đau có liên quan.
- Các kỹ thuật tự lực (Self-Help Techniques): Các kỹ thuật tự lực cũng được xem xét trong quá trình điều trị hội chứng sợ bóng tối. Trong kỹ thuật này, người bệnh sẽ phải đối diện với nỗi sợ, sau đó viết lại những suy nghĩ xuất hiện trong thời điểm đó. Sau đó, bệnh nhân phải giải thích những suy nghĩ này và thay đổi suy nghĩ bằng tư duy tích cực. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn ngồi thiền và các kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng do chứng sợ bóng tối gây ra.
- Các phương pháp khác: Ngoài những liệu pháp trên, hội chứng sợ bóng tối có thể được điều trị bằng lập trình ngôn ngữ tư duy, liệu pháp tập luyện thư giãn,…
2. Sử dụng thuốc
Thuốc chống trầm cảm sẽ được cân nhắc sử dụng để giảm lo lắng, buồn phiền và căng thẳng do hội chứng sợ bóng tối gây ra. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp cải thiện các triệu chứng, hoàn toàn không thể loại bỏ nỗi sợ và sự ám ảnh về bóng tối.
Các loại thuốc hướng thần nói chung và thuốc chống trầm cảm nói riêng đều tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định, đồng thời cần tuân thủ về liều lượng và tần suất được chỉ dẫn. Thuốc cũng có thể được sử dụng để nâng đỡ tinh thần trong quá trình trị liệu tâm lý.
3. Các biện pháp tự chăm sóc
Điều trị hội chứng sợ bóng tối mất khá nhiều thời gian. Để hỗ trợ các phương pháp y tế, bệnh nhân nên tự chăm sóc bằng một số biện pháp sau:
- Nỗi sợ quá mức, vô lý về bóng đêm sẽ gây ra tình trạng khó ngủ và mất ngủ. Vì vậy, có thể sử dụng trà thảo mộc có tác dụng an thần, tắm nước ấm, massage và áp dụng liệu pháp mùi hương vào buổi tối để ngủ ngon giấc hơn.
- Các chứng ám ảnh sợ luôn gây ra căng thẳng. Để tránh suy nhược thần kinh và cải thiện sức khỏe tinh thần, nên trang bị các kỹ thuật giảm stress như hít thở sâu, ngồi thiền, yoga, massage, tập thể dục,…
- Giảm các ảnh hưởng của hội chứng sợ bóng tối bằng cách sinh hoạt điều độ, xây dựng chế độ ăn cân bằng, tập thể dục thường xuyên, hạn chế làm việc quá sức,… Một thể trạng khỏe mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt sự sợ hãi và hạn chế các vấn đề sức khỏe thể chất liên quan đến chứng Nyctophobia.
- Xem xét tham gia các hội nhóm những người bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi để được chia sẻ, thấu hiểu và có thêm kinh nghiệm điều trị.
- Trao đổi với mọi người về tình trạng sức khỏe của bản thân để được đồng cảm và hỗ trợ.
Hội chứng sợ bóng tối (Nyctophobia) có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân mắc chứng bệnh này, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhân viên y tế. Điều trị sớm mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống rõ rệt.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội chứng sợ yêu: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
- Hội chứng sợ bị người khác nhìn mình: Biểu hiệu và cách vượt qua
- Hội Chứng Sợ Không Gian Hẹp: Biểu Hiện Và Cách Khắc Phục
Từ khóa » Sợ Bóng Tối Như Thế Nào
-
Hội Chứng Sợ Bóng Tối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hội Chứng Sợ Bóng Tối: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Chứng Sợ Bóng Tối - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hội Chứng Sợ Bóng Tối: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Khắc Phục
-
Sợ Bóng Tối: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Giải Thoát
-
Sợ Bóng Tối: Nguyên Nhân Là Gì Và Cách Khắc Phục Khi Trưởng Thành
-
Làm Thế Nào để Vượt Qua Nỗi Sợ Bóng Tối - Sainte Anastasie
-
Vì Sao Chúng Ta Thường Sợ Bóng Tối? | Báo Dân Trí
-
Vì Sao Con Người Sợ Bóng Tối?
-
Mẹo Giúp Trẻ Vượt Qua Nỗi Sợ Bóng Tối Hoặc 'quái Vật' - VnExpress
-
Giải Mã Nỗi Sợ Bóng Tối - Báo Thanh Niên
-
Giải Mã Nỗi Sợ: Hộ Chứng Sợ Bóng Tối Gây ám ảnh - YAN
-
VÌ SAO CON NGƯỜI SỢ BÓNG TỐI? Bạn... - Tâm Lý Học Ứng Dụng
-
Nguyên Nhân Trẻ Sợ Bóng Tối Và Giải Pháp - Vieclam123