Hội Chứng Suy Hô Hấp Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và ...

Suy hô hấp cấp là tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng của người mắc. Trung bình mỗi năm tại Hoa Kỳ, suy hô hấp cấp là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 40% trong 200 ngàn bệnh nhân. Tiêm ngay các loại vắc xin Hô hấp là cách đơn giản, hiệu quả nhất để ngăn chặn nguy cơ tiến triển suy hô hấp.

Hội chứng suy hô hấp cấp là gì?

Hội chứng suy hô hấp cấp là hội chứng lâm sàng với biểu hiện nặng và khởi phát nhanh. Tình trạng này xảy ra khi quá trình trao đổi O2 và CO2 trong phổi bị gián đoạn, dẫn đến sự thiếu hụt O2 lên tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Hậu quả là, người bị suy hô hấp cấp khó thở, xanh tím, vã mồ hôi. Nếu không được cứu chữa kịp thời, suy hô hấp cấp có thể dẫn đến tử vong.

điều trị hội chứng suy hô hấp cấp
Viêm phổi là hội chứng lâm sàng với biểu hiện nặng và khởi phát nhanh

Tỷ lệ mắc mới suy hô hấp cấp hàng năm tại Hoa Kỳ là hơn 140.000 trường hợp, tỷ lệ tử vong do suy hô hấp cấp hàng năm là khoảng 40% trong 200 ngàn trường hợp nặng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tử vong do suy hô hấp cấp đã được cải thiện đáng kể nhờ vào những tiến bộ trong công tác chăm sóc bệnh nhân nặng.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh

Triệu chứng ban đầu khi mắc hội chứng suy hô hấp cấp là khó thở hoặc thở nhanh. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển trầm trọng và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có những triệu chứng suy hô hấp cấp khác nhau:

Nguyên nhân gây bệnh do thiếu O2, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Khó thở hoặc thở nhanh;
  • Mệt mỏi, cản trở các hoạt động thường ngày của người bệnh;
  • Luôn trong trạng thái buồn ngủ;
  • Người bệnh xanh xao, nhợt nhạt.
triệu chứng ban đầu của suy hô hấp cấp
Khó thở, mệt mỏi là triệu chứng ban đầu thường gặp của suy hô hấp

Nguyên nhân gây bệnh do nồng độ CO2 trong máu tăng cao, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Nhịp tim nhanh, thở nhanh;
  • Đau đầu, lú lẫn;
  • Giảm sút thị lực.
  • Bất tỉnh

Trong một số trường hợp suy hô hấp cấp, người bệnh có thể gặp những triệu chứng do thiếu O2 và CO2 trong cùng một thời điểm.

Phân loại hội chứng suy hô hấp cấp

Suy hô hấp cấp được phân ra làm 4 loại:

Loại 1

Là tình trạng suy hô hấp thiếu Oxy, xảy ra do rối loạn trao đổi khí ở phổi. Người bị suy hô hấp cấp loại 1 có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sưng phù hoặc tổn thương phổi. Đặc điểm của tình trạng suy hô hấp cấp loại 1 là nồng độ Oxy trong máu thấp.

Loại 2

Phổi của người bị suy hô hấp cấp loại 2 không thải loại đủ CO2. Nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp cấp loại 2 có thể do dùng thuốc quá liều, hoặc tổn thương phổi do hút thuốc tiến triển thành phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Loại 3

Suy hô hấp cấp loại 3 thường gặp ở bệnh nhân có các đường dẫn khí nhỏ trong phổi bị đóng lại sau phẫu thuật, với số lượng lớn hơn bình thường. Ngoài ra, người bị chấn thương phổi hoặc phẫu thuật dạ dày cũng có nguy cơ mắc suy hô hấp loại 3.

Loại 4

Xảy ra khi mắc bệnh nghiêm trọng hoặc chấn thương mất nhiều máu. Suy hô hấp loại 4 là khi cơ thể không thể tự cung cấp đầy đủ O2 và duy trì huyết áp.

Nguyên nhân gây suy hô hấp cấp

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp có thể được chia làm: nguyên nhân tại phổi và nguyên nhân ngoài phổi.

Nguyên nhân tại phổi

– Những bệnh phổi nhiễm trùng

Suy hô hấp cấp chỉ xảy ra khi nhiễm trùng phổi lan rộng ra nhiều thùy, viêm phổi nặng với nguyên nhân thường gặp nhất, viêm phổi do vi khuẩn (ví dụ như: phế cầu, liên cầu,Influenzae…) hoặc viêm phổi do virus (ví dụ: cúm A H5N1, H1N1, H7N9, SARS…), lao kê, virus ác tính.

– Phù phổi cấp

  • Phù phổi cấp do tim: suy tim trái do tăng huyết áp liên tục, nhồi máu cơ tim, hẹp hoặc hở van động mạch chủ, bệnh cơ tim, hở/ hẹp van 2 lá, tắc nghẽn động mạch phổi;
  • Phù phổi cấp trên tim lành: do truyền dịch quá nhiều làm tăng áp lực mao mạch; chấn thương sọ não, viêm não, u hay phẫu thuật tổn thương thân não;
  • Phù phổi tổn thương: do cúm ác tính thường gặp nhất ở người già, phụ nữ mang thai mắc bệnh tim trái, hẹp van 2 lá; trẻ em bị nhiễm virus nặng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, phù phổi tổn thương có thể gặp do nhiễm độc, sốc nhiễm trùng, tắc mạch do mỡ, đuối nước, hội chứng Mendelson (hít phải dịch vị do ợ).

– Hen phế quản nặng

Hen phế quản nặng là bệnh thường gặp do cơ địa, hoặc do không được điều trị kịp thời, đúng cách khiến bệnh trở nặng.

– Tắc nghẽn phế quản cấp

Tắc nghẽn phế quản cấp là căn bệnh hiếm gặp do dị vật, do u, xẹp phổi cấp hoặc có thể do đặt nội khí quản.

– Sự mất bù cấp của suy hô hấp mạn

Nhiễm trùng phế quản-phổi, tắc nghẽn động mạch phổi, tràn khí màng phổi là những yếu tố thuận lợi.

Nguyên nhân ngoài phổi

– Tắc nghẽn thanh – khí quản

Tắc nghẽn thanh – khí quản thường do u thanh quản, thực quản, bướu giáp chìm, viêm thanh quản, hoặc do dị vật.

– Tràn dịch màng phổi

Thông thường, tràn dịch màng phổi ít khi dẫn đến suy hô hấp cấp nếu chỉ tràn ít dịch. Tràn dịch màng phổi chỉ gây suy hô hấp khi tràn dịch cấp, lượng dịch tăng nhanh.

– Tràn khí màng phổi thể tự do

Thường do lao phổi, vỡ áp xe phổi đi kèm tràn mủ màng phổi, hoặc do tự phát không rõ nguyên nhân.

– Chấn thương lồng ngực

Chấn thương ở vị trí lồng ngực, gây gãy xương sườn làm tổn thương màng phổi và phổi.

– Tổn thương cơ hô hấp

Do viêm sừng trước tủy sống, uốn ván, rắn cắn, ngộ độc thuốc trừ sâu, viêm đa cơ, hoặc do bệnh nhược cơ nặng.

– Tổn thương thần kinh trung ương

Do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, ngộ độc thuốc hoặc do những nguyên nhân gây tổn thương trung tâm hô hấp.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy hô hấp cấp

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy hô hấp cấp như:

  • Trẻ sinh non: phổi chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sinh non có nguy cơ suy phổi, tăng áp phổi và các dị tật bẩm sinh khác ở phổi;
  • Người lớn trên 65 tuổi: sức đề kháng suy yếu dễ bị cảm lạnh dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương ở ngực và phổi;
  • Người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất độc hại;
  • Người nghiện thuốc lá, nghiện bia rượu;
  • Người có tiền sử chấn thương đường hô hấp.

Các giai đoạn phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp

Hội chứng suy hô hấp cấp phát triển qua 4 giai đoạn, theo như thông tin bảng sau:

 Triệu chứng  Giai đoạn 1  Giai đoạn 2  Giai đoạn 3  Giai đoạn 4
 Khó thở  Khó thở khi gắng sức, lồng ngực di động được khi người bệnh nằm  Khó thở liên tục, lồng ngực di động khó khăn  Khó thở liên tục, cơ hô hấp còn hoạt động mạnh nhưng lồng ngực không di động  Khó thở liên tục, rối loạn hô hấp, các cơ hô hấp hoạt động yếu
 Tần số thở lần/phút  25-30 khi gắng sức  25-30  30-40  >40 <10
 Tím  Khi gắng sức  Môi, đầu chi  Mặt, mô, đầu chi Toàn thân
 Mạch lần/ phút  90 – 100  100 – 110  110 – 120   >120
 Huyết áp Bình thường  Bình thường  Cao Cao hay hạ
 Rối loạn ý thức  Không  Không  Vật vã  Lơ mơ, hôn mê

Tiến triển và biến chứng của hội chứng suy hô hấp cấp

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cấp được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể lui hoàn toàn. Ngược lại, bệnh có thể tiến triển nặng dần khiến bệnh nhân hôn mê và tử vong. Trong quá trình bệnh suy hô hấp cấp tiến triển có thể gây bội nhiễm phổi hay bội nhiễm ở đường tiểu, thường gặp ở những bệnh nhân đặt nội khí quản hoặc thông tiểu.

Phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm

Để chẩn đoán suy hô hấp cấp, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi thăm tình trạng bệnh sử của bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh lý về hô hấp. Dựa vào những triệu chứng bất thường ban đầu để cảnh báo nguy cơ hô hấp có thể xảy ra.

Các bước thăm khám, chẩn đoán sơ bộ bệnh suy hô hấp cấp:

  • Kiểm tra màu sắc da, môi, đầu chi của người bệnh;
  • Kiểm tra nhịp tim;
  • Nghe phổi và kiểm tra bất thường khi thở, kiểm tra ngực di động khi thở;
  • Đo huyết áp, đo nhiệt độ cơ thể.

Sau các bước thăm khám sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác nhất:

  • Xét nghiệm máu: phát hiện nguyên nhân gây suy giảm chức năng phổi và hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể;
  • Xét nghiệm nước tiểu, đờm xem có nhiễm vi khuẩn hay không;
  • Nội soi phế quản để phát hiện khối u và những nguyên nhân khác có thể gây suy phổi;
  • Chụp X – quang ngực;
  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để phát hiện thương tổn, viêm nhiễm;
  • Điện tâm đồ;
  • Siêu âm phổi;
  • Sinh thiết phổi;
  • Xét nghiệm khí máu động mạch: lấy máu từ động mạch để kiểm tra định lượng O2, CO2, pH,… để xác định các vấn đề hô hấp.

Phương pháp điều trị hội chứng suy hô hấp cấp

Phương pháp điều trị suy hô hấp cấp thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, đối với trường hợp suy hô hấp cấp do vẹo cột sống, các bác sĩ điều trị có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật cột sống để cải thiện chức năng phổi.

Thông thường, bệnh nhân suy hô hấp cấp thường được chỉ định chèn ống dẫn khí qua khí quản để tăng cường lượng O2 và áp lực, hỗ trợ phổi hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, một số phương pháp khác hỗ trợ điều trị suy hô hấp như:

  • Điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh, giảm sự tích tụ dịch trong phổi và cơ thể bằng thuốc lợi tiểu;
  • Hỗ trợ hô hấp đối với những bệnh nhân bị giảm thông khí;
  • Hỗ trợ long đờm bằng các phương pháp như vỗ, rung vùng ngực, ho;
  • Áp dụng phương pháp ECMO hay còn gọi là oxy hóa màng ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống của bệnh nhân suy hô hấp nặng.

Thuốc an thần có thể hỗ trợ cho việc thở bằng máy thở dễ dàng hơn. Bởi vì suy hô hấp cấp tính là một tình trạng nghiêm trọng, vì vậy tiến triển bệnh có thể trở nặng và các phương pháp điều trị có thể mất thời gian.

Phòng ngừa hội chứng suy hô hấp cấp như thế nào?

Tuy không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp cấp, nhưng để phòng ngừa viêm phổi và một số căn bệnh liên quan đến đường thở khác, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau:

  • Bỏ hút thuốc lá không chỉ bảo vệ hệ hô hấp của bản thân mà còn cho gia đình và những người xung quanh;
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường chức năng phổi;
  • Thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, kiểm soát cân nặng, cân bằng cảm xúc;
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc các bệnh lý khác.
  • Tiêm vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn, vi khuẩn Hib và biến chứng viêm phổi do cúm – đây là những nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng suy hô hấp.

Hiện nay, VNVC đang có đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm phổi, cúm mùa, bạch hầu – ho gà – uốn ván có thể giúp phòng ngừa biến chứng suy hô hấp cho trẻ em và người lớn như sau:

  • 2 loại vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn: Synflorix (Bỉ) và Prevenar 13 (Bỉ)
  • 2 loại vắc xin phòng viêm phổi do não mô cầu: VA-Mengoc-BC (Cu Ba), Menactra (Mỹ).

  • 5 loại vắc xin phòng viêm phổi do Hib: Infanrix Hexa (Bỉ), Hexaxim (Pháp), Pentaxim (Pháp), Tetraxim (Pháp), Quimi-Hib (Cu Ba).

  • 4 loại vắc xin ngừa viêm phổi do virus cúm: Influvac Tetra (Hà Lan), Vaxigrip Tetra (Pháp), GC Flu  Quadrivalent (Hàn Quốc), và Ivacflu-S (Việt Nam).
  • 2 loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván: Boostrix (Bỉ) và Adacel (Canada).

(*) Tình trạng của những loại vắc xin có thể thay đổi theo từng thời điểm. Khách hàng có thể liên hệ Hotline 028 7102 6595 của VNVC để kiểm tra tình trạng vắc xin và đặt lịch tiêm.

Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC với hàng trăm Trung tâm VNVC trên toàn quốc hiện đang có đầy đủ các loại vắc xin nêu trên với số lượng luôn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Với chất lượng vượt trội, nguồn gốc vắc xin được đảm bảo nhờ vào việc nhập khẩu từ các hãng uy tín trong và ngoài nước, VNVC luôn là địa chỉ vàng tiêm chủng được nhiều người dân tin tưởng và lựa chọn. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng vắc xin, VNVC còn có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với công việc, chắc chắn sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng nhất. Để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, biến việc đi tiêm trở nên thoải mái hơn bao giờ hết, VNVC còn cung cấp nhiều tiện ích miễn phí khác kèm theo như: phòng thay bỉm/ tã, phòng cho bé bú, khám sàng lọc miễn phí trước tiêm, wifi, nước sạch, sạc điện thoại, khu vui chơi màu sắc vui nhộn cho bé yêu.

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin, bạn có thể đăng ký tại đây hoặc gọi vào hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.

Suy hô hấp cấp là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, người dân cần hết sức lưu ý những triệu chứng ban đầu của bệnh và cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Song song đó, cần giữ thói quen sống lành mạnh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin hô hấp để hạn chế tối đa nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp.

Từ khóa » Suy Hô Hấp Viêm Phổi Nặng