Hội Chứng Tăng áp Lực Tĩnh Mạch Cửa - Bệnh Viện Thu Cúc

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao trong các bệnh gan.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
  • 2. Chẩn đoán hình ảnh
  • 3. Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa

1. Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Lách to: tăng áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến triệu chứng lách to kích thước ở mỗi bệnh nhân khác nhau tuy nhiên hầu hết người bệnh đều khó phát hiện nếu không thăm khám.

Lách to là dấu hiệu cảnh báo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Lách to là dấu hiệu cảnh báo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Xuất huyết tiêu hoá: Nôn ra máu, ỉa máu do vỡ tĩnh mạch thực quản, dạ dày. Xuất huyết tiêu hoá thường xuất hiện muộn và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong trong hội chứng này. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa nếu đã dẫn đến xuất huyết tiêu hoá một lần thì thế nào cũng sẽ tái phát, nếu không được điều trị.

Cổ trướng: thường xuất hiện thường xuất hiện ở giai đoạn muộn.

Tuần hoàn bàng hệ: Là hậu quả của sự cản trở tuần hoàn qua tĩnh mạch cửa, cản trở càng nhiều thì tuần hoàn bàng hệ càng nhiều. Các triệu chứng trên vào giai đoạn cuối cùng của bệnh thường xuất hiện đầy đủ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp xuất hiện không đầy đủ, càng sớm càng không đầy đủ.

2. Chẩn đoán hình ảnh

Chụp ổ bụng không chuẩn bị: cho thấy rối loạn về cấu trúc hay mật độ của gan, tĩnh mạch cửa bị giãn và có cổ trướng.

Siêu âm: xác định xem có cản trở ở phần thấp của ống mật chủ. Doppler cho phép đo lưu lượng máu và xác định giãn tĩnh mạch thực quản.

Thăm khám để được chẩn đoán phát hiện kịp thời hiệu quả

Thăm khám để được chẩn đoán phát hiện kịp thời hiệu quả

Chụp cắt lớp: cho các hình ảnh điển hình trong trường hợp nhiễm mỡ và nhiễm sắc tố sắt. Cho biết kích thước ung thư tụy và theo dõi tiến triển của viêm tụy cấp.

Chụp thân động mạch tạng ở thì tĩnh mạch: cho biết về giải phẫu hệ cửa.

3. Điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Điều trị nguyên nhân: do tăng áp lực tĩnh mạch cửa không có triệu chứng trong một thời gian dài và các triệu chứng lâm sàng chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn nên điều trị nguyên nhân ít khi có kết quả.

Điều trị triệu chứng như: phù, cổ trướng, chảy máu tĩnh mạch thực quản:

Phẫu thuật nối thông mạch máu: có nhiều cách mổ (nối thông cửa- chủ, nối tận-bên hoặc lách-thận) làm giảm nguy cơ vỡ phình tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch dạ dày. Tuy nhiên, thời gian sống sót cũng không tăng vì phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng nhu mô gan.

Vấn đề phẫu thuật tăng áp lực tĩnh mạch cửa cho đến nay vẫn còn nan giải, chưa có một phương pháp nào chiếm ưu thế. Do đó chỉ định phẫu thuật và chọn loại phẫu thuật nào là quan trọng. Theo ý chúng tôi không nên chỉ định phẫu thuật quá sớm. Khi chưa có biến chứng hoặc doạ biến chứng, nhưng cũng không nên quá muộn. Nên chọn phẫu thuật nào đơn giản, dễ tiến hành. Phẫu thuật dự phòng là rất hạn chế.

Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Cửa Là Gì